DILEXIT NOS, THÔNG ĐIỆP THỨ TƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 24 THÁNG MƯỜI
Thứ Năm ngày 24/10/2024, tài liệu của Đức Thánh Cha về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ được công bố. Văn bản cuối cùng này sẽ tập hợp những suy tư của các bản văn huấn quyền trước đây về lòng sùng kính này nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên vào năm 1673.
Trong thông điệp thứ tư dưới triều đại giáo hoàng của mình này, qua Dilexit nos (Người đã yêu thương chúng ta; tiếng Pháp : Il nous a aimés), Đức Thánh Cha yêu cầu thay đổi cái nhìn, viễn cảnh, mục tiêu, và khám phá lại điều quan trọng nhất và cần thiết nhất: trái tim. Phụ đề của thông điệp, “Thông điệp về tình yêu nhân linh và thần linh của Trái Tim Chúa Giêsu Kitô” cho thấy rằng nó hoàn toàn dành cho việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nó sẽ được giới thiệu tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh bởi Đức Cha Bruno Forte, nhà thần học và Tổng Giám mục giáo phận Chieti-Vasto ở Ý, và bởi Nữ tu Antonella Fraccaro, bề trên Dòng Môn đệ Tin Mừng.
Chính Đức Phanxicô là người đã thông báo việc xuất bản nó vào mùa thu, trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 5 tháng Sáu tại Quảng trường Thánh Phêrô (một tháng theo truyền thống dâng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu), chia sẻ mong muốn của ngài rằng văn bản giúp chúng ta suy ngẫm về các khía cạnh “của tình yêu của Chúa vốn có thể soi sáng con đường canh tân Giáo hội; nhưng nó cũng nói lên điều gì đó có ý nghĩa đối với một thế giới dường như đã mất đi trái tim”. Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng tài liệu này sẽ tập hợp “những suy tư quý giá của các bản văn huấn quyền trước đây và một lịch sử lâu dài lên tới tận Thánh Kinh, để đề xuất lại cho toàn thể Giáo hội ngày nay việc tôn sùng đầy vẻ đẹp thiêng liêng này”.
Thông điệp được công bố đang khi các cuộc cử hành kỷ niệm 350 năm ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên với thánh Marguerite-Marie Alacoque vào năm 1673 đang được tiến hành – từ ngày 27 tháng 12 năm 2023 đến ngày 27 tháng 6 năm 2025.
Mở rộng việc thờ phượng
Như cha Enrico Cattaneo, giáo sư danh dự về giáo phụ học, đã viết trên La Civiltà Cattolica, “linh đạo Trái Tim Chúa Kitô là một rào cản chống lại não trạng duy lý đang lan rộng, vốn nuôi dưỡng nền văn hóa vô thần và bài giáo sĩ”. Việc sùng kính này đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi, ngay cả trong Giáo hội, cho đến khi Đức Piô IX quyết định, vào năm 1856, mở rộng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu cho toàn thể Giáo hội. Do đó, vào thế kỷ XIX, việc thờ phượng này đã lan truyền nhanh chóng với các lễ thánh hiến, với sự ra đời của các dòng tu nam và nữ, việc thành lập các trường đại học, nguyện đường và nhà nguyện.
Haurietis acquas của Đức Piô XII
Rồi đến thông điệp Haurietis aquas (Bạn sẽ múc nước) của Đức Piô XII vào năm 1956, được viết vào thời điểm lòng tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Thông điệp của Đức Piô XII muốn khởi động lại việc thờ phượng và mời gọi Giáo hội hiểu rõ hơn và thực hiện các hình thức tôn sùng khác nhau, “có ích lợi lớn” cho nhu cầu của Giáo hội nhưng cũng là “ngọn cờ cứu rỗi” cho thế giới hiện đại. Thật vậy, Đức Bênêđíctô XVI, trong một lá thư nhân dịp kỷ niệm 50 năm Haurietis acquas, đã nhấn mạnh rằng “mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa này dành cho chúng ta không chỉ là nội dung của việc thờ phượng và sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu: nó còn là nội dung của mọi nền linh đạo và lòng sùng kính Kitô giáo đích thực. Do đó, điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng nền tảng của việc sùng kính này cũng lâu đời như chính Kitô giáo”.
Lòng sùng kính của Đức Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô luôn thể hiện mối liên kết sâu xa với Thánh Tâm, mà ngài gắn liền với chính sứ mạng của các linh mục. Năm 2016, việc bế mạc Năm Thánh Linh mục diễn ra đúng vào ngày Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu, và trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các linh mục từ khắp nơi trên thế giới đến Rôma để hướng trái tim của họ, giống như vị Mục Tử Nhân Lành, tới những con chiên lạc, tới những người ở xa nhất, bằng cách di chuyển tâm điểm của trái tim ra bên ngoài chính họ. Cũng trong khuôn khổ Năm Thánh, trong bài suy niệm đầu tiên về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha đã khuyến khích các giám mục và linh mục đọc lại Haurietis aquas, bởi vì “trái tim của Chúa Kitô là trung tâm của lòng thương xót. Đây là đặc điểm của lòng thương xót, nó làm đôi tay mình vấy bẩn, chạm vào, muốn chú ý đến người khác… dấn thân với một người, với vết thương của người ấy.”
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO