ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
Sau khi bầu ĐHY Aveline làm chủ tịch vào thứ Tư vừa qua, Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) đã bổ sung cho nhiệm kỳ chủ tịch mới vào sáng thứ Năm. Các giám mục đã đổi mới nhiệm kỳ của Đức cha Jordy, Tổng Giám mục Tours, và bầu Đức cha Bertrand, Giám mục giáo phận Pontoise vào các chức vụ phó chủ tịch. Trong một cuộc họp báo, các ưu tiên của hàng giám mục đã được tái khẳng định: đấu tranh chống lạm dụng và hành động vì lợi ích của những người nghèo nhất.
Nhiệm kỳ chủ tịch của Hội đồng Giám mục Pháp hiện đã hoàn tất. Các giám mục, hiện đang họp trong phiên họp toàn thể mùa xuân tại đền thánh Lộ Đức, sau khi bầu Đức Hồng y Jean-Marc Aveline làm chủ tịch vào Thứ Tư 2/4/2025, thay thế Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, đã bầu Đức cha Benoit Bertand và Đức cha Vincent Jordy làm phó chủ tịch. Cả ba sẽ nhậm chức từ ngày 1/7.
Tiếp tục nỗ lực chống lạm dụng
Vừa mới đắc cử, các ngài đã trình diện trước báo chí và có cơ hội tái khẳng định rằng các ưu tiên của họ sẽ có ít nhất hai ưu tiên: cuộc chiến chống lạm dụng, vốn đã đánh dấu mạnh mẽ nhiệm kỳ chủ tịch của Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, và cuộc chiến chống nghèo đói. Vụ việc Notre-Dame-de-Bétharram làm rung chuyển nền giáo dục Công giáo Pháp kể từ đầu năm là một trong những chủ đề chính của cuộc trò chuyện. Ngay cả trước khi họp đại hội, các Giám mục đã tiến hành cập nhật tiến độ vào đầu tuần về cuộc chiến này, nhằm “đo lường con đường đã trải qua và vạch ra những viễn cảnh cho tương lai”.
Nhìn chung, “vấn đề này, ban tổng thư ký giáo dục Công giáo [cơ quan giám sát tất cả các cơ sở giáo dục Công giáo ở Pháp] xem xét nó một cách nghiêm túc và tôi nghĩ rằng cần phải để nó hoạt động”, Đức cha Jordy nhận định, và ngài đã có cơ hội lắng nghe hôm thứ Tư, cùng với với Đức cha Éric Moulins-Beaufort và Đức cha Hugues de Woillemont, ba thành viên của tập thể Bétharram, những người đã làm chứng về “những điều mà chúng ta sẽ không bao giờ tưởng tượng được”. Báo cáo của Ciase đã đề cập đến vấn đề trường học và trường nội trú. Đức Tổng Giám mục giáo phận Tours nói tiếp: “Những thực tế này ngày nay, chúng ta nhìn thấy chúng, chúng ta nghe thấy chúng. Có những công việc phải được thực hiện mà không do dự và không chậm trễ trong khoản đầu tư phải được thực hiện“.
Đức Hồng y Aveline nói thêm: “Ở cấp độ của những cơ cấu này, có những điều cần phải tiến triển. Sẽ phải nghiêm túc khuyến khích việc xem xét lại cách chúng ta làm việc trong Giáo hội với giáo dục Công giáo”.
Nghĩ đến những người nghèo nhất
Nếu hồ sơ này vẫn là mối quan tâm hàng đầu vào lúc này, thì Đức Hồng y Aveline không quên một sứ mạng khác của Giáo hội Công giáo, đó là “cho thế giới thấy tình yêu của Thiên Chúa vốn có những ưu tiên mà chúng ta phải đặt mình vào đó”. Ngài giải thích: “Thánh Kinh nói điều này khá thường xuyên, ưu tiên đó là nghèo nhất. Khi chúng ta nhìn vào xã hội ngày nay, đó là một thách thức lớn. Có nghèo đói về kinh tế, nghèo nàn về tinh thần, có đủ mọi loại nghèo.”
Đức Hồng y tân chủ tịch của CEF cho biết: “Giáo hội không phải là người duy nhất làm việc về vấn đề này, và không cần phải là Kitô hữu để trở nên quảng đại, chúng ta thấy điều đó hàng ngày, nhưng Giáo hội sẽ không ở đúng vị trí của mình nếu không cố gắng, trên những đường đứt gãy này của nhân loại ngày nay, đóng góp dưới ánh sáng của dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu. Điều đó đúng với người nghèo, điều đó đúng với những người di cư, điều đó đúng với tất cả mọi loại dân cư đang gặp khó khăn“.
Hơn nữa, Đức Hồng Y Aveline cho rằng trong nội bộ có “một công việc bám rễ thiêng liêng cần thiết ở mọi giai đoạn của đời sống Giáo hội để trở về với điều cốt yếu”, và “cần phải quan tâm đến tính hợp đoàn giám mục”.
Chào đón các bạn trẻ thật tốt
ĐHY sẽ nhậm chức trong bối cảnh không chỉ tiêu cực. Điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của nhiều người trẻ, đặc biệt là trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, như Đức cha Jordy kể lại: “Tôi có hàng ngàn người ở phía trước tôi, trong giáo đường, 80% trong số họ dưới ba mươi tuổi”. Do đó, việc chào đón những người dự tòng này, những người mới được rửa tội này là một thách thức mà Giáo hội Pháp không nhất thiết được chuẩn bị, như Đức Hồng Y Aveline sau đó đã công nhận.
Ngài tuyên bố : “Chúng ta phải có lòng khiêm tốn để lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần muốn nói với chúng ta qua họ. Chúng ta phải lắng nghe họ kể cho chúng ta những gì họ đang mang, Chúa Thánh Thần đã đi tìm họ ở đâu, bằng cách nào và điều đó cũng chất vấn chúng ta“. Đức Tổng Giám mục Marseille nói thêm: “Từ quan điểm tâm linh, sự nghèo khó dâng hiến còn tốt hơn sự thịnh vượng tự mãn, và chúng ta không nên rơi vào tình trạng nghèo khó tự mãn”.
Tý Linh
(theo Xavier Sartre – Vatican News)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025