ĐỐI VỚI ĐỨC THÁNH CHA, BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ NỀN TẢNG CỦA CÁC CHỦNG VIỆN
Đức Phanxicô đã tiếp kiến 85 chủng sinh từ Madrid, cùng với Đức Hồng y Cobo Cano, Tổng Giám mục của thủ đô Tây Ban Nha, tại sảnh đường Clementine của Dinh Tông Tòa, vào thứ Bảy 3/2/2024. Trong một bài phát biểu được trao cho họ, Đức Phanxicô đã nhắc nhở họ rằng Bí tích Thánh Thể là “viên thanh tra tỉnh thức nhất” đối với đời sống thiêng liêng.
Một ngày trước khi Đức Hồng y José Cobo Cano, Tổng Giám mục Madrid, nhận tước Hồng y tại giáo xứ Sainte-Marie-de-Montserrat-des-Espagnes ở Rôma, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến tại Vatican các chủng sinh đến từ thủ đô Tây Ban Nha, những người đã đến với Đức Hồng y 58 tuổi. “Don José”, như Đức Thánh Cha gọi ngài, được đồng hành “bởi kho báu quý giá nhất của ngài”, là chủng viện của ngài.
Chúa Giêsu – nhà sư phạm
Trong một bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã đề cập đến chủng viện như một nơi của ước mơ mục vụ. Đức Thánh Cha nói : “Trên thực tế, nếu chúng ta muốn tạo nên Giáo hội, Thân Mình của Chúa Kitô, thì thật dễ dàng bởi vì, như Thiên Chúa đã nói với Môsê, chúng ta chỉ cần bám chặt vào kiểu mẫu mà chúng ta đã thấy trên núi (x. Xh 26, 30), Chúa Kitô biến hình hiện diện trong Bí tích Thánh Thể”.
Đức Thánh Cha trích dẫn một câu của Đức Giám mục của Malaga và Palencia vào đầu thế kỷ 20, thánh Manuel González, được biết đến như là tông đồ của những nhà tạm bị bỏ hoang, (1877-1940) và là tác giả của tác phẩm Un sueño pastoral – Một ước mơ mục vụ ): ngài muốn “một chủng viện trong đó Bí tích Thánh Thể sẽ là: trong trật tự giáo dục, là sự kích thích hiệu quả nhất; trong trật tự khoa học, là giáo sư đầu tiên và chủ đề đầu tiên; trong trật tự kỷ luật, là viên thanh tra tỉnh thức nhất; trong trật tự khổ hạnh, là mẫu mực sống động nhất; trong trật tự kinh tế, là sự quan phòng lớn lao; và trong trật tự kiến trúc, là nền tảng (viên đá góc tường)”. Đối với Đức Phanxicô, việc thờ phượng kết nối tất cả những điểm này, đặt Thiên Chúa vào trung tâm, để Ngài là nền tảng, là kế hoạch và là kiến trúc sư, là đá góc tường.
Theo vị thánh người Tây Ban Nha được Đức Thánh Cha phong thánh năm 2016, Chúa Giêsu là nhà sư phạm của chúng ta, kiên nhẫn, nghiêm túc, dịu dàng và cương nghị theo những gì chúng ta cần trong sự phân định của mình, bởi vì Người biết chúng ta hơn chúng ta biết chính mình, và Người chờ đợi chúng ta, khuyến khích và hỗ trợ chúng ta trong suốt cuộc hành trình. “Người là sự khích lệ lớn nhất của chúng ta, bởi vì chúng ta đã cống hiến cuộc đời mình để theo Người,” Đức Thánh Cha nói thêm và đồng thời nhắc lại bài học vĩ đại mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, đó là nhân tính, sự kiện Người đã trở thành xác thịt, đất, con người, mùn cho chúng ta, vì yêu thương. Và trong lĩnh vực này không có ví dụ nào khác ngoài chính Người.
“Chúa Giêsu sẽ trình bày những nhân đức và hoàn cảnh khác dưới hình thức dụ ngôn, so sánh, trái vả, hạt giống và giông bão, nhưng bài học lớn về cuộc đời Người mà chúng ta chỉ có thể học được từ những người “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29).”
Bí tích Thánh Thể và sự khổ hạnh
Về kỷ luật, Đức Giám mục Rôma khuyên chúng ta “đối diện” với Bí tích Thánh Thể mỗi sáng – “viên thanh tra tỉnh thức nhất” – bởi vì Bí tích Thánh Thể khiến chúng ta suy nghĩ “về sự vô ích của những ý tưởng trần tục, về những ước muốn đề cao bản thân, thể hiện, nổi bật hơn người”. “Đấng bao la đã trao ban chính mình hoàn toàn và trong tay tôi, trước khi thông ban, Người hỏi tôi: con đã làm hòa với người anh em con chưa? Con đã khoác lên mình bộ trang phục lễ mừng chưa? Con đã sẵn sàng bước vào bữa tiệc vĩnh cửu của Ta chưa?”
Sau sự phân định, kiến thức và sự tỉnh thức, Đức Phanxicô cũng tập trung vào sự khổ hạnh: “Sao chép một mô hình đòi hỏi nỗ lực, làm ra một tác phẩm nghệ thuật cần có cảm hứng, nhưng cũng cần lao động, Chúa Giêsu đã không thoát khỏi tất cả những điều này. Cần phải đi vào sa mạc để Người để Người có thể nói với tâm hồn chúng ta, liệu nó tràn ngập tính trần tục, tràn ngập mọi thứ, dù chúng có “đạo đức” đến đâu, Thiên Chúa sẽ không tìm thấy chỗ đứng của Ngài ở đó, và chúng ta sẽ không nghe thấy Ngài khi Ngài gõ cửa nhà chúng ta”. Đức Thánh Cha kết luận: Sự im lặng, cầu nguyện, ăn chay, sám hối, khổ hạnh là cần thiết để giải thoát khỏi những gì làm nô lệ và để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
Tý Linh
(theo Delphine Allaire – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, tính trần tục
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO