ĐỐI THOẠI ĐẠI KẾT : « TỪ XUNG ĐỘT ĐẾN HIỆP THÔNG », « DỰA VÀO ÂN SỦNG CỦA THIÊN CHÚA »
« Đối thoại đại kết không phải là một thực hành ngoại giao của Giáo hội, nhưng là một con đường ân sủng », Đức Phanxicô khẳng định như thế khi tiếp kiến các vị đại diện của Liên đoàn Tin Lành Luther thế giới hôm 25/6/2021, ở Vatican.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Đối thoại đại kết không dựa vào « những trung gian và những thỏa thuận nhân loại, nhưng vào ân sủng của Thiên Chúa, Đấng thanh tẩy ký ức và tâm hồn, Đấng vượt quá tính cứng nhắc và hướng đến sự hiệp thông mới mẻ ».
Lấy lại lời thánh Phaolô Tông đồ « Một thân thể duy nhất […] một phép rửa duy nhất. Một Thiên Chúa duy nhất », ngài mời gọi « cùng nhau tuyên xưng những gì kết hiệp chúng ta trong đức tin ».
Đức Thánh Cha nhắc nhớ : « Tất cả những gì mà ân sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm vui sống và chia sẻ – việc ngày càng vượt qua những chia rẽ, việc dần dần chữa lành ký ức, sự hợp tác giữa chúng ta trong sự hòa giải và tình huynh đệ – tìm thấy chính nền tảng của nó nơi ‘phép rửa tha tội duy nhất’ ».
Ngài cũng khuyến khích « tất cả những ai dấn thân trong cuộc đối thoại Công giáo – Tin Lành Luther tiếp tục tin tưởng theo đuổi trong việc cầu nguyện không ngừng, trong việc thực thi đức ái chung và trong niềm say mê tìm kiếm sự hiệp nhất lớn hơn nữa giữa các chi thể khác nhau của Thân Thể Chúa Kitô ».
Đức Tổng Giám mục Musa
Dưới đây là diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Anh chị em thân mến,
« Ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô » (Rm 1, 7). Và bằng những lời mà thánh Phaolô Tông đồ nói với các Kitô hữu ở Rôma này, tôi ao ước tiếp đón và chào mừng anh chị em, những người đại diện của Liên đoàn Tin Lành Luther thế giới; cách riêng vị Chủ tịch, là Đức Tổng Giám mục Musa, mà tôi cám ơn về những lời phát biểu của ngài, và vị Tổng Thư ký, Mục sư Martin Junge. Tôi còn nhớ rất rõ về cuộc viếng thăm của tôi ở Lund – anh chị em còn nhớ chứ? -, thành phố nơi Liên đoàn của anh chị em đã được thành lập. Trong suốt giai đoạn đối thoại đại kết khó quên này, chúng ta đã cảm nghiệp về sức mạnh Tin Mừng của sự hòa giải, chứng thực rằng “qua việc đối thoại và chứng tá chung, chúng ta không còn là những người xa lạ nữa” (Tuyên ngôn chung, ngày 31/10/2016). Không còn là người xa lạ nữa, nhưng là anh em.
Anh chị em thân mến, trên con đường từ xung đột đến hiệp thông, vào ngày kỷ niệm bản tuyên xưng đức tin “Confessio Augustana”, anh chị em đã đến Rôma để tình hiệp nhất giữa chúng ta được lớn lên. Tôi cám ơn anh chị em về điều đó và tôi mong ước rằng suy tư chung của chúng ta về “Confessio Augustana”, nhằm hướng đến kỷ niệm 500 năm ngày tuyên đọc nó, vào ngày 25/6/2030, sẽ mang lại hoa trái cho con đường đối thoại đại kết của chúng ta. Tôi đã nói “trên con đường từ xung đột đến hiệp thông” và con đường này chỉ được thực hiện qua một sự khủng hoảng: cuộc khủng hoảng giúp chúng ta suy nghĩ chín chắn những gì chúng ta đang tìm kiếm. Từ xung đột mà chúng ta đã trải qua trong nhiều thế kỷ, đến hiệp thông mà chúng ta muốn, và để làm điều này, chúng ta đặt mình vào khó khăn. Một cuộc khủng hoảng là một phúc lành của Chúa. Vào thời đó, “Confessio Augustana” biểu lộ mong muốn tránh nguy cơ ly giáo trong Kitô giáo tây phương; lúc đầu được cưu mang như là một văn kiện hòa giải nội bộ Công giáo, nó chỉ mang đặc tính của một bản tuyên xưng của Tin Lành Luther về sau. Vào năm 1980, nhân dịp kỷ niệm 450 năm của nó, những người Tin Lành Luther và Công giáo đã khẳng định: “Những gì chúng ta đã nhìn nhận trong Confessio Augustana như là đức tin chung có thể giúp chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin này cách mới mẻ cả vào thời chúng ta” (Tuyên ngôn chung ‘Tất cả mọi người đều dưới một Chúa Kitô duy nhất”, số 27). Cùng nhau tuyên xưng những gì kết hiệp chúng ta trong đức tin. Tôi nhớ đến những lời của thánh Phaolô Tông đồ, ngài viết: “Một thân thể duy nhất […] một phép rửa duy nhất. Một Thiên Chúa duy nhất” (Êph 4,4.5.6).
Một Thiên Chúa duy nhất. Trong khoản đầu tiên, bản “Confessio Augustana” tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất và ba Ngôi Vị, quy chiếu cụ thể đến Công đồng Nicée. Kinh Tin Kính của Công đồng Nicée là sự biểu lộ đức tin ràng buộc không chỉ đối với người Công giáo và Tin Lành Luther, nhưng còn đối với anh em Chính Thống giáo của chúng ta và đối với nhiều cộng đoàn Kitô hữu khác. Đó là một kho tàng chung: chúng ta hãy làm việc để ngày kỷ niệm 1700 năm đại Công đồng này, sẽ được cử hành vào năm 2025, mang lại một nhiệt huyết mới cho con đường đối thoại đại kết, vốn là một ân huệ của Thiên Chúa và đối với chúng ta là một hành trình không thể đảo ngược.
Một phép rửa duy nhất. Anh chị em thân mến, tất cả những gì mà ân sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta niềm vui sống và chia sẻ – việc ngày càng vượt qua những chia rẽ, việc dần dần chữa lành ký ức, sự hợp tác giữa chúng ta trong sự hòa giải và tình huynh đệ – tìm thấy chính nền tảng của nó nơi ‘phép rửa tha tội duy nhất’ (Kinh Tin Kính của Công đồng Nicée – Constantinople). Phép rửa thánh thiêng là ân huệ ban đầu của Thiên Chúa, Đấng là nền tảng của mọi nỗ lực tôn giáo của chúng ta và của mọi dấn thân thực hiện sự hiệp nhất trọn vẹn. Vâng, vì đối thoại đại kết không phải là một thực hành ngoại giao của Giáo hội, nhưng là một con đường ân sủng. Nó không dựa vào những trung gian và những thỏa thuận nhân loại, nhưng vào ân sủng của Thiên Chúa, Đấng thanh tẩy ký ức và tâm hồn, Đấng vượt quá tính cứng nhắc và hướng đến sự hiệp thông mới mẻ: không phải hướng đến những thỏa thuận hạ giá hay chủ nghĩa hòa đồng, nhưng hướng đến sự hiệp nhất giao hòa trong sự khác biệt. Theo quan điểm này, tôi muốn khuyến khích tất cả những ai dấn thân trong cuộc đối thoại Công giáo – Tin Lành Luther tiếp tục tin tưởng theo đuổi trong việc cầu nguyện không ngừng, trong việc thực thi đức ái chung và trong niềm say mê tìm kiếm sự hiệp nhất lớn hơn nữa giữa các chi thể khác nhau của Thân Thể Chúa Kitô.
Một thân thể duy nhất. Về phương diện này, Quy luật của Taizé chứa đựng một lời khích lệ thật đẹp: “Anh em hãy có niềm say mê về sự hiệp nhất của Thân Thể Chúa Kitô”. Lòng say mê sự hiệp nhất trưởng thành qua nỗi đau khổ mà chúng ta cảm nhận trước những vết thương mà chúng ta đã gây ra nơi Thân Thể Chúa Kitô. Khi chúng ta cảm thấy nỗi đau đớn trước sự chia rẽ của các Kitô hữu, thì chúng ta đang xích lại gần những gì mà Chúa Giêsu đã sống, trong khi Ngài tiếp tục thấy các môn đệ của mình chia rẽ, tấm áo của Ngài bị chia xé (x. Ga 19,23). Hôm nay, bạn đã tặng cho tôi một dĩa thánh và một chén thánh từ xưởng Taizé. Tôi cám ơn anh chị em về những món quà này, chúng gợi lên việc chúng ta tham dự vào cuộc Thương Khó của Chúa. Quả thế, chúng ta cũng đang trải qua một loại thương khó, theo hai nghĩa (passion vừa có nghĩa là cuộc thương khó, vừa có nghĩa là sự say mê, ctnd): một mặt, nỗi đau khổ, bởi vì vẫn còn chưa thể hiệp nhất lại quanh một bàn thờ, quanh cùng một chén thánh; mặt khác, lòng hăng say phục vụ sự nghiệp hiệp nhất, mà Chúa đã cầu xin và hiến dâng mạng sống mình.
Bởi thế, chúng ta hãy theo đuổi cách say mê con đường từ xung đột đến hiệp thông của chúng ta trên con đường ngang qua cuộc khủng hoảng. Giai đoạn tiếp theo sẽ hệ tại ở chỗ hiểu các mối liên hệ chặt chẽ giữa Giáo hội, thừa tác vụ và bí tích Thánh Thể. Điều quan trọng sẽ là xem xét, với lòng khiêm tốn thiêng liêng và thần học, các hoàn cảnh vốn đã dẫn đến chia rẽ, tin tưởng rằng nếu không thể xóa bỏ được những biến cố đau buồn của quá khứ, thì vẫn có thể đọc lại chúng trong khuôn khổ của một lịch sử được hòa giải. Đại Hội đồng năm 2023 của anh chị em có thể là một bước quan trọng hướng đến việc thanh tẩy ký ức và làm tăng giá trị nhiều kho tàng thiêng liêng mà Chúa đã dành sẵn cho mọi người qua các thế kỷ.
Anh chị em thân mến, con đường từ xung đột đến hiệp thông, trên con đường ngang qua cuộc khủng hoảng, không phải là dễ dàng, nhưng chúng ta không bước đi một mình: Chúa Kitô đồng hành với chúng ta. Xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh chúc lành cho tất cả chúng ta, và cách riêng cho hiền đệ, Mục sư Junge thân mến, bạn Martin thân mến mà, vào ngày 31/10, sẽ kết thúc phận vụ Tổng Thư ký của mình. Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn anh chị em về chuyến viếng thăm của anh chị em và tôi mời anh chị em cùng nhau cầu nguyện, mỗi người trong ngôn ngữ của mình, bằng Kinh Lạy Cha cho sự tái lập tình hiệp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu. Và cách thức làm điều đó, chúng ta để nó cho Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo, rất sáng tạo, và cũng là một thi sĩ.
Chúng ta hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
——————-
Tý Linh chuyển ngữ
(theo ZENIT)
L’œcuménisme «repose sur la grâce de Dieu» (traduction complète)
Tags: Hiệp-nhất, Phanxicô-I, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- TÀI LIỆU CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC