ĐÓN TIẾP NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN, VẤN ĐỀ HÓC BÚA CỦA CÁC HỒNG Y TRONG CÔNG NGHỊ HỒNG Y
Vị trí của người ly dị tái hôn đã là chủ đề được tranh luận nhất của các Hồng y trong công nghị ngoại thường về gia đình, ngày 20-21/2/2014. Ý tưởng về một con đường sám hối đã được thảo luận, nhưng việc thiếu sự đồng thuận cho thấy một Hồng y đoàn bị phân chia. Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã luôn yêu cầu các Hồng y hiệp nhất với nhau và « gần gũi » với ngài.
« Ngày nay, gia đình bị đánh giá thấp, nó bị ngược đãi, và những gì được đòi hỏi đối với chúng ta, đó là nhìn nhận thật đẹp đẽ, chân thật và tốt lành là thế nào việc làm nên một gia đình, trở thành một gia đình hôm nay ; gia đình cần thiết dường nào cho sự sống của thế gian, cho tương lai của nhân loại », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong diễn văn khai mạc công nghị Hồng y, gồm 150 vị do ngài triệu tập. Đức Thánh Cha đã yêu cầu các Hồng y tìm kiếm « nền mục vụ mà chúng ta phải vận dụng trong những điều kiện hiện nay ».
Những khó khăn của những người ly dị tái hôn ở bên ngoài Giáo Hội, không được lãnh nhận các bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể, đã là chủ đề của đa số 69 tham luận. « Dĩ nhiên, các thần học gia đã phát biểu với tư cách là thần học gia, các nhà giáo luật phát biểu với tư cách là nhà giáo luật », ĐHY P. Barbarin cho biết.
Giữa chân lý và bác ái, giữa giáo luật và sự mềm dẻo mục vụ vẫn tôn trọng nó, giữa lòng trung tín với lời của Chúa Kitô và lòng thương xót của Thiên Chúa, vấn đề người ly dị tái hôn nêu bật những mối mâu thuẫn ngay trong Giáo Hội, trước một vấn đề gai góc pháp lý và một sự não lòng mục vụ.
Các Hồng y cần phải « tìm ra một sự đồng thuận, chứ không phải một sự thỏa hiệp về vấn đề », ĐHY W. Kasper nhấn mạnh trong một cuộc trao đổi với nhật báo Il Messaggero, hôm thứ Sáu 21/2. Chính theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha mà ĐHY Kasper đã khai mào công nghị Hồng y. ĐHY Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich, đã khuyên Đức Thánh Cha mời ĐHY Kasper, thần học gia người Đức, 80 tuổi này, đồng tác giả một bản văn mở ra cho việc đón tiếp người ly dị tái hôn được phổ biến vào năm 1993. Lần này, trong suốt bài trình bày kéo dài trong vòng 2 giờ trước các Hồng y, ĐHY W. Kasper đã khơi lên việc đón nhận lại những người ly dị tái hôn sau khi đã trải qua một chặng đường sám hối.
Nhưng, vào ngày hôm sau, việc Đức Thánh Cha công khai bày tỏ lòng cảm kích đối với bài tham luận của ĐHY Kasper đã làm cho hiểu rằng bài tham luận này vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục được các Hồng y. Việc làm cho dễ dàng chứng thư vô hiệu của hôn nhân xem ra vẫn còn ít đồng thuận hơn, nhiều cho giải pháp này là giả hình. Về phần mình, ĐHY Christoph Schönborn đã phát biểu để nhắc lại nỗi đau khổ của các con cái trước mọi cuộc ly dị.
Biết rằng cần có thời gian, ĐHY Roger Etchegaray ra khỏi công nghị này với cảm nhận « ghi dấu một khởi đầu của giải pháp ». « Lòng thương xót là danh xưng đầu tiên của Thiên Chúa », ngài nói và đồng thời nhấn mạnh : « Từ khi có tội lỗi, tình yêu, được bao phủ bằng chiếc áo lòng thương xót, đã được tỏ hiện ».
Bên kia các vấn đề gia đình đang phân chia các Hồng y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công khai nói với các Hồng y trong bài giảng Chúa Nhật 23/2, rằng một Hồng y đang bước vào trong Giáo Hội, chứ không phải trong một triều đình, do đó cần tránh những hành xử triều đình : « những mánh khóe, nói hành nói xấu, phe nhóm, bè phái, thiên vị. » Đối với ngài, « ngôn ngữ của chúng ta phải là ngôn ngữ của Tin Mừng : có nói có, không nói không. Thái độ của chúng ta phải là thái độ của các Mối Phúc, và con đường của chúng ta là con đường của sự thánh thiện ». Ngài kêu gọi : « Chúng ta hãy hiệp nhất trong Chúa Kitô và với nhau», « Tôi xin anh em gần gũi tôi ». Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin tiếp theo đó, ngài vẫn kêu gọi làm việc vì sự hiệp nhất của Giáo Hội.
Tý Linh
Theo la Croix và Radio Vatican
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO