ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI NÊU RÕ NHỮNG RANH GIỚI CỦA MỘT NỀN THẦN HỌC CÔNG GIÁO ĐÚNG ĐẮN
Phát biểu hôm 7.12.2012 trước các thành viên của Ủy ban thần học quốc tế, đức Bênêđictô XVI đã khai triển nhiều tiêu chí của « bộ luật di truyền » của thần học Công giáo : tuyên xưng đức tin, phù hợp lý trí, chú tâm đến « cảm thức đức tin của các tín hữu » (sensus fidelium), đến Chân lý phổ quát và đến học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Lần đầu tiên, hôm thứ Sáu 7.12.2012 tại Vatican, khóa họp khoáng đại của Ủy ban thần học quốc tế đã nhóm họp dưới sự hướng dẫn của vị tân chủ tịch của mình là Đức cha Gerhard Ludwig Müller, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và vị tân tổng thư ký là cha Serge-Thomas Bonino.
Nhân dịp này, đức Bênêđictô XVI đã bình luận một tài liệu của Ủy ban « Thần học ngày nay. Những viễn ảnh, các nguyên tắc và các tiêu chí ». Đó là cơ hội cho Đức Thánh Cha trở lại với các tiêu chí đánh giá thần học Công giáo.
Trước tiên, « bộ luật di truyền » của thần học này, – « bảo đảm sự duy nhất trong sự đa dạng các lối diễn tả của nó » -, được tóm tắt thành hai từ ngữ bất khả tách rời : phù hợp với đức tin (confessionnel) và phù hợp với lý trí (rationnel). Và điều này, « trong một khung cảnh văn hóa mà ngày càng gia tăng những mưu toan tước đi khỏi thần học một cương vị hàn lâm do mối liên hệ nội tại của nó với đức tin, hay tách rời nó khỏi chiều kích đức tin và tuyên tín, có nguy cơ lẫn lộn nó với các khoa học tôn giáo ».
Phân biệt một cảm thức đức tin đích thực nơi các tín hữu với những giả mạo của nó
Đức Bênêđictô XVI đã dừng lại lâu hơn ở khái niệm « cảm thức của các tín hữu » (sensus fidelium). Ngài đã nhắc lại rằng Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến vai trò đặc thù của Huấn quyền. Nó cũng nhấn mạnh rằng « toàn Dân Thiên Chúa tham dự vào sứ mạng ngôn sứ của Chúa Kitô ». Đức Bênêđictô XVI nhận thấy nơi « cảm thức đức tin » (sensus fidei) của các tín hữu « một thứ bản năng siêu nhiên nào đó, mà có cùng bản chất (connaturalité) sống còn với chính đối tượng của đức tin, một tiêu chí để phân định liệu một chân lý thuộc về kho tàng sống động của truyền thống tông đồ hay không ».
Tuy nhiên, đức Bênêđictô XVI khuyến khích « làm rõ các tiêu chí cho phép phân biệt một « cảm thức của các tín hữu » đích thực với những giả mạo của nó ». Về phương diện này, người ta không thể hình dung nó như là « một thứ dư luận của Giáo Hội, và không thể nghĩ tới việc trích dẫn nó để phản đối các giáo huấn của Huấn quyền, vì ‘cảm thức đức tin’ này chỉ có thể được phát triển cách đích thực nơi các tín hữu trong chừng mực họ tham dự cách trọn vẹn vào đời sống của Giáo Hội, và do đó đòi hỏi sự gắn bó có trách nhiệm với Huấn quyền của mình ».
« Chúa bác bỏ hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và hận thù »
Và chính « cảm thức đức tin siêu nhiên này của các tín hữu » mà Đức Thánh Cha kêu gọi để « phản ứng cách mạnh mẽ » chống lại ý tưởng cho rằng « các tôn giáo độc thần tự nó có thể chất chứa bạo lực, nhất là do tham vọng của chúng tin vào một chân lý phổ quát ».
Chống lại một thứ « đa thần giáo các giá trị », phù hợp với tinh thần của một xã hội dân chủ đa nguyên mà « bảo đảm sự bao dung và hòa bình dân sự », đức Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ khẳng định rằng « bằng vào sự tối thượng của Agape (Tình yêu), Chúa bác bỏ hoàn toàn mọi hình thức bạo lực và hận thù ».
Chính « những sai lầm của con người » nằm ở nguồn gốc của những bạo lực tôn giáo. Đi xa hơn nữa, theo một trong những chủ đề yêu thích của mình, Đức Thánh Cha cho rằng « khi khả năng cho mọi người quy chiếu đến một chân lý khách quan bị chối từ, thì việc đối thoại sẽ trở thành bất khả và bạo lực, minh nhiên hay ẩn giấu, trở nên quy luật của các mối tương quan của con người ». Đối với Đức Thánh Cha, chính sự quên lãng Thiên Chúa đã đẩy xã hội loài người vào một hình thức chủ nghĩa tương đối gây nên bạo lực. Chính việc cắt đứt các mối quan hệ của con người với Thiên Chúa mới sinh ra sự bất quân bình sâu xa giữa con người với nhau.
Sau cùng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác nhận rằng « học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là cái ngoại lai được thêm vào học thuyết đức tin, nhưng rút ra nhữn nguyên tắc sâu xa của nó từ chính những nguồn mạch của đức tin, để làm cho hữu hiệu, trong sự đa dạng rất lớn của các hoàn cảnh xã hội, giới răn mới của Chúa Kitô : « Các con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con » ».
Tý Linh
Theo La Croix
Tags: Bênêđíctô XVI, Năm-đức-tin, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS