ĐỐI VỚI RÔMA, BÍ MẬT TÒA GIẢI TỘI LÀ KHÔNG THỂ THƯƠNG LƯỢNG
Báo cáo Sauvé đòi hỏi các linh mục biết các xâm phạm tính dục trẻ vị thành niên trong khi giải tội phải tố giác sự việc cho tòa án. Tuy nhiên, đối với Rôma, bí mật tòa giải tội là bất khả thương lượng.
Đối với Rôma, đó là điểm nhạy cảm nhất trong báo cáo của Ciase. Theo báo cáo này, « không có bất kỳ bí mật nào thuộc bản chất nào có thể chiếm ưu thế trên nghĩa vụ pháp lý, ngoại trừ trường hợp phạm tội, phải báo cáo với cơ quan tư pháp hay hành chính về những hành xử xấu xa đã gây ra cho trẻ vị thành niên hay một người dễ bị tổn thương ».
Nhưng lối lý luận này, và những đề xuất từ đó, gây ra một sự phản đối mạnh mẽ. Một nguồn tin ở Vatican cảnh báo : « Người ta có thể nghiên cứu tất cả các khuyến nghị trong báo cáo này và áp dụng chúng. Nhưng khuyến nghị duy nhất thực sự đặt ra vấn đề, đó là bí mật tòa giải tội. Đó là một chủ đề rất nghiêm trọng. Tôi không thấy làm thế nào chúng tôi có thể có một lập trường khác. »
Trước tiên, Rôma cho rằng việc giải tội là một hành vi mà bí mật của nó thuộc về « chính yếu tính của Kitô giáo và của Giáo hội », vì nó liên quan đến một bí tích, mà theo định nghĩa, một hành động cụ thể của Thiên Chúa được thực hiện trong cuộc sống của một người. Một thông tri được Đức Giáo hoàng phê chuẩn và được công bố vào năm 2019 bởi Tòa Xá Giải Tối Cao, thậm chí nêu rõ rằng các linh mục phải bảo vệ bí mật « nếu cần thiết cho đến độ đổ máu ».
Rồi, một sự thay đổi như thế vấp phải những câu hỏi cụ thể hơn nhiều. Một nhà đào tạo ở chủng viện hỏi : « Cách cụ thể, làm thế nào chúng ta sẽ thực hiện ? Chúng ta giữ lại người đó cách thể lý ? Chúng ta gọi cảnh sát ? Chúng ta yêu cầu thẻ căn cước của họ ? Khi các hối nhân đến xưng những tội nghiêm trọng nhất, họ dứt khoát đến gặp một linh mục giải tội mà không biết họ ».
Lập trường này cũng có giá trị cho các trẻ vị thành niên đến xưng tội. Theo nhà đào tạo này, « điều đó có thể không khuyến khích các nạn nhân thổ lộ bản thân. Công việc của linh mục, trong trường hợp này, là giúp cho đứa trẻ hiểu rằng đó không phải là một tội mà nó phải xưng, nhưng ngài phải nói về điều đó với đứa trẻ để đi tố giác với cảnh sát kẻ lạm dụng ».
Một lập trường không gì lay chuyển được mà Thủ tướng Pháp đã nhận thấy rõ, vào tháng Mười, khi đến thăm Đức Giáo hoàng. Ông khẳng định sau khi gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô : « Đây không phải là một tin sốt dẻo : Giáo hội sẽ không đổi ý kiến về tín điều bí mật tòa giải tội. Nhưng bằng mọi giá phải tìm ra những con đường và những phương các để dung hòa điều đó với luật hình sự, quyền của các nạn nhân. (Đức Giáo hoàng) hoàn toàn ý thức về điều đó. Đây là một công việc lâu dài ».
Một luật sư, rất thông thạo luật lệ của Pháp và luật pháp nội bộ của Giáo hội, cho biết : « Ở đây, chúng ta đang đối mặt với hai hệ thống vốn có lôgíc riêng của mỗi bên, và bất khả dung hòa. Một mặt, Giáo hội cho rằng linh mục phải tôn trọng bí mật tòa giải tội vì linh mục chỉ là một người trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Mặt khác, lôgíc thế tục cho rằng bí mật này, và những ngoại lệ có thể có của nó, thuộc về quyền tự do lương tâm của người giải tội. Điều đó không liên quan gì ».
Từ đó, làm thế nào ra khỏi sự đối đầu dường như cam chịu đó ? « Cần phải hình dung ra những đường hướng khác, nhưng bí mật tòa giải tội là bất khả thương lượng », nguồn tin ở Rôma khẳng định. Ở Rôma, các nhà giáo luật được nhật báo La Croix hỏi về vấn đề này đều đã gợi ý « nâng cao vai trò của linh mục đồng hành » và « đào tạo họ đương đầu với hoàn cảnh cụ thể này ». Một linh mục giải thích : « Mỗi linh mục cũng phải có một người tham khảo…, để có thể hỏi người đó về thái độ đúng đắn phải có trong trường hợp này. Giới hạn hành động duy nhất, đó là niềm tin của linh mục giải tội đối với hối nhân, để ngài khuyến khích tố giác sự việc ».
Có cần phải ra điều kiện cho việc xá giải theo lời hứa, do hối nhân nêu ra, để tự đi tố giác chính mình không ? Câu trả lời rõ ràng là không, đặc biệt bởi vì không ai có thể bị bó buộc phải tự tố giác chính mình, theo nguyên tắc không buộc tội phát xuất trực tiếp từ luật Rôma. Ngay cả khi nguyên tắc này có thể gây ra những căng thẳng luân lý to lớn.
Vẫn còn một con đường khả thi khác : vạ tuyệt thông tức khắc tất cả những ai sẽ trở thành nạn nhân của các tội ác như thế, như trường hợp ngày nay đối với những ai phá thai. Một nguồn tin ở Rôma gợi ý : « Trong trường hợp này, chúng ta có thể tưởng tượng việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông sau khi tự nguyện tố cáo ».
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: Bí-tích, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO