ĐỐI VỚI BÁC SĨ NGÔI SAO NÀY, TIN VÀO THIÊN CHÚA LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE
Theo bác sĩ Frédéric Saldmann, bác sĩ tim mạch, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả sách bán chạy nhất, có đức tin sẽ cho phép sống lâu hơn và sức khỏe tốt hơn. Đó là những gì ông đưa ra trong cuốn sách mới nhất của ông « La Santé devant soi » (« Sức khỏe ở phía trước bản thân ») .
« Những người dành một chỗ cho tôn giáo trong cuộc sống của mình sống lâu hơn những người khác, đó là chuyện có thật », bác sĩ Frédéric Saldmann, thầy thuốc thực hành thuộc các bệnh viện ở Paris và là tác giả của nhiều sách bán chạy nhất, đã khẳng định như thế trong cuốn « La Santé devant soi » (nxb. Robert Laffont) mà những trang hay của nó đã được đăng trên nhật báo Le Figaro. Thoạt nhìn, đó là một lời khẳng định gây bối rối mà bác sĩ dành thời gian đào sâu từng điểm một. Những nhận xét của ông sẽ được chứng thực bởi một nghiên cứu chứng minh rằng những người không thực hành đạo sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người cầu nguyện mỗi tuần một lần. Chắc chắn, « thật hấp dẫn khi gán những kết quả này cho sự kiện rằng, nói chung, các tín hữu có những lối sống nhìn chung là đức hạnh – ít thuốc lá, ít rượu… – , thì điều này sẽ gia tăng tuổi thọ », Frédéric Saldmann thừa nhận. Nhưng theo ông, việc tiêu thụ thuốc lá và rượu không phải là cách giải thích duy nhất. Ông mô tả ít nhất sáu cách giải thích khác.
- Việc cầu nguyện tạo ra sự yên bình
Cầu nguyện sẽ có một tác động ích lợi cho sức khỏe. Giáo sư giải thích : « Hệ thống đền bù, một cơ chế của bộ não được gắn liền mật thiết với cảm giác thích thú, cho phép người tín hữu cảm thấy một niềm hạnh phúc mãnh liệt khi họ thực hành đức tin của mình. Việc cầu nguyện tạo ra sự yên bình sâu xa, cảm giác êm đềm cũng như cảm giác hài hòa giữa bản thân và thế giới bên ngoài ». Một « thời điểm ân sủng » sẽ cho phép tìm lại được cảm giác hài hòa sau một ngày bận rộn và khó khăn. Đối với bác sĩ, các nghi lễ xung quanh việc cầu nguyện cũng có tầm quan trọng. Thắp một ngọn nến, quỳ gối, thinh lặng…tạo điều kiện cho sự hồi tâm. Do đó, ông suy luận, « nhịp tim và huyết áp giảm, trong khi những căng thẳng nội tâm dịu đi ».
- Sức mạnh của các từ ngữ
Những từ như « tình yêu », « bình an/hòa bình », « lòng thương xót », « sự dịu dàng », « sự tha thứ »… thường xuyên xuất hiện trong Thánh Kinh cũng như trong các bài giảng của các linh mục, và chứa đựng một sức mạnh ích lợi thực sự. « Sự kiện chỉ đọc chúng sẽ kích hoạt một số khu vực của thùy trán, cải thiện các chức năng nhận thức ».
- Những lợi ích của việc xưng tội
Bí tích Hòa Giải cho phép xưng thú tội lỗi của mình, lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa và được đưa trở lại sự bình an của mình. Bác sĩ Saldmann coi đó là một cách thức phó thác nỗi đau, những gánh nặng của mình và do đó giải tỏa những căng thẳng nội tâm. « Việc chúng ta chọn người phối ngẫu, một người bạn, một linh mục, một bác sĩ hay một nhà tâm lý học làm người đối thoại, thì việc nói chuyện cho phép có một khoảng lùi so với những gì chúng ta đang trải qua ». Việc xưng tội là dịp « không chỉ để xá giải, nhưng còn để trút bỏ một gánh nặng đôi khi quá nặng nề. Do đó, chúng ta được hòa giải với chính mình và người khác, được giải thoát khỏi những bí mật vốn cất đi niềm vui sống và sự hồn nhiên ».
- Một cái nhìn khác về đọc kinh chúc lành bữa ăn
Chúc lành bữa ăn là cảm ơn Chúa về những ân huệ mà Ngài đã ban cho chúng ta. Giáo sư Saldmann, chuyên viên về dinh dưỡng, cũng coi đó là một phương thế để kiểm soát cân nặng và do đó sức khỏe của mình. Chờ đợi trước khi ăn cho phép thưởng thức các món ăn và không vội vàng. « Ăn uống tốt mỗi ngày, đó là chứng tỏ lòng tôn trọng và sự tử tế đối với cơ thể và tâm trí của chúng ta. (…) Khi bạn đang đối diện với đĩa ăn của mình, hãy dành ba mươi giây để suy nghĩ về những gì bạn sắp ăn. Xem xét các cảm giác của bạn để đảm bảo rằng bạn thực sự đói – nói cách khác, bạn không ăn cách máy móc. Hãy chúc lành cho những thức ăn sẽ nuôi dưỡng và tăng cường sức mạnh cho bạn từ bên trong. Việc đọc kinh chúc lành bữa ăn âm thầm sẽ chỉ củng cố tâm trí của bạn, và sẽ giải thoát bạn khỏi những thói quen nghiện ngập ».
- Ăn chay trong Mùa Chay
Mùa Chay mời gọi ăn chay để tưởng nhớ bốn mươi ngày Chúa Giêsu ở trong sa mạc. Theo bác sĩ, đó là « một thời điểm thuận lợi cho việc không dính bén với những thứ vật chất và cho việc suy tư cá nhân », và sự tiết độ. Theo nghĩa này, ông ca ngợi những lợi ích của bữa ăn Mùa Chay. « Bữa ăn Mùa Chay minh họa cách hoàn hảo cho việc ăn uống lành mạnh, nhẹ nhàng này, thoát khỏi sự thất đoạt khi bị quá ngán bởi sự thèm ăn của mình. (…) Một đồng minh thực sự để giảm cân ».
- Những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu
Thành công, khả năng cạnh tranh, sự so sánh với những người khác là những trạng thái tinh thần rất phổ biến ngày nay. Đối với Saldmann, « trạng thái tinh thần cạnh tranh này, vốn hệ tại không ngừng so sánh hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác, là hoàn toàn hủy hoại đối với tinh thần ». Lời này của Chúa Giêsu – « Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu » (Mt 19, 30) – đi ngược lại với khuynh hướng hiện nay và vẫn ích lợi cho sức khỏe tâm thần. Vì « quá muốn chứng tỏ giá trị của mình trước mặt người khác, chúng ta rất thường quên đi những gì chúng ta đã từng mơ ước », ông lưu ý, trước khi dấn thân nuôi dưỡng đam mê của mình, là những điều duy nhất « có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình ». « Bạn hãy tập trung vào những gì bạn yêu thích, những gì hoàn toàn tương ứng với bạn – trên lãnh vực đó, bạn sẽ trở thành người đứng đầu ».
Tý Linh
(theo Mathilde de Robien, Aleteia)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- TẠI SAO GIÁM MỤC KHÔNG ĐEO NHẪN GIÁM MỤC VÀO THỨ SÁU TUẦN THÁNH?
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- THỨ NĂM TUẦN THÁNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC TÙ NHÂN Ở RÔMA
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- VATICAN CHÍNH THỨC GIẢI THỂ HỘI ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ SODALICIO
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN GEMELLI
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- TÒA THÁNH CẢI TIẾN VIỆC ĐÀO TẠO BỘ MÁY NGOẠI GIAO CỦA MÌNH
- TUẦN THÁNH 2025: ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ CHUẨN BỊ CÁC BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”
- THÁNH LỄ VÀ Ý LỄ, MỘT SẮC LỆNH MỚI NHẰM BẢO ĐẢM SỰ MINH BẠCH VÀ ĐÚNG ĐẮN HƠN
- ĐỨC PHANXICÔ : “CHÚC MỪNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ VUI VẺ VÀ TUẦN THÁNH SỐT SẮNG!”
- GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!