DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC VỊ LÃNH ĐẠO LIÊN HIỆP QUỐC
Cấp bách huy động một nền đạo đức toàn cầu
Trong buổi tiếp kiến phái đoàn của tổ chức LHQ do ông Tổng thư ký Ban Ki-moon dẫn đầu , hôm thứ Sáu 9/5/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi Tổ chức Liên Hiệp Quốc cần có « một sự huy động đạo đức toàn cầu đích thực mà, bên kia những khác biệt của niềm tin (credo) hay chính kiến, mở rộng và vận dụng một lý tưởng huynh đệ và liên đới chung, đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và những người bị loại trừ ». Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Đức Thánh Cha :
Thưa Ông Tổng Thư Ký,
Quý Bà và Quý Ông,
Tôi hân hoan chúc mừng quý vị đến đây, Ông Tổng Thư Ký và quý Ông Bà khác, những vị lãnh đạo cấp cao của các cơ quan, các quỹ và các chương trình của Tổ chức LHQ và các tổ chức chuyên môn, nhóm họp tại Rôma nhân cuộc gặp gỡ định kỳ phối hợp chiến lược của « Hội đồng các lãnh đạo thư ký của các cơ quan LHQ làm việc phối hợp ».
Thật ý nghĩa cuộc gặp gỡ này diễn ra một vài ngày sau lễ phong thánh long trọng các vị tiền nhiệm của tôi là các thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II. Các ngài là nguồn gợi hứng cho chúng ta, qua nhiệt huyết của các ngài đối với sự phát triển toàn diện nhân vị và cho sự hiểu biết giữa các dân tộc, nổi bật qua nhiều chuyến viếng thăm của Đức Gioan-Phaolô II tại các Tổ chức ở Rôma và những chuyến tông du của ngài đến New York, Genève, Vienne, Nairobi và La Haye.
Thưa Ông Tổng Thư Ký, xin cám ơn về những lời thân ái mà Ông mở đầu nói với tôi. Cám ơn tất cả quý vị là những vị hữu trách chính yếu của hệ thống quốc tế, vì những nỗ lực lớn lao cho hòa bình thế giới, lòng tôn trọng phẩm giá con người, việc bảo vệ nhân vị, cách riêng những người nghèo khổ và yếu thế nhất, và cho sự phát triển kinh tế và xã hội hài hòa.
Những kết quả của các Mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ, cách riêng trong lãnh vực giáo dục và giảm trừ nghèo đói, biểu lộ một xác nhận tính hợp thức của công việc phối hợp của Hội đồng các lãnh đạo thư ký này. Tuy nhiên, đừng đánh mất đi tầm nhìn sự kiện là các dân tộc xứng đáng và hy vọng những hoa trái còn tốt hơn nữa. Đặc điểm của chức năng lãnh đạo là không bao giờ tự mãn về những kết quả đạt được, nhưng mỗi lần càng dấn thân hơn nữa, bởi vì những gì đã đạt được chỉ được củng nếu người ta tìm cách đạt tới những gì còn đang thiếu.
Trong khuôn khổ của tổ chức chính trị và kinh tế thế giới, những gì còn thiếu là đáng kể, vì một phần lớn nhân loại tiếp tục bị loại trừ khỏi những phúc lợi của sự tiến bộ và, do đó, bị xếp vào cương vị của những người hạng hai.
Các Mục tiêu phát triển bền vững tương lai do đó phải được trình bày cách quảng đại và can đảm, để cách hữu hiệu chúng đạt tới chỗ có một tác động đến các nguyên nhân cơ cấu của sự nghèo đói, đạt được những kết quả quan trọng cho việc bảo vệ môi trường, bảo đảm cho mọi người một công việc xứng hợp và mang lại sự bảo vệ thích đáng cho gia đình, yếu tố thiết yếu cho mọi sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Cách riêng, vấn đề hệ tại đối diện mọi hình thức bất công, bằng cách đối lập với « nền kinh tế loại trừ », « nền văn hóa vứt bỏ » và « nền văn hóa sự chết » vốn, bất hạnh thay, có thể trở thành một não trạng được chấp nhận cách thụ động.
Chính vì lý do này mà tôi muốn nhắc lại cho quý vị, những người đại diện cho các cấp cao nhất của sự hợp tác toàn cầu, một đoạn cách đây chừng 2000 năm, được kể trong Tin Mừng theo thánh Luca (1) : đó là cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người thu thuế giàu có Giakêu, khi lương tâm ông được cái nhìn của Chúa Giêsu đánh thức, đã quyết định dứt khoát chia sẻ và sống công bằng. Đó là tinh thần vốn phải là nguồn gốc và cùng đích của mọi hoạt động chính trị và kinh tế. Cái nhìn, thông thường không tiếng nói, về phần nhân loại bị loại trừ này, còn lại sau chúng ta, phải khuấy động lương tâm của những nhà hoạt động chính trị và kinh tế và dẫn họ đến chỗ có những chọn lựa quảng đại và can đảm, vốn có những kết quả tức thời, như quyết định này của Giakêu.
Tinh thần liên đới và chia sẻ này có dẫn dắt mọi tư tưởng và hành động của chúng ta không ? Cách riêng, ngày nay ý thức về phẩm giá của tất cả các anh chị em của chúng ta, mà sự sống của họ là thánh thiêng và bất khả xâm phạm từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, phải dẫn chúng ta đến chỗ chia sẻ cách hoàn toàn nhưng không những của cải mà Thiên Chúa Quan Phòng đã đặt trong tay chúng ta, dù đó là những của cải vật chất hay những công trình của trí tuệ và tinh thần, và khôi phục cách quảng đại và phong phú những gì chúng ta đã có thể khước từ người khác cách bất công.
Đoạn Tin Mừng giữa Chúa Giêsu-Kitô và Giakêu dạy cho chúng ta rằng việc cổ võ sự mở ra quảng đại, hữu hiệu và cụ thể cho những nhu cầu của người khác phải luôn ở trên các hệ thống và lý thuyết kinh tế và xã hội. Chúa Giêsu không đòi hỏi Giakêu thay đổi công việc, cũng không buộc tội hoạt động thương mại của ông ; Ngài chỉ dẫn ông đến chỗ đặt tất cả, cách tự do nhưng tức thời và không bàn cãi, cho việc phục vụ con người. Tất cả điều đó cho phép tôi khẳng định, theo chân các vị tiền nhiệm của tôi (2), rằng một sự phát triển kinh tế và xã hội công bằng chỉ có thể đạt được khi liên kết các khả năng khoa học và kỹ thuật và một sự dấn thân liên đới liên lỉ, bao hàm một sự nhưng không quảng đại và vô vị lợi ở mọi cấp bậc.
Do đó, hoạt động quốc tế, vốn nỗ lực đạt được một sự phát triển con người toàn diện cho mọi dân cư trên hành tinh, như việc Nhà Nước tái phân phối cách chính đáng các của cải kinh tế, và việc hợp tác cần thiết của hoạt động kinh tế tư nhân và xã hội dân sự sẽ đóng góp vào việc phát triển này.
Khi khuyến khích quý vị theo đuổi công việc phối hợp các hoạt động của các cơ quan quốc tế, vốn là một việc phục vụ cho hết mọi người, tôi mời gọi quý vị đồng thời cổ võ một sự huy động đạo đức toàn cầu đích thực mà, bên kia những khác biệt niềm tin (credo) hay chính kiến, mở rộng và vận dụng một lý tưởng huynh đệ và liên đới chung, cách riêng đối với những người nghèo khổ nhất và những người bị loại trừ.
Tôi cầu xin ơn trợ giúp của Chúa cho công việc của Hội đồng của quý vị và tôi cầu xin phúc lành đặc biệt của Thiên Chúa cho Ông, ngài Tổng Thư Ký, cho tất cả các vị chủ tịch, các giám đốc và các tổng thư ký đang nhóm họp ở đây và cho toàn ban nhân sự của LHQ và các cơ quan và tổ chức quốc tế khác, cũng như cho gia đình của họ.
Tý Linh chuyển ngữ
Theo ZENIT
Tags: bác ái-liên đới, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS