DONNA STRICKLAND, GIẢI THƯỞNG NOBEL VẬT LÝ, TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC TÒA THÁNH
Hôm 2/8/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm bà Donna Strickland, người đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 2018, làm thành viên thông thường của Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh.
Ở tuổi 62, bà Donna Strickland, giáo sư vật lý quang học của khoa vật lý và thiên văn học tại đại học Waterloo ở Canada, đã được bổ nhiệm làm thành viên thông thường của Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh.
Sinh ngày 27/5/1959 ở Guelph (Canada), bà lấy bằng kỹ sư ở đại học McMaster de Hamilton (Canada) vào năm 1981 và vào năm 1989 bằng tiến sĩ vật lý, chuyên ngành quang học, tại đại học Rochester, Hoa Kỳ.
Vào năm 2018, cùng với nhà vật lý người Pháp Gérard Mourou – người hướng dẫn luận án tiến sĩ của bà -, bà đã nhận được giải Nobel vật lý cho công trình nghiên cứu của bà về kỹ thuật khuếch đại xung quang học siêu ngắn với cường độ mạnh. Kỹ thuật này được gọi là khuếch đại xung laser cực ngắn hay CPA, ngày nay được dùng trong hàng triệu ca phẫu thuật mắt mỗi năm. Nó còn có tiềm năng ứng dụng trong việc điều trị bệnh ung thư.
Donna Strickland là người phụ nữ thứ ba trong lịch sử của giải Nobel nhận được giải thưởng cao quý này sau Marie Curie người Pháp năm 1903 và Maria Goeppert Mayer vào năm 1963. Bây giờ, bà sẽ tham gia vào nghiên cứu được thực hiện ở Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh. Một viện được thành lập vào năm 1603, là Viện hàn lâm chuyên khoa học đầu tiên trên thế giới. Chính vào năm 1936 mà Đức Piô XI đã đặt tên hiện tại cho viện này.
Theo dòng thời gian, Viện hàn lâm đã trở thành quốc tế hơn, và mặc dù nó hỗ trợ việc nghiên cứu của mỗi môn khoa học, nhưng nó rất coi trọng sự cộng tác liên ngành. Các hoạt động của Viện hàn lâm được mở rộng từ nghiên cứu khoa học thuần túy và cơ bản đến nghiên cứu về trách nhiệm đạo đức và môi trường của cộng đồng khoa học.
Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh có 80 thành viên, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm sau khi đã được bầu bởi các thành viên khác của Viện hàn lâm. Thuộc các quốc tịch và niềm tin tôn giáo khác nhau, các thành viên có điểm chung là đã đóng góp cách đáng kể trong lãnh vực hoạt động khoa học.
Vả lại, Viện hàn lâm này cũng có danh tiếng là hội đồng có số lượng người đoạt giải Nobel nhiều nhất – 40 người kể từ năm 1908. Các thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh tập hợp để nghiên cứu về các chủ đề khác nhau, mà một số nghiên cứu tiếp đến sẽ được công bố bởi Viện hàn lâm.
Ở trong Tòa Thánh, Viện hàn lâm Khoa học Tòa Thánh có một quy chế tự trị. Mục tiêu đầu tiên của nó là cổ võ sự tiến bộ của các khoa Toán học, Vật lý và khoa học tự nhiên.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?