DIỄN VĂN CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI RETROUVAILLE : KHỦNG HOẢNG LÀ MỘT PHẦN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
« Khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế, hôm 6/11/2021 trong diễn văn cho các thành viên của Hiệp hội « Retrouvaille » (« Nối lại tương quan »), một phong trào ở Ý nhằm nâng đỡ tinh thần cho các đôi bạn đang gặp khó khăn.
Quả thế, Hiệp hội này gồm « những đôi bạn bị tổn thương đã trải qua cuộc khủng hoảng và được chữa lành » và giờ đây họ dấn thân để giúp đỡ các đôi bạn khác đang gặp khủng hoảng để cuộc khủng hoảng không biến thành « xung đột ».
Để được như thế, Đức Thánh Cha mời gọi nhìn vào Chúa Giêsu cùng với hai môn đệ trên đường về Emmaus, quan tâm đến việc « đồng hành », vốn « là một trong những lời quan trọng nhất của tiến trình Thượng hội đồng về gia đình năm 2014-2015 ». « Đồng hành, đó là « mất thời gian » để ở lại càng gần các hoàn cảnh khủng hoảng càng tốt. Và điều đó thường đòi hỏi thời gian, điều đó đòi hỏi kiên nhẫn, tôn trọng, ứng trực ».
Dưới đây là diễn văn của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, chào mừng anh chị em đến đây !
Tôi cảm ơn Đức cha Dal Cin và các vợ chồng về những lời chào mừng và giới thiệu. Tôi vui mừng vì trong « Năm Gia đình Amoris Laetitia » này, cũng có cuộc gặp gỡ này, dành cho các đôi vợ chồng đang trải qua một cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng nghiêm túc trong đời sống lứa đôi của họ. Điều này rất quan trọng, chúng ta không phải sợ khủng hoảng. Khủng hoảng giúp chúng ta lớn lên, và điều mà chúng ta phải canh chừng, đó là đừng rơi vào xung đột, vì khi bạn rơi vào xung đột, bạn khép kín tâm hồn mình và không có giải pháp cho xung đột hay rất khó khăn. Trái lại, cuộc khủng hoàng làm cho bạn « nhảy múa » đôi chút, đôi khi nó làm cho bạn cảm thấy những điều khó chịu, nhưng chúng ta có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng, với điều kiện thoát ra khỏi đó tốt hơn. Chúng ta không thể thoát ra khỏi đó mà vẫn y nguyên như thế : hoặc chúng ta ra khỏi đó tốt hơn, hoặc chung ta ra khỏi đó tệ hơn. Điều đó là quan trọng. Và chúng ta có thể khó khăn thoát khỏi cuộc khủng hoảng một mình, chúng ta tất cả phải luôn thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Tôi thích điều đó. Đừng sợ khủng hoảng, hãy sợ xung đột !
Từ đầu tiên mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em chính là khủng hoảng. Chúng ta đã dừng lại rất thường xuyên để suy nghĩ về lời này trong giai đoạn đại dịch này (x. Diễn văn cho Giáo triều, 21/12/2020). Và tôi thấy mình nơi kinh nghiệm của anh chị em, mà mời gọi xem cuộc khủng hoảng như là một cơ hội, vâng, một cơ hội đau đớn nhưng là một cơ hội, trong trường hợp này là một cơ hội tạo ra bước nhảy vọt chất lượng trong mối tương quan. Trong Tông huấn Amoris laetitia, một phần được dành cho những cuộc khủng hoảng gia đình (x. 232-238). Và ở đây, tôi muốn thêm vào một từ khác ngay : các vết thương. Bởi vì các cuộc khủng hoảng của con người tạo ra những vết thương. Chúng tạo ra những vết thương trong tâm hồn và trong thân xác. « Những vết thương » là một từ khóa đối với anh chị em, nó là một phần của từ vựng thường ngày của Hiệp hội Retrouvaille. Đó là một phần của lịch sử của anh chị em : quả thế, anh chị em là những đôi bạn bị tổn thương đã trải qua cuộc khủng hoảng và được chữa lành ; và chính vì lý do này mà anh chị em có thể giúp đỡ các đôi bạn bị tổn thương khác. Anh chị em vẫn chưa rời khỏi, anh chị em vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng – « chuyện này không xong … tôi về nhà mẹ tôi » – ; anh chị em đã đón nhận cuộc khủng hoảng và đã tìm kiếm giải pháp.
Đó là quà tặng của anh chị em, kinh nghiệm mà anh chị em đã sống và đang phục vụ người khác. Tôi cảm ơn anh chị em nhiều về điều đó. Đó là một món quà quý giá trên bình diện cá nhân cũng như Giáo hội. Ngày nay, chúng ta rất cần đến những người, những đôi vợ chồng biết làm chứng rằng cuộc khủng hoảng không phải là một lời nguyền rủa, rằng nó là một phần của cuộc hành trình, và là một cơ hội. Và chúng tôi cũng thế, các linh mục và giám mục, chúng tôi phải dấn thân trên con đường này, cho thấy rằng cuộc khủng hoảng là một cơ hội. Nếu không, chúng tôi sẽ là những linh mục hay những giám mục khép kín nơi chính mình, không thực sự đối thoại với người khác. Luôn có một cuộc khủng hoảng trong sự đối thoại thực sự. Nhưng để khả tín, cần phải sống nó. Điều đó không thể là một diễn văn lý thuyết, một « lời khích lệ ngoan đạo » ; điều này không khả tín. Trái lại, anh chị em mang một chứng tá sống động. Anh chị em đã gặp khủng hoảng, anh chị em đã bị tổn thương ; nhờ ơn Chúa và với sự trợ giúp của các anh chị em của mình, anh chị em đã được chữa lành ; và anh chị em đã quyết định chia sẻ kinh nghiệm mình, dùng nó để phục vụ người khác. Cảm ơn anh chị em về điều đó, vì đó là một cử chỉ làm cho những đôi bạn khác lớn lên và trưởng thành.
Tôi được đánh động – trong « hành trang » kinh nghiệm của anh chị em – bởi sự đặt cạnh nhau hai bản văn Thánh Kinh : người Samaritanô Nhân Hậu và Chúa Kitô phục sinh cho các môn đệ xem các vết thương của Ngài (Lc 10, 25-37 ; Ga 20, 19-29). Tôi cảm ơn anh chị em giúp tôi hiểu tốt hơn mối liên hệ giữa người Samaritanô Nhân Hậu và Chúa Kitô phục sinh ; hiểu rằng mối liên hệ này ngang qua các vết thương, các thương tích. Nơi người Samaritanô Nhân Hậu, chúng ta đã luôn nhận ra Chúa Giêsu, từ các tác phẩm của các Giáo Phụ. Kinh nghiệm của anh chị em giúp chúng tôi thấy rằng người Samaritanô này, đó là Chúa Kitô phục sinh, Đấng đã đã gìn giữ các thương tích này nơi thân xác vinh quang của Ngài và vì chính lý do này – như Thư gởi tín hữu Do Thái đã nói (x. 5, 2) – Ngài cảm thấy trắc ẩn đối với người bị thương bị bỏ rơi bên vệ đường, đối với các vết thương của tất cả chúng ta.
Sau cặp từ « khủng hoảng – vết thương », tôi muốn chia sẻ một từ khác, vốn là một « từ khóa » của mục vụ gia đình : đồng hành. Đó đã là một trong những lời quan trọng nhất của tiến trình Thượng hội đồng về gia đình năm 2014-2015, từ đó ra đời Tông huấn Amoris laetitia (x. 217 ; 223 ; 232-246). Đồng hành. Điều đó đương nhiên liên quan đến các mục tử, nó là một phần của thừa tác vụ của họ ; nhưng nó cũng bao hàm các đôi vợ chồng ở ngôi thứ nhất, với tư cách là những nhân vật chính của một cộng đoàn « đồng hành ». Kinh nghiệm của anh chị em mang lại một chứng tá cụ thể cho điều đó. Một kinh nghiệm nảy sinh « từ dưới », như thường xảy ra khi Chúa Thánh Thần khơi dậy những thực tại mới mẻ trong Giáo hội đáp ứng những nhu cầu mới. Nó cũng đã là như thế đối với Hiệp hội « Retrouvaille ». Đối diện với thục tại của rất nhiều đôi bạn đang gặp khó khăn hay đã bị chia rẽ, câu trả lời trước tiên là đồng hành.
Và ở đây, một hình ảnh Thánh Kinh khác giúp chúng ta : Chúa Giêsu phục sinh cùng với các môn đệ trên đường về Emmaüs. Chúa Giêsu không xuất hiện từ trên cao, từ trời, để nói với một giọng vang như sấm : « Hai anh, các anh đi đâu ? Hãy quay về ! » Không. Ngài đặt mình bước đi bên cạnh họ suốt chặng đường dài, mà không được nhận ra. Ngài lắng nghe cuộc khủng hoảng của họ. Ngài mời họ kể lại, phát biểu. Và rồi Ngài quở trách sự khờ dại của họ, làm cho họ ngạc nhiên bằng cách cho họ thấy một viễn cảnh khác, vốn đã tồn tại, đã được viết, nhưng họ đã không hiểu : họ đã không hiểu rằng Chúa Kitô phải chịu đau khổ và chết trên thập giá, rằng cuộc khủng hoảng này là một phần của lịch sử cứu độ…Điều này là quan trọng : khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng…như thể nó chìm đắm trong men rượu để không có gì lạ thường. Cuộc sống của con người là một cuộc sống khủng hoảng, một cuộc sống với tất cả các vấn đề nảy sinh mỗi ngày. Và rồi người này, chính là Chúa Giêsu, người Lữ hành này, dừng lại để ăn uống với họ, ở lại với họ : Ngài mất thời gian của mình cho họ. Để đồng hành, hãy mất thời gian và không liên tục nhìn vào đồng hồ của mình. Đồng hành, đó là « mất thời gian » để ở lại càng gần các hoàn cảnh khủng hoảng càng tốt. Và điều đó thường đòi hỏi thời gian, điều đó đòi hỏi kiên nhẫn, tôn trọng, sự ứng trực…Tất cả những điều đó là đồng hành. Và anh chị em biết rõ điều đó.
Các bạn thân mến, tôi cảm ơn các bạn về sự dấn thân của các bạn và tôi khuyến khích các bạn tiếp tục điều đó. Tôi phó thác nó cho sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria và thánh Giuse. Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em, gia đình của anh chị em và tôi cầu nguyện cho các đôi bạn mà anh chị em đang đồng hành. Và anh chị em cũng thế, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em !
————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Anita Bourdin, ZENIT ; hình ảnh: vatican.va)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ