DỰA VÀO QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI ĐỂ MỞ RA CÁNH CỬA HẠNH PHÚC

Written by xbvn on Tháng Năm 18th, 2023. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Đức Phanxicô viết đề tựa cho một cuốn sách, được bày bán hôm nay ở Ý, có tựa đề « Hương vị thay đổi » tường thuật lại cuộc đối thoại giữa một tu sĩ Dòng và là nhà kinh tế học Gaël Giraud, người Pháp, và Carlo Petrini, một nhà hoạt động về thức ăn chậm người Ý. Cùng với họ, Đức Phanxicô tố cáo mô hình kinh tế hiện tại và hoan nghênh sự dấn thân của các bạn trẻ để cho người lớn biết tiêu thụ ít hơn và tương quan tốt hơn với người khác, vốn là những chìa khóa của quá trình chuyển đổi sinh thái và mở ra cánh cửa hạnh phúc.

 

« Tình hình môi trường rất nghiêm trọng mà chúng ta đang sống, con đẻ của « nền kinh tế giết chết này » và đã gây ra tiếng kêu đau khổ của Trái Đất và tiếng kêu thống khổ và lo âu của người nghèo » là mối bận tâm chung của các tác giả của một cuốn sách do Đức Thánh Cha Phanxicô viết đề tựa vào ngày 11/4/2023 ; nhà kinh tế học và là tu sĩ Dòng Tên Giraud và Carlo Petrini, nhà hoạt động về thức ăn chậm nổi tiếng ở Ý.

Trong cuốn sách có tựa đề « Hương vị thay đổi. Quá trình chuyển đổi sinh thái như một phương tiện đạt tới hạnh phúc », được xuất bản vào ngày 17/5/2023 ở Ý, hai tác giả người châu Âu này đã biên soạn, như Đức Thánh Cha Phanxicô thuật lại, « một phân tích có cơ sở và chặt chẽ » về mô hình kinh tế hiện nay, mà như Oscar Wilde nói, được Đức Thánh Cha trích dẫn, « chúng ta biết giá cả của mọi thứ và chẳng có giá trị gì ».

« Hãy thừa nhận rằng, sự phát triển kinh tế khinh suất mà chúng ta phải tuân theo, gây ra sự mất cân bằng khí hậu vốn đè nặng lên đôi vai của người nghèo khổ nhất, cách riêng ở châu Phi hạ Sahara », Đức Thánh Cha khẳng định và đồng thời tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể đóng cửa đối với những người đang hay sẽ chạy trốn các thảm họa môi trường vốn là những hậu quả trực tiếp của phương thức tiêu thụ không kiểm soát của chúng ta. Ngài tuyên bố : « Đối mặt với hạn hán, thiên tai, buộc phải di cư vì khí hậu, chúng ta không thể dửng dưng », như thế « chúng ta sẽ đồng lõa với việc phá hủy vẻ đẹp mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta ».

Lũ lụt tại Somalia, ảnh: AFP

Con người bị hy sinh trên bàn thờ của lợi nhuận

Tiếp tục bình luận về nhận xét của hai tác giả, Đức Thánh Cha đề cập đến lời phê bình của hai tác giả về khái niệm « phúc lợi » (bien-être), « theo đó GDP là một thần tượng đáng để hy sinh mỗi khía cạnh của việc sống chung : việc tôn trọng môi trường, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng nhân phẩm ». Đức Thánh Cha nói rằng ngài bị tác động bởi sự neo bám lịch sử của GDP, như Gaël Giraud thuật lại. GDP sẽ tự khẳng định mình trong thời kỳ Đức quốc xã và « điểm mốc của nó được thể hiện bằng ngành công nghiệp vũ khí ». Đức Phanxicô tóm tắt : một cách nào đó, người ta có thể nói rằng GDP có một nguồn gốc hiếu chiến. Công việc của phụ nữ ở nhà đã không được tính đến vì nó không phục vụ chiến tranh. Đó là một « bằng chứng khác » cho thấy « thật cấp bách biết bao để loại bỏ viễn cảnh này mà dường như coi thường khía cạnh con người của nền kinh tế, hy sinh con người trên bàn thờ của lợi nhuận như một tham chiếu tuyệt đối ».

Những người trẻ mang lại hy vọng

Nhưng cuốn « Hương vị thay đổi » không chỉ là một lời phê bình vì các tác giả cũng đưa ra những kinh nghiệm có tính xây dựng và đã chứng minh khả năng của chúng trong việc bảo vệ ngôi nhà chung và công ích. Gaël Giraud và Carlo Petrini nhìn thấy nơi các thế hệ trẻ một lý do tin tưởng và hy vọng, điều này làm cho Đức Thánh Cha vui mừng nhấn mạnh rằng nói chung, người lớn phàn nàn về người trẻ, khi giải thích rằng thời trước tốt hơn.

« Chúng ta phải chân thành thừa nhận rằng chính người trẻ là hiện thân đầu tiên của sự thay đổi mà tất cả chúng ta đều cần một cách khách quan. Chính họ đòi hỏi một sự thay đổi ở những nơi khác nhau trên thế giới. Đó là thay đổi phong cách sống của chúng ta, lối sống quá tàn phá môi trường. Thay đổi tương quan của chúng ta với các nguồn tài nguyên của Trái Đất vốn không phải vô tận. Thay đổi lối hành xử của chúng ta đối với các thế hệ mới mà chúng ta đang đánh cắp tương lai ». Đức Thánh Cha hoan nghênh việc những người trẻ không chỉ bằng lòng với việc đòi hỏi, nhưng đang biểu lộ ở những nơi công cộng chống lại « một hệ thống kinh bất công đối với người nghèo và là kẻ thù của môi trường » và nhất là họ đã chuyển sang hành động bằng cách đưa ra những chọn lựa có trách nhiệm về lương thực, giao thông, tiêu thụ. « Chính người trẻ giáo dục chúng ta » khi chọn cách tiêu thụ ít hơn và sống nhiều hơn các mối tương quan liên vị của mình, quan tâm đến những điều kiện tạo ra sản phẩm và không gây ô nhiễm bằng cách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và ít tác động đến khí hậu hơn. Đức Thánh Cha cũng nhìn thấy trong đó « một lý do để an ủi và tin tưởng ».

Tầm quan trọng của việc biết đối thoại

Một điểm nổi bật khác của lời tựa này, đó là Đức Thánh Cha coi là cấp bách việc dạy cho các thế hệ trẻ, từ thời thơ ấu, « thực hành đối thoại ». Đối với ngài, cuộc đối thoại của hai tác giả này  « trở thành tuyen ngôn cho một tương lai khả thi », bằng chứng cho thấy rằng tình huynh đệ nhân loại và tình bạn xã hội phải trở nên « cơ sở cụ thể và hiệu quả cho các mối quan hệ của chúng ta, trên bình diện cá nhân, cộng đồng và chính trị ».

Cũng như các tác giả của cuốn sách này, Đức Thánh Cha cũng muốn chứng kiến trong quá trình chuyển đổi sinh thái một môi trường trong đó mỗi anh chị em có thể chăm sóc ngôi nhà chung, bằng cách đặt cược vào sự kiện rằng, bằng cách tiêu thụ ít hơn và dựa vào các tương quan liên vị, sẽ có thể mở ra « cánh cửa hạnh phúc của chúng ta ».

Tý Linh

(theo Marie Duhamel, Vatican News)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30