ĐIỀU KỲ DIỆU: CÂY ĐÀN VĨ CẦM
Câu chuyện nói về cây đàn vĩ cầm cũ kỹ. Giống như chúng ta, nó cũng có được cơ may thứ hai. Hơn nữa, nó còn là hình ảnh câu chuyện của bạn, của tôi và của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta nữa. Cha hy vọng câu chuyện ấy sẽ gây một tác động nào đó trong tâm hồn của các bạn trẻ, giúp các bạn biết bày tỏ niềm tri ân và tấm lòng yêu mến của các bạn đối với Thiên Chúa.
Cây vĩ cầm bị nứt bể rồi được dán lại. Người bán đấu giá nghĩ rằng chẳng nên phí thì giờ chăm chút cho nó làm gì. Nhưng ông ta vẫn tươi cười cầm nó lên và rao bán:
Nào, thưa quí vị, ai sẽ bắt đầu trả giá đầu tiên đây? Một đồng, một đồng, rồi tới hai đồng, chỉ có hai đồng thôi sao? Ai sẽ trả nó ba đồng đây? À, một người trả ba đồng, rồi hai người trả ba đồng, không còn ai nữa sao?
Bỗng nhiên từ cuối phòng, một người đàn ông tóc đã điểm bạc bước lên cầm lấy cây đàn, ông rút chiếc khăn tay từ trong tuí ra và chậm rãi lau bụi cho chiếc đàn cũ kỹ, rồi siết lại những sợi dây đàn lỏng, rồi căng dây đàn cho đúng âm điệu của nó. Sau đó, ông xin phép được chơi thử một bản nhạc. Ông tấu lên một khúc nhạc thật êm dịu, khoan thai, và giờ đây tiếng nhạc của cây đàn vĩ cầm vang lên những dòng âm thanh thật réo rắt, du dương đưa hồn người nghe vào cõi mộng. Sau một hồi lâu, tiếng nhạc ấy dừng lại, người bán đấu giá nói:
Tôi sẽ ra giá bao nhiêu cho chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ này đây?
Đoạn ông vừa cầm cây đàn lên vừa nói:
Một ngàn đồng, và ai sẽ tăng lên 2000? Hai ngàn rồi! Có ai chịu tăng lên ba ngàn không? Một người chịu giá 3.000, hai người chịu giá 3.000$, và còn nữa!!!
Cây đàn vĩ cầm trước đó chỉ đáng giá có hai ba đồng bạc, nhưng cũng chẳng có ai đoái hoài thèm đụng đến nó.
Điều gì đã làm cho giá trị của nó thay đổi, đám đông tự hỏi?
Chính nhờ đôi tay của vị nhạc sư thiện nghệ đụng đến.
Bức hoạ của cây đàn vĩ cầm (violin)
Bởi lẽ đó, rất may mắn trong dịp lễ thụ phong linh mục của cha, cách đây 27 năm về trước (vào ngày 16 tháng 7 năm 1994), cha đã mua được bức tranh này tại thành phố Melbourne, sau đó cha đã cho lộng khung và treo trên tường. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, cha luôn mang theo bức tranh này bên cha, mỗi khi cha di chuyển chỗ ở. Nó trở nên như một báu vật đối với cha, vì nó nhắc nhở cho cha câu chuyện trên.
Cha cảm thấy đời mình chẳng khác nào như cây đàn vĩ cầm bị nứt bể, chẳng mấy ai đoái hoài nhìn đến, nó vô dụng và vô giá trị, nhưng Chúa đã yêu thương cha, ngài đưa tay chạm đến cha, như vị nhạc sĩ lão thành kia đã chạm đến cây đàn và từ đó đã biến đổi giá trị của nó. Có lẽ, cuộc đời của cha cũng giống như vậy. Cho nên, cha khao khát được làm cây đàn nứt bể trong tay vị nhạc sĩ tài ba là Chúa Giêsu, để ngài dùng cuộc đời cha tấu lên những bản tình ca bất hủ, mang lại nguồn vui, niềm hoan lạc và sự hứng khởi cho người nghe.
Cha cầu chúc cho các bạn trẻ và tất cả mọi người luôn nhận thức được giá trị chân thực của chính mình, và xin cho chúng ta luôn biết tận dụng những tài năng và cơ hội mà Chúa ban cho chính mình, để yêu mến Chúa và hết lòng phục vụ tha nhân. Qua đó, mỗi chúng ta sẽ trở thành người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
Lm Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”
- ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI
- ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”
- ĐHY SANDRI: ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LẠI DI SẢN VỀ SỰ PHỤC VỤ VÀ TẦM NHÌN
- TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ