ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI: GIÁO HỘI THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ NÓ ?
Vatican đã công bố một thông báo vào thứ Hai, ngày 18 tháng 12, cho phép chúc lành cho “các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc”, bên ngoài phụng vụ, bao gồm cả các cặp đồng tính luyến ái. Một sự cho phép vốn không thay đổi học thuyết của Giáo hội về mối quan hệ giữa những người cùng giới tính, nhưng tuy nhiên chứng tỏ một sự tiến triển nào đó.
► Giáo lý Công giáo nói gì về đồng tính luyến ái?
Học thuyết của Giáo hội Công giáo về đồng tính luyến ái trước hết dựa trên quan điểm về sự khác biệt về tình dục giữa người nam và người nữ, được trình bày theo ý muốn của kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa. “Dị tính dục là khái niệm phản ánh toàn bộ nền nhân học Kitô giáo. Chính từ lý tưởng hôn nhân dị tính giữa một người nam và một người nữ mà tiếp đến chúng ta mô tả các hình thức tính dục khác”, Đức cha Bruno Feillet, giám mục giáo phận Séez (Orne), chủ tịch “Hội đồng Gia đình và Xã hội” của Giáo hội Pháp, giải thích.
Trên thực tế, học thuyết Công giáo đặt tính khác biệt về tình dục và khả năng sinh sản vào trung tâm giáo huấn của mình và coi rằng mối quan hệ tình dục là tốt và hợp pháp chỉ khi nó là một phần của mối quan hệ yêu thương giữa một người nam và một người nữ chung sống với nhau được kết hiệp bởi mối dây thể chế hôn nhân, mở ra cho việc sinh sản.
Tính trung tâm này vừa dựa trên các bản văn Thánh Kinh, chẳng hạn như Sách Sáng Thế ký, nhưng cũng dựa trên điều mà Giáo hội gọi là “luật tự nhiên”. Đức cha Feillet giải thích : “Thân thể chúng ta biểu lộ một thực tại khách quan, đó là chỉ có sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ mới có thể sinh ra con cái. Điều này cho chúng ta biết rằng tình yêu không thể bị giảm thiểu thành văn hóa và cảm xúc, có một thực tại tự nhiên. Và chính trên thực tại tự nhiên này mà nhân học Kitô giáo đã dựa vào”.
Bên cạnh giáo huấn trọng tâm này, một số văn bản Thánh Kinh lên án rõ ràng mối quan hệ giữa những người cùng giới tính (Lv 18, 22; 20, 13 và Rm 1, 26-27), nhưng chúng vẫn rất tế nhị để giải thích, xét theo bối cảnh văn hóa của chúng, mà càng tế nhị hơn nữa, theo các nhà thần học, vào một thời đại mà khái niệm đồng tính luyến ái chưa tồn tại.
Theo lời của Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, các hành vi đồng tính luyến ái là “rối loạn nội tại”, ở chỗ chúng đặt vấn đề về luật tự nhiên của sự khác biệt về giới tính và sinh sản, do Thiên Chúa muốn dành cho con người.
Tuy nhiên, Giáo hội không lên án những người đồng tính luyến ái như vậy, nhưng là những hành vi đồng tính luyến ái. “Thực hành đồng tính luyến ái có thể là một tội lỗi, nhưng trên hết, dưới ánh sáng của thần học luân lý, vốn thúc đẩy tính khác biệt về tình dục, nó không thỏa đáng, bị đánh giá là thiếu sót”, Đức cha Feillet, người đang làm việc với ba nhà thần học khác về một đề xuất trình bày lại Giáo lý của Giáo hội Công giáo về đồng tính luyến ái, cho biết thêm.
► Đức Thánh Cha Phanxicô có thay đổi học thuyết của Giáo hội về đồng tính luyến ái không?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thay đổi học thuyết về đồng tính luyến ái nhưng qua nhiều tuyên bố khác nhau về chủ đề này, trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã kêu gọi thay đổi cái nhìn và thái độ đối với người đồng tính và việc đón nhận họ trong Giáo hội.
Việc Vatican cho phép các linh mục chúc lành cho các cặp đồng tính là minh chứng mới nhất cho điều này. Nếu phải nhắc lại rằng trong mọi trường hợp, chúc lành này không thể được đồng hóa với hôn nhân, thì nó có thể được ban trong chừng mực những người liên quan bày tỏ “nhu cầu về sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử của họ”. Đây là một lập luận quan trọng cần phải lưu ý.
Cuối cùng, dưới thời Đức Phanxicô, việc thực thi phân định đã được đưa ra để hiểu những tình huống cụ thể mà các Kitô hữu trải qua, vượt ra ngoài điều đơn giản được phép-bị cấm, do đó mở ra một giới hạn cho việc giải thích luân lý. Đức cha Johan Bonny, Giám mục giáo phận Anvers, người đã quen thuộc với các cuộc chúc lành này vì Giáo hội Bỉ đã thực hành chúng, xác nhận: “Việc cho phép chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc đến công nhận điều gì là tốt, chân thật và tốt đẹp trong một thực tại phức tạp của con người. Giáo hội không chỉ ở đó để chế tài: trong tất cả các đôi bạn, đều có thể có những thiếu sót, lỗi lầm và tội lỗi. Chúng ta không thể giới hạn sự đánh giá của mình về mối quan hệ phức tạp của con người chỉ trong chiều kích tình dục.”
Tý Linh
(theo Héloïse de Neuville, nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS