ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
Nhân Mùa Giáng Sinh, được chiêm ngắm CG Hài Đồng nằm trong máng cỏ, an bình, hồn nhiên, hạnh phúc; và cũng trong mùa Giáng Sinh, chúng ta lại thấy cảnh các hài nhi bị Hêrôđê bách hại.
– Chúng ta thử nhìn vào đứa trẻ ngay trong lòng ta.
– Hiện nay nó có được an lành không?
– Nó có đang ôm ấp những kỷ niệm êm đềm ngày thơ ấu không?
– Hay là nó đang âm thầm dai dẳng nức nở khóc cho những cay đắng đã từng phải chịu trong chuỗi ngày thơ ấu.
– Nỗi đau có thể phát xuất từ gia đình, cha mẹ, anh em, ông bà, cậu mợ cô dì… – Cũng có thể trường học, bị thày cô, bạn bè xử tệ. – Có thể do môi trường họ đạo, cha thầy, các dì, các huynh trưởng, giáo lý viên, bà con trong họ đạo… – Có thể do chòm xóm, láng giềng, bạn bè…
– Nỗi đau cũng có thể phát xuất từ chính bản thân ta: Dù được cha mẹ, mọi người … hết lòng yêu mến, nhưng chúng ta không hiểu ra, không nhận thấy, cứ nghĩ rằng mình không được yêu thương, cứ tưởng là mình đang bị xử tệ: Sao cứ bắt đi học không được ở nhà chơi; bắt đi học giáo lý, bắt tham gia hội đoàn này nọ; bắt làm việc, lao động, không cho ngồi chơi game suốt ngày như mấy đứa khác…
Đứa trẻ bên trong (Inner child) là gì?
Khám phá và chữa lành đứa trẻ bên trong bạn
Mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một “đứa trẻ” bên trong, đó chính là một phần cá tính được hình thành từ các trải nghiệm có ở thời ấu thơ và ảnh hưởng rất lớn đối với phong cách sống của bạn cho đến khi trưởng thành. Cần khám phá và chữa lành đứa trẻ bên trong bạn để có được cuộc sống hạnh phúc hơn.
Đứa trẻ nội tâm là thuật ngữ dùng để nói về phần tâm hồn sâu thẳm bên trong mỗi người
“Đứa trẻ” bên trong (Inner child) là gì?
“Đứa trẻ” bên trong (Tiếng Anh: Inner Child) là bản chất trong sáng tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người bao gồm những trạng thái cảm xúc và ký ức tươi đẹp nhất trong thuở ấu thơ.
Đứa trẻ này sẽ là một đại diện sống động và chân thực cho chính bạn lưu giữ những kí ức về các giai đoạn phát triển mà bạn đã từng trải qua hoặc có thể là tượng trưng mãnh liệt của ước mơ, sự hồn nhiên, vui tươi của trẻ nhỏ.
Mỗi chúng ta đều có những kí ức riêng biệt về tuổi thơ. Không chỉ là những niềm vui, sự hạnh phúc và ngây thơ mà trong đó còn có lẫn nỗi buồn, những sự tổn thương và cô đơn.
Bất kỳ ai cũng đều sẽ có những tổn thương đau buồn trong quá khứ, dù ít hay nhiều và luôn tồn tại trong tâm thức.
Theo thời gian, con người cố gắng bọc kín những tổn thương đó để trở nên trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, tổn thương vẫn còn và con người vẫn luôn đấu tranh với tư tưởng của chính mình.
Phần ký ức trẻ thơ tươi đẹp,trong sáng luôn được cất giữ sâu bên trong mỗi con người.
Khi đứa trẻ bị tổn thương quá nhiều và không được chữa lành kịp thời sẽ gây nên nhiều nỗi sợ hãi, mặc cảm, bế tắc, tâm lý rối bời, cảm xúc không được ổn định và gây ra nhiều bất ổn trong cuộc sống hiện tại.
Sự tổn thương của đứa trẻ bên trong bạn cũng giống như một căn bệnh bình thường, nó cần được điều trị và chữa lành để bạn có thể ổn định và phát triển tốt hơn.
Nếu các kí ức đau buồn cứ bị dồn nén và tích tụ bên trong đứa trẻ sẽ khiến cho con người bị tác động rất nhiều về mặt tâm lý, họ dễ trở nên nóng giận, khó có thể kiềm chế cảm xúc và hành vi của bản thân. Đặc biệt, những tổn thương chất chứa và tích tụ bên trong sẽ có thể bùng phát bất cứ lúc nào và tác động rất lớn đến đời sống, sức khỏe của con người.
Theo nhận định của các chuyên gia thì hiện nay có rất nhiều các trường hợp bệnh trầm cảm, rối loạn tâm sinh lý, tự kỷ, stress, mệt mỏi kéo dài đều có nguyên nhân chủ yếu từ chính người bệnh. Có thể họ không bị tác động hay ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài mà do chính sự mâu thuẫn bên trong bản thân gây nên. Do đó việc khám phá và chữa lành đứa trẻ bên trong bạn thật sự rất cần thiết.
Nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương
Tất cả mọi đứa trẻ sinh ra đều mong muốn mình được lớn lên trong một gia đình tràn đầy tình yêu thương, nhận được những sự chăm sóc, quan tâm của mọi người để không cảm thấy cô đơn và buồn tủi. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của mình, mỗi đứa trẻ đều muốn mọi người công nhận và quan tâm đến giá trị của bản thân.
Những kí ức đau buồn trong quá khứ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tổn thương cho “đứa trẻ”
Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như thế. Bởi trong thực tế có rất nhiều đứa trẻ bị ghẻ lạnh, đối xử tệ bạc hoặc thậm chí là bị bỏ rơi, sỉ nhục, chê bai thậm tệ. Điều này sẽ gây nên những tổn thương, trải nghiệm tồi tệ đối với tiềm thức của đứa trẻ và sẽ theo họ đến suốt cuộc đời.
Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đứa trẻ bên trong của bạn bị tổn thương. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến và thường gặp nhất:
- Tuổi thơ thường xuyên bị bạo hành, ngược đãi về thân thể lẫn tinh thần
- Là nạn nhân của bạo lực học đường, gia đình.
- Từng bị lăng mạ, sỉ nhục, chê bai, trách mắng, so sánh với nhiều người.
- Sống trong gia đình thiếu vắng tình thương, cha mẹ thường xuyên bất hòa, mâu thuẫn hoặc ly hôn.
- Bị đối xử bất công, không nhận được sự công bằng, luôn bị khinh thường.
- Bị bỏ rơi, thiếu vắng tình yêu thương, không được quan tâm, chăm sóc.
- Do sự ảnh hưởng từ những lời nói tiêu cực, mang tính chất gây tổn thương.
- Được dạy dỗ một cách nghiêm khắc, độc đoán, cực đoan.
- Đã từng bị phản bội trong quá khứ, mất niềm tin.
Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương
Thông thường, một người tồn tại đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương và đau khổ sẽ kèm theo những thiếu sót về hành vi, suy nghĩ, cách cư xử bên ngoài.
Họ thường dễ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, suy nghĩ tiêu cực. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn về tương lai, công việc.
Người nào còn tồn tại đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương sẽ có các thiếu sót về hành vi, suy nghĩ, cách cư xử.
Một số dấu hiệu giúp ta nhận biết một người đang bị tổn thương đứa trẻ bên trong:
- Cảm thấy bản thân đang gặp phải một vấn đề bất ổn nào đó nhưng không thể xác định được rõ ràng.
- Có xu hướng muốn sống và làm hài lòng mọi người xung quanh; thiếu lập trường và bản sắc riêng của mình.
- Cảm thấy bất an, lo lắng khi phải thực hiện một điều gì đó quá mới mẻ.
- Có xu hướng muốn tích trữ mọi thứ và khó buông bỏ chúng.
- Luôn cố gắng và nỗ lực để trở thành một người hoàn hảo, thành công.
- Cho rằng bản thân thiếu sót, liên tục tự chỉ trích, chê bai bản thân.
- Cảm thấy xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc quá mạnh mẽ, ví dụ như tức giận, buồn chán, khóc lóc, cáu gắt,…
- Là người cầu toàn, cứng nhắc trong tất cả mọi việc.
- Xem bản thân là tội đồ, có cảm giác rất sợ địa ngục.
- Có trách nhiệm với những người xung quanh nhưng lại thường bỏ bê chính bản thân.
- Luôn tìm cách tránh né hoặc hạn chế tối đa các xung đột, mâu thuẫn.
- Không có cảm giác gần gũi, yêu thương đối với người thân, nhất là cha mẹ.
- Cảm thấy khó khăn để phải từ chối một ai đó, tuy nhiên khi đồng ý lại cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
- Có cảm giác không tin tưởng người khác và cả bản thân của mình.
- Rất sợ hãi việc bị bỏ rơi và luôn cố gắng để níu kéo, nắm giữ một mối quan hệ.
- Cảm thấy xấu hổ về chức năng cơ thể của bản thân.
- Luôn tự trách mắng, chỉ trích bản thân khi gây ra những thiếu sót hoặc các yếu kém của chính mình.
- Cảm thấy không đủ tư cách để sống.
Tùy vào nguyên nhân tổn thương của “đứa trẻ” mà mỗi người sẽ có các triệu chứng và cách biểu hiện khác nhau.
Tuy vậy, hầu hết những người gặp phải tổn thương trong quá khứ đều có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc khác lạ khi trưởng thành.
Tầm quan trọng của việc chữa lành đứa trẻ bên trong bạn
Nhà tâm lý học lâm sàng Trish Phillips, đã từng nhận định rằng “Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một đứa trẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương xứng đáng khi còn nhỏ”.
Bởi những đứa trẻ bên trong bạn sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nhất là khi phải đối mặt với những chấn thương hoặc nỗi đau tâm lý dữ dội.
Cũng bởi không phải ai cũng có được một tuổi thơ trọn vẹn và đầy “màu hồng”.
Nếu bạn đã từng trải qua những sự kiện gây tổn thương tâm lý như bị bỏ rơi, bạo hành, ghét bỏ, thì đứa trẻ bên trong bạn sẽ trở nên nhỏ bé, nó sẽ dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhiều hơn.
Đôi lúc bạn sẽ phải tự chôn vùi những nỗi đau này để tự bảo vệ chính bản thân mình – cả đứa trẻ bên trong và con người hiện tại của bạn.
Việc cố gắng che giấu nỗi đau không thể làm lành được những tổn thương trong quá khứ.
Cũng bởi những đau thương này sẽ tồn tại và theo ta đến khi trưởng thành, đặc biệt là tổn thương trong các mối quan hệ và không thể thỏa mãn được các nhu cầu của bản thân.
Khi ta nhận thấy rằng bản thân đang thực hiện các hành vi tự hủy hoại, thì có thể đứa trẻ trong ta đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần được bảo vệ, chữa lành ngay lập tức.
“Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một đứa trẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương xứng đáng khi còn nhỏ”
Trong thực tế, ngay cả những người thương yêu ta nhất đôi lúc cũng có thể làm cho ta tổn thương và gây ảnh hưởng đến lòng tự trọng của chúng ta.
Những vết thương lòng này sẽ không thể tự động biến mất trừ khi ta có thể đối diện chấp nhận và dành thời gian để chữa lành đứa trẻ bên trong ta.
Nếu không thể kịp thời chữa lành đứa trẻ bên trong sẽ khiến cho quá trình trưởng thành của ta gặp nhiều khó khăn.
Ta sẽ phải thường xuyên đối tượng với sự tự ti, mặc cảm, sợ hãi, hổ thẹn, thậm chí là gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý, bị tê liệt tinh thần và làm gia tăng nguy cơ tự sát, làm tổn hại để thân thể.
Bên cạnh đó, khi những cảm xúc tiêu cực cứ bị dồn nén và ngự trị quá lâu bên trong con người sẽ khiến cho ta hình thành xu hướng áp đặt và nuôi dạy con cái theo ý muốn tiềm ẩn của chính mình. Điều này sẽ vô tình làm cho các thế hệ về sau cũng bị tổn thương đứa trẻ bên trong và cứ tiếp nối không có hồi kết.
Khi những tổn thương bên trong được chữa lành, sẽ giúp cho ta dễ dàng chấp nhận bản thân hơn.
Đồng thời khi trưởng thành ta sẽ đón nhận các tổn thương và chấp nhận những ưu khuyết điểm của chính mình.
Hơn thế, ta cũng sẽ biết cách tôn trọng và hoàn thành các nhu cầu riêng, nhờ đó mà hình thành được lối sống tích cực, lạc quan.
Cách chữa lành đứa trẻ bên trong ta
Đa phần chúng ta đều cảm thấy sợ hãi và muốn tránh né việc hồi tưởng lại những trải nghiệm, kí ức tồi tệ trong quá khứ. Tuy nhiên, việc chối bỏ đứa trẻ không thể giúp ta chữa lành các tổn thương mà còn làm cho chúng trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn.
Chuyên gia tâm lý học Trish Phillips từng cho biết rằng, phương pháp chữa lành đứa trẻ bên trong ta hiệu quả nhất đó chính là tạo ra một không gian cho phép tiềm thức được hoạt động. Ta sẽ tập trung hoàn toàn vào bên trong bản thân để có thể khám phá ra được những cảm xúc thực hiện của chính mình.
Phương pháp chữa lành đứa trẻ bên trong ta hiệu quả nhất đó chính là tạo ra một không gian cho phép tiềm thức được hoạt động.
Để chữa lành những tổn thương của đứa trẻ bên trong ta, ta có thể áp dụng một số phương pháp như:
1. Thừa nhận sự tồn tại của “đứa trẻ”
Nếu ta đủ cởi mở để sẵn sàng khám phá mối quan hệ tiềm ẩn này thì ta sẽ rất dễ dàng để kết nối với đứa trẻ bên trong bản thân mình.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Kim Egel nhận định rằng, bất kì ai trong chúng ta đều có thể kết nối được với đứa trẻ nội tâm của mình.
Tuy nhiên, sự hoài nghi và xu hướng muốn tránh né quá khứ sẽ khiến ta gặp nhiều trở ngại trong quá trình khám phá và tìm hiểu bản thân.
Việc thừa nhận đứa trẻ này chỉ đơn giản liên quan đến ý thức và sự chấp nhận những sự việc đã từng làm ta đau đớn trong quá khứ.
Hãy dành thời gian để suy ngẫm về những tổn thương này để giúp ta hiểu hơn về những ảnh hưởng mà chúng gây ra.
2. Lắng nghe tiếng nói của “đứa trẻ”
Sau khi đã thoải mái chấp nhận và mở cánh cửa để kết nối với đứa trẻ bên trong ta thì điều quan trọng mà ta phải làm đó chính là lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của nó.
“Những cảm giác này thường xuất hiện trong những tình huống kích thích cảm xúc mạnh, sự khó chịu hoặc vết thương cũ”
Việc lắng nghe tiếng nói của nội tâm sẽ giúp ta có thể đón nhận được những cảm xúc thực sự bằng cả tâm hồn.
Việc xác thực các tổn thương và nỗi đau mà ta từng trải qua là cách đầu tiên và cực kì quan trọng để ta có thể vượt qua nó.
3. Thể hiện tình yêu bản thân
Ai trong chúng ta đều có nhu cầu muốn được yêu thương, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Để giúp cho các tổn thương của đứa trẻ bên trong ta được chữa lành thì điều cần thiết là ta phải thể được tình yêu thương bản thân của chính mình.
Muốn chữa lành đứa trẻ bên trong, trước tiên hãy yêu thương “đứa trẻ” bên ngoài.
Hãy liên tưởng về thời tuổi thơ ta đã từng ước mơ và mong muốn thực hiện điều gì, ta muốn trở thành ai và muốn được trải nghiệm điều gì.
Những mong ước đó vẫn sẽ tồn tại bên trong ta và nó xứng đáng được nhận sự yêu thương.
Hãy làm tất cả mọi thứ bằng sự chân thành và chắc chắn rằng đứa trẻ bên trong ta có thể hiểu và biết được điều đó.
4. Tịnh tâm, cầu nguyện (Thiền định)
Sau khi đã tự vấn đứa trẻ bên trong ta thì phương pháp thiền định sẽ giúp ta tìm thấy được câu trả lời cho chính mình.
Khi ngồi thiền ta sẽ có cơ hội để gia tăng nhận thức của bản thân, nhận thức đúng đắn và biết cách chấp nhận những cảm xúc hàng ngày một cách tốt nhất.
Thiền định đưa con người tiến vào trạng thái tập trung cao độ để hòa nhịp với tâm hồn và có thể lắng nghe đứa trẻ từ sâu trong tiềm thức.
Thông qua quá trình ngồi thiền ta sẽ sẵn sàng để đón nhận các cảm xúc cá nhân, đồng thời thể hiện chúng một cách mạnh mẽ hơn.
5. Viết nhật kí – Nói chuyện với đứa trẻ bên trong
Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen viết nhật kí là phương pháp hữu hiệu có thể giúp người lớn vượt qua được các trải nghiệm khó khăn và những vấn đề về rối loạn cảm xúc.
Nếu việc viết nhật kí có thể giúp cho ta nhận ra được các khuôn khổ của cuộc sống mà ta mong muốn thay đổi, thì thói quen này cũng có thể áp dụng từ quan điểm của đứa trẻ bên trong ta.
Hiệu quả chữa lành của việc viết nhật ký là giúp ta nói chuyện với đứa trẻ bên trong, từ đó nhận biết được những hành vi, cảm xúc vô ích được hình thành từ thời thơ bé.
Đặc biệt, khi viết nhật kí ta cần phải tạm gác lại con người hiện tại qua một bên và tập trung vào tiếng nói của đứa trẻ.
6. Liên tưởng lại những niềm vui của quá khứ
Khi trưởng thành ta phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm hơn, tuy vậy ta cũng không nên lãng quên đi những giây phút, kỉ niệm đáng nhớ và vui vẻ thời tuổi thơ.
Nếu như thời thơ ấu của ta thiếu vắng những kí ức hạnh phúc thì việc trở lại là một đứa trẻ ngây thơ để thực hiện những điều mình thích sẽ giúp nguôi ngoai phần nào những tổn thương trong quá khứ.
Hãy hồi tưởng lại ký ức tuổi thơ qua việc trải nghiệm lại những trò chơi trong quá khứ.
Nếu có điều kiện gặp lại các sự vật, địa điểm liên quan đến ký ức đẹp đẽ trong quá khứ, hãy đến tiếp xúc trực tiếp để có thể trải nghiệm lại và thể hiện tính cách “đứa trẻ bên trong” ra ngoài.
Những thú vui, hoạt động đơn giản hoài niệm như chơi trò chơi dân gian, ăn một cây kem, chơi một trò chơi điện tử đều thư giãn tâm hồn giúp chữa lành đứa trẻ bên trong của ta.
7. Tỏ ra nhẫn nại
Tất cả mọi trẻ em đều rất cần sự nhẫn nại của những người xung quanh. Bởi lúc này trẻ đang trong hành trình học hỏi và dần hoàn thiện bản thân, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Để đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn thì cần một khoảng thời gian nhất định.
Nếu ta đang nỗ lực từng ngày và cố gắng hết sức mình thì hãy tập kiên nhẫn với chính mình. Có thể ta cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin, rèn luyện để phát triển kỹ năng và xây dựng nhiều mối quan hệ hơn là ta nghĩ.
8. Tự động viên chính mình
Ai trong chúng ta đều muốn nhận được những lời động viên, khuyến khích tích cực, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế hãy cố gắng cho đứa trẻ bên trong của ta hiểu rằng nó hoàn toàn có khả năng thực hiện được những ước muốn của mình.
Niềm tin chính là chìa khóa vàng để giúp ta hoàn thành được những điều mà mình mong muốn. Hãy luôn nhắc nhở bản thân và dành những lời động viên để tạo động lực vượt qua được những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
9. Dành thời gian để vui chơi, thư giãn
Vui chơi là cách tốt nhất để trẻ em có thể tiếp xúc và học hỏi thêm những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Hãy đảm bảo rằng đứa trẻ bên trong ta được hoạt động và vui chơi đúng với lứa tuổi của nó. Khi ta thích thú điều gì đó hãy dành thời gian để thực hiện chúng nhiều hơn.
Hãy để những niềm vui nhỏ nhoi giúp ta có được một cuộc sống mà mình từng ao ước. Khi làm những điều mà bản thân thực sự yêu thích sẽ khiến ta trở nên tích cực, hạn chế sự mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực.
Tâm lý trị liệu
Khám phá đứa trẻ bên trong và chữa lành tâm hồn
Bên cạnh những phương pháp nêu trên thì tâm lý trị liệu cũng là một trong các giải pháp an toàn và hữu hiệu giúp chữa lành đứa trẻ bên trong ta.
Việc được trao đổi và trò chuyện cùng với nhà trị liệu/ chuyên gia tâm lý/ master coach sẽ mang đến cho ta một không gian an toàn để bày tỏ cảm xúc và làm chủ chính mình.
Tâm lý trị liệu
giải pháp an toàn để chữa lành đứa trẻ bên trong ta
Hơn ai hết, các nhà trị liệu là người hiểu được cách hoạt động của đứa trẻ bên trong mỗi người.
Họ sẽ sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để dần khai thác những ảnh hưởng của thời thơ ấu đối với đứa trẻ bên trong ta.
Thậm chí họ còn có thể giúp ta quay trở lại những kí ức đau khổ trong quá khứ để dần tháo gỡ và giải quyết chúng tốt hơn.
Việc kết nối giữa thực tại và đứa trẻ bên trong ta sẽ giúp ta dễ dàng chấp nhận được những sự tổn thương và bao dung hơn cho nó.
Nhờ vào tâm lý trị liệu mà đứa trẻ có thể được chữa lành những đau khổ, tổn thương, tủi nhục đã kiềm nén rất lâu nay.
Thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp ta sẽ dần hiểu hơn về chính mình và có cách nhìn đúng đắn hơn để nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ nội tâm của chính mình.
REPARENTING
(Tự giáo dục mình, thay cho cha mẹ)
TUỔI THƠ CỦA CHÚNG TA LÀ NƠI TA HÌNH THÀNH TIỀM THỨC
Đó cũng là nơi chúng ta học cách xử lý cảm xúc,
nhận biết các mối quan hệ trông như thế nào,
được dạy cách giữ ranh giới và hình thành vô số thói quen, cùng hành vi khác.
Trong điều kiện lý tưởng nhất của tuổi thơ, cha mẹ sẽ là hai người hiện thực hóa, cho phép con cái được nhìn thấy và lắng nghe như một cá thể duy nhất mà chúng có. Nhưng điều đó là không đủ qua từng giai đoạn lớn lên của con cái.
Chính vì lẽ đó cụm từ REPARENTING ra đời để nói về hành trình những bạn trẻ tự dạy cho bản thân những điều mà cha mẹ không thể hoặc không dạy trong những ngày thơ ấu.
Reparenting là gì?
(Tự giáo dục mình, thay cho cha mẹ)
Ban đầu, Reparenting được nhắc đến như một hình thức trị liệu tâm lý. Trong đó, nhà trị liệu đảm nhận vai trò của một nhân vật thay thế cha mẹ để điều trị các rối loạn tâm lý do lạm dụng hoặc nuôi dạy con cái khiếm khuyết của phụ huynh.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, thuật ngữ Reparenting được dùng để chỉ những kiến thức mà các bạn tự dạy cho bản thân mình thay cho cha mẹ khi đã có đầy đủ nhận thức về thế giới quan để bù đắp cho những thiếu hụt của bản thân.
Tại sao Reparenting lại thực sự cần thiết?
Reparenting ra đời bắt nguồn từ niềm tin rằng phần lớn người trẻ lớn lên mà không được đáp ứng đủ nhu cầu về nhận thức thế giới quan của chúng.
Thời thơ ấu là thời điểm quan trọng khi chúng ta học những nguyên tắc cơ bản nhất để sống cuộc sống của riêng mình.
Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có đủ năng lực, thời gian để dạy con cái mình những kiến thức như quản lý tài chính cá nhân, quản lý thời gian, thiết lập kế hoạch cuộc đời,…
Quá trình phát hiện những thiếu hụt về nhận thức, kỹ năng,… của bản thân và quyết định thay đổi nó chính là Reparenting.
5 bước để bắt đầu hành trình Reparenting
Khi quyết định áp dụng phương pháp Reparenting, nghĩa là chúng ta đang bắt đầu chịu trách nhiệm lớn hơn với cuộc đời mình.
Việc thay thế cha mẹ tự giáo dục chính mình đòi hỏi bạn phải trở nên trưởng thành, chín chắn hơn bao giờ hết.
1. Hít thở và duy trì sự điềm tĩnh
Reparenting không phải là một quá trình đơn giản có thể ngày một ngày hai là hoàn thiện.
“Nuôi dạy đứa trẻ bên trong bạn” cần một quá trình lâu dài.
Vậy nên, trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình này, hãy tập hít thở để đỡ choáng ngợp trước những điều phải làm tiếp theo.
Đừng cố gắng làm nhiều thứ cùng 1 lúc, bạn sẽ trở nên quá tải.
Hãy viết ra tất cả những điều bạn muốn làm cho bản thân, hay nói đúng hơn là “dạy” cho mình.
Từ từ sắp xếp nó theo các mốc thời gian hợp lý. Tham khảo “Lập kế hoạch bằng phương pháp Design Thinking” để hiểu hơn về việc sắp xếp và thiết lập một bản kế hoạch hành động cho bản thân.
2. Giữ một lời hứa nhỏ với bản thân mỗi ngày
Bạn nên chọn một điều gì đó có khả năng thành công cao đối với bạn như viết nhật ký mỗi ngày, đi bộ 5 phút, thiền 2 phút,… Việc giữ lời hứa với bản thân từ những điều nhỏ bé, chiếm thời gian ít nhất sẽ giúp bạn có thêm động lực và niềm tin vào năng lực của mình và tiếp tục thực hiện, duy trì những kế hoạch học tập, thay đổi hiện tại.
3. Nói với một người bạn tin tưởng về kế hoạch “Nuôi dạy đứa trẻ bên trong bạn”
Nhấn mạnh ở đây, là bạn không nên chọn đối tượng chia sẻ là ba mẹ.
Vì điều bạn đang làm là giúp họ hoàn thành một phần nhỏ nghĩa vụ dạy dỗ con cái mà họ không thể hoặc không đủ năng lực hoặc thời gian để dạy bạn.
Việc nói điều này với họ có thể sẽ phần nào khiến họ cảm thấy buồn, thất vọng và tủi thân về chính mình và về cả bạn nữa.
Việc nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là đơn giản, nên hãy thông cảm cho cha mẹ nếu có một điều gì đó họ không thể giúp bạn hoặc dạy bạn. Vì có đôi khi, chính họ cũng chưa từng biết về những điều ấy.
Hãy lựa chọn chia sẻ kế hoạch của mình với một người bạn tin tưởng nhất. Điều này sẽ thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện kế hoạch để chứng minh cho bản thân bạn và cả người đó rằng bạn KHÔNG NÓI SUÔNG.
4. Luôn giữ bên mình câu “thần chú”: Mình có thể làm gì để bản thân tốt hơn ngay bây giờ?
Khi còn nhỏ, không phải lúc nào chúng ta cũng được cung cấp những thứ chúng ta cần bao gồm cả về vật chất, kiến thức.
Khi trưởng thành, chúng ta có cơ hội để trao những gì chúng ta cần cho bản thân mình. Khi bạn cảm thấy bản thân có những cảm xúc mạnh mẽ về một điều gì đó, hãy đặt câu hỏi này và hành động.
5. Động viên đứa trẻ bên trong bạn mỗi ngày
Tất cả đứa trẻ trên thế giới này đều rất thích những lời khen kể cả đứa trẻ bên trong bạn.
Khi đóng vai là người nuôi dạy đứa trẻ ấy, điều bạn cần làm là không ngừng động viên và khích lệ chúng mỗi ngày như cách mà cha mẹ bạn vẫn làm khi bạn bắt đầu chập chững biết đi, biết nói. Khi bạn làm vậy, bạn đang tôn vinh con người bạn đang trở thành.
Kết.
Ai rồi cũng lớn, rồi cũng sẽ xuất hiện người mà chúng ta cần chịu trách nhiệm nuôi dạy chúng lớn lên. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta cần nuôi dạy chính những đứa trẻ bên trong mình. Chúng luôn khát cầu được chú ý, được nâng niu, được yêu thương và được đầu tư đúng cách.
Linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh
Tags: Tâm lý
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIEO HY VỌNG CHO NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT
- KHI CÁC GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ KHỚP VỚI HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
- MARGUERITE STERN, CỰU FEMEN, XIN LỖI NGƯỜI CÔNG GIÁO
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
- CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 10. « CHÚA THÁNH THẦN, HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN
- TẠI SAO CHA MATTHIEU JASSERON, NGÔI SAO TIKTOK, THÔNG BÁO “RÚT” KHỎI CHỨC LINH MỤC ?
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG, CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI TRONG GIÁO HỘI
- “THẦY ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐEM BÌNH AN, NHƯNG ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO”: CHÚA GIÊSU CÓ BẠO LỰC KHÔNG?
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ TRƯỞNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G7 VỀ VIỆC HOÀ NHẬP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 2024
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2024 : HÃY ĐI RA VÀ MỜI GỌI MỌI NGƯỜI VÀO TIỆC CƯỚI
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: NHIỀU ĐÓNG GÓP VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI
- NGÀY QUỐC TẾ TRẺ EM GÁI
- ĐÊM CẦU NGUYỆN ĐẠI KẾT: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ