ĐỐI DIỆN VỚI CƠN ĐẠI DỊCH, ĐỨC PHANXICÔ THIẾT LẬP MỘT « NĂM THÁNH GIUSE »
« Được chín mùi trong thời gian đại dịch » covid-19, một văn kiện của Đức Phanxicô về thánh Giuse đã được Tòa Thánh công bố hôm thứ Ba 8/12/2020. Qua văn kiện này, Đức Thánh Cha mời gọi lấy thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, làm mẫu gường và quyết định cử hành một « Năm Thánh Giuse », cho đến ngày 8/12/2021.
« Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị thánh nào đã chiếm nhiều chỗ như thế trong huấn quyền giáo hoàng như thánh Giuse, bạn trăm năm của Mẹ ». Xác tín mạnh mẽ về điều này, Đức Phanxicô đã công bố hôm 8/12 một Tông thư về thánh Giuse, dưới tựa đề « Patris corde » – « với trái tim người cha ». Nếu ngày này thường được liên kết với ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì nó cũng đánh dấu kỷ niệm việc tuyên bố người cha nuôi của Chúa Kitô là quan thầy chung của Giáo hội, đúng 150 năm trước, bởi Chân phước giáo hoàng Piô IX.
Ý tưởng của bức thư này, như Đức Phanxicô giải thích, « đã chín mùi trong suốt những tháng của đại dịch ». Từ khởi đầu của Kitô giáo, thánh Giuse là « một người cha đã luôn luôn được yêu mến bởi các Kitô hữu », người đã biến cuộc đời của mình thành một « sự phục vụ, một sự hy sinh cho mầu nhiệm Nhập thể ». Trong khi thế giới được đánh dấu bởi covid-19, « tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy nơi thánh Giuse con người thầm lặng, con người hiện diện hằng ngày, kín đáo và ẩn mình, một người cầu thay nguyện giúp, một người nâng đỡ và là một người hướng dẫn trong những thời điểm khó khăn ».
Sự can đảm sáng tạo của thánh Giuse
Trong suốt Tông thư “Patris corde”, Đức Phanxicô mời gọi đến trường học của thánh Giuse, đặc biệt trong thời gian khó khăn này. Trong khi « sự thất vọng » và « sự nổi loạn » có thể tồn tại, thánh Giuse mời gọi « hãy để sang một bên các lý luận của mình để nhường chỗ cho những gì đang xảy đến» và đón nhận điều đó. Vì thế, mặc dù các hoàn cảnh có thể có vè « không thể đảo ngược », thế nhưng cuộc sống cho thấy một « ý nghĩa ẩn giấu » : « Đời sống của mỗi người có thể khởi sự lại cách kỳ diệu nếu chúng ta tìm thấy sự can đảm để sống theo những gì Tin Mừng chỉ ra cho chúng ta ».
Đối diện với những khó khăn, thánh Giuse mời gọi có « lòng can đảm sáng tạo » – một kiểu nói thường trở lại trên môi miệng của Đức Giáo hoàng trong những tháng gần đây khi đối diện với việc không thể cử hành các thánh lễ công cộng – và mời gọi tin rằng bất chấp « sự kiêu ngạo và bạo lực của những kẻ thống trị trên trái đất, Thiên Chúa vẫn luôn tìm ra một phương thế để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài ». Đối diện với nạn đại dịch, là người hướng dẫn, thánh Giuse cũng là quan thầy của người đón tiếp mà « không loại trừ » và là « quan thầy đặc biệt cho tất cả những ai phải rời bỏ đất đai của mình vì chiến tranh, hận thù, bách hại và khốn khổ ».
Đức Phanxicô nhấn mạnh : « Mỗi người túng thiếu, mỗi người nghèo, mỗi người đau khổ, mỗi người hấp hối, mỗi người ngoại kiều, mỗi tù nhân, mỗi bệnh nhân đều là « Người Con » mà thánh Giuse tiếp tục bảo vệ ».
Theo sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao, biến cố này nhắm đạt được sự trợ giúp của thánh Giuse « nhờ lời cầu nguyện và các việc lành », cũng như « sự an ủi và sự xoa dịu khi đối diện với những nỗi thống khổ nặng nề của con người và xã hội đang tác động đến thế giới hôm nay ».
Ơn toàn xá
Nhân dịp « Năm Thánh Giuse », Tòa Ân giải Tối cao đã xác định một số hình thức lãnh nhận ơn toàn xá – theo những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng). Chẳng hạn, những ai lần chuỗi Mân Côi trong gia đình hay giữa các cặp đã đính hôn sẽ có quyền này, để « khích lệ tất cả các gia đình Kitô hữu tái tạo lại bầu khí hiệp thông mật thiết, tình yêu và cầu nguyện vốn đã từng được sống nơi Thánh Gia Thất ». Những người đọc một kinh kính thánh Giuse cách thường xuyên hay những người thực thi một việc thương xót cũng sẽ được ơn toàn xá.
Các bệnh nhân của cơn đại dịch và những người không thể xưng tội do những hạn chế đi lại cũng được nhớ đến. Họ có thể cầu nguyện với thánh Giuse, « sự an ủi của các bệnh nhân và là quan thầy của một cái chết an lành, [bằng cách] tin tưởng dâng lên Thiên Chúa những nỗi đau khổ và những nỗi khó chịu của cuộc sống [của họ] ».
Về phần mình, các linh mục được yêu cầu hãy « sẵn lòng và quảng đại » để ban bí tích hòa giải và cho các bệnh nhân rước lễ « thường xuyên ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Giuse
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC