DIETRICH BONHOEFFER: ÂN SỦNG RẺ TIỀN VÀ ÂN SỦNG TRẢ GIÁ
Thần học gia Dietrich Bonhoeffer nổi tiếng vi dám đứng lên chống lại Hitler. Từ năm 1933, trong một cuộc hổi thảo công khai, ông đã khẳng định rằng không thể nào thuộc về một Giáo hội mà lại chấp nhận việc loại trừ người Do thái, và ông đã kêu gọi đối lập với Nhà nước đang bách hại họ. Vào tháng Giêng 1938, ông bị cấm lưu trú ở Berlin.
Vào năm 1940, Cục An Ninh Trung Ương của đế quốc Đức đã cấm ông phát biểu công khai. Ông đã lui về hoạt động kháng cự thầm lặng và rồi đã bị bắt vào năm 1943 và bị treo cổ vào ngày 09/04/1945, chỉ một vài ngày trước khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Lúc đó ông được 39 tuổi.
Là một mục sư Tin Lành, nhưng tư tưởng của ông rất gần với Công giáo, vì thế đôi khi ông bị cáo buộc là thân Công giáo. Ông sinh ở Breslau, lấy bằng tiến sĩ thần học lúc 23 tuổi, được phong mục sư năm 1931. Cuốn sách nổi tiếng ông viết vào năm 1937 có tựa đề « Cái giá của ân sủng », trong đó ông viết những trang thật đẹp về ân sủng như sau:
« Ân sủng rẻ tiền là kẻ thù chết người của Giáo hội chúng ta…Ân sủng rẻ tiền, đó là ân sủng được xem như là một thứ hàng hóa cần phải tống khứ, sự tha thứ hạ giá, sự an ủi hạ giá, bí tích hạ giá. Ân sủng mà dùng làm kho chứa bất tận cho Giáo Hội, nơi mà những đôi bàn tay khinh suất múc lấy để phân phát không do dự, cũng chẳng giới hạn ; ân sủng không định giá, ân sủng chẳng đáng giá gì. Vì người ta tự nhủ rằng, theo chính bản chất của ân sủng, hóa đơn được tính trước và được thanh toán dứt khoát rồi. Đối với đức tin kiểu hóa đơn được trả rồi này, người ta có thể có mọi thứ miễn phí. Những chi phí thì nhiều vô kể, do đó, những khả năng tiêu xài và lãng phí cũng nhiều vô kể ».
« Ân sủng rẻ tiền, đó là sự công chính hóa tội lỗi chứ không phải tội nhân. Vì ân sủng một mình nó làm tất cả, mọi thứ chỉ cần phải ở yên như trước. « Tất cả các việc làm của chúng ta đều vô ích ». Thế giới vẫn là thế giới và chúng ta vẫn là những tội nhân « cho dù với một cuộc sống tốt hơn ». Thế giới được công chính hóa nhờ ân sủng ; bởi thế người Kitô hữu cần phải sống như phần còn lại của thế giới ! Như thế, người Kitô hữu không cần phải vâng lời Chúa Giêsu, nó chỉ cần đặt hy vọng vào ân sủng ! »
« Ân sủng trả giá, đó là kho tàng ẩn giấu nơi cánh đồng : nhờ nó, người ấy đi bán tất cả những gì mình có cách vui vẻ ; đó là viên ngọc quý mà để có nó, người thương gia bỏ đi tất cả những của cải của mình ; đó là vương quốc của Chúa Kitô : vì nó, người ta sẵn sàng bỏ đi một mắt làm cớ vấp pham ; đó là tiếng gọi của Chúa Kitô : lắng nghe tiếng gọi đó, người môn đệ từ bỏ lưới cá và đi theo Ngài ».
« Ân sủng trả giá, đó là Tin Mừng mà cần phải luôn tìm kiếm thêm nữa ; đó là ân huệ cần phải cầu xin, đó là cánh cửa cần phải gõ ».
« Ân sủng trả giá bởi vì nó kêu gọi vâng phục ; nó là ân sủng bởi vì nó kêu gọi vâng theo Chúa Giêsu-Kitô ; nó trả giá bởi vì đối với con người, nó trả cả mạng sống của nó ; nó là ân sủng bởi vì ban tặng sự sống cho con người ; nó trả giá bởi vì nó lên án tội lỗi, nó là ân sủng bởi vì nó công chính hóa tội nhân. Ân sủng trả giá đắt trước tiên là bởi vì Thiên Chúa đã trả giá đắt cho nó, bởi vì Thiên Chúa đã trả giá đắt bằng chính mạng sống Con của Ngài – « Anh em đã được trả với giá rất cao » – bởi vì những gì trả giá đắt đối với Thiên Chúa không thể là rẻ tiền đối với chúng ta. Nó là ân sủng trước tiên là vì Thiên Chúa không nhận thấy rằng Con của Ngài quá đắt cho cuộc sống của chúng ta, nhưng là Ngài đã ban Con Ngài cho chúng ta. Ân sủng trả giá, đó là Thiên Chúa nhập thể ».
« Ân sủng trả giá, đó là ân sủng xét như nó là cung thánh của Thiên Chúa mà Ngài phải bảo vệ khỏi thế gian, mà người ta không có quyền ném cho chó ; như thế nó là ân sủng như là Lời sống động, Lời của Thiên Chúa mà chính Ngài đã tuyên bố là làm đẹp lòng Ngài. Lời này đạt tới chúng ta dưới hình thức một lời kêu gọi đầy lòng thương xót bước theo Chúa Giêsu trên con đường vâng phục, Lời này được ban cho tâm trí lo lắng và cho tâm hồn chán nản dưới hình thức một lời tha thứ. Ân sủng trả giá đắt bởi vì nó bó buộc con người phục tùng ách vâng phục Chúa Giêsu-Kitô, nhưng đó là một ân sủng mà Chúa Giêsu nói : « Ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta nhẹ nhàng » ».
——————-
Tý Linh
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?