ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRẢ LỜI CHO PIERGIORGIO ODIFREDDI
Một vài ngày sau bức thư của Đức Phanxicô gởi cho nhà sáng lập nhật báo La Repubblica, thì hôm thứ Ba 24.9.2013, nhật báo này đã phổ biến một lá thư khác, lần này là của Đức Bênêđictô XVI. Đây là bức thư trả lời cho một cuốn sách của Piergiorgio Odifreddi, nhà khoa học người Ý, công khai vô thần và bài giáo sĩ . Trong bức thư dài của mình, Đức Bênêđictô XVI đã bắt đầu cuộc đối thoại với Piergiorgio Odifreddi. Ngài phản bác lối giải thích của ông ta về vấn đề ấu dâm nơi hàng giáo sĩ và về hình ảnh của Chúa Giêsu lịch sử.
Đức Thánh Cha đã khai triển một câu trả lời trong bốn điểm, phản ứng lại tác phẩm của nhà toán học này. Cuốn sách của ông ta đặc biệt phê bình các tác phẩm của Đức Bênêđictô XVI về Chúa Giêsu thành Nazareth và Dẫn vào Kitô giáo. Nếu Đức Bênêđictô XVI nhìn nhận rằng toán học là khoa học duy nhất theo nghĩa chặt, thì ngài lại nhấn mạnh rằng thần học đã cung cấp « những kết quả đáng chú ý » trong các lãnh vực lịch sử và triết học. Đồng thời, ngài khẳng định rằng thần học có mục đích hòa giải tôn giáo và lý trí, hai chức năng « có tầm quan trọng chủ yếu đối với nhân loại ».
Đức Bênêđictô XVI cám ơn nhà toán học này vì « cuộc đối thoại nghiêm chỉnh » về những vấn đề này, nhưng ngày tố giác lối ứng xử đối với các vấn đề liên quan đến linh mục và luân lý Công giáo. Liên quan đến vấn đề ấu dâm nơi hàng giáo sĩ, Đức Bênêđictô XVI, người đi hàng đầu trong việc chống lại gương mù gương xấu này, đã mạnh mẽ nhắc lại : « Tôi đã chưa bao giờ tìm cách che giấu sự việc ». « Người ta không được trình bày cách phóng đại cách xử sự sai lệch này như thể đó là một vết nhơ bẩn của riêng Công giáo ». Và ngài nhấn mạnh : « Người ta không thể làm cho câm lặng sự dữ từ bên trong Giáo Hội, nhưng người ta cũng không thể làm cho câm lặng phần to lớn sự tốt lành và trong sáng mà đức tin Kitô giáo đã để lại trong suốt dòng thế kỷ ».
« Những gì ông nói về hình ảnh Chúa Giêsu không xứng đáng với cương vị khoa học gia của ông », Đức Bênêđictô XVI nói tiếp, bằng cách dựa vào nhiều tác giả bàn về những phê bình của ông ta và đồng thời khuyên ông ta đọc các tác giả đó. Câu trả lời của Đức Thánh Cha, chứng tỏ sự uyên bác và lập luận vững chắc, đã mạnh mẽ bác bỏ một số khẳng định của nhà toán học này về « Chúa Giêsu thành Nazareth » và lối giải thích chú giải-lịch sử của ngài.
« Thưa ông giáo sư, lời phê bình của tôi phần nào cứng rắn. Nhưng sự thẳng thắn là thành phần của đối thoại : chỉ bằng cách này mà tri thức có thể lớn lên. Ông đã rất thẳng thắn với tôi, và do đó ông sẽ chấp nhận rằng tôi thẳng thắn với ông ».
Dưới đây là một vài đoạn trong bức thư của Đức Bênêđictô XVI :
« Thưa ông giáo sư Odifreddi, (…) tôi xin cám ơn ông vì đã tìm cách, cho đến những chi tiết, đối chất với cuốn sách của tôi và do đó với đức tin của tôi ; đó là phần lớn những gì tôi đã mô tả trong diễn từ của tôi ở Giáo triều Rôma nhân dịp Giáng Sinh 2009. Tôi cũng phải cám ơn ông vì sự trung thực mà ông đã bàn đến bản văn của tôi, bằng việc chân thành tìm cách trả lại công bằng cho nó.
Nhận xét của tôi liên quan đến cuốn sách của ông là trong tổng thể mâu thuẫn của nó. Tôi đã đọc một số phần của nó cách thích thú và ích lợi. Ngược lại, nơi một số phần khác, tôi đã kinh ngạc về một sự gây hấn nào đó và sự xấc xược của lối lập luận. (…)
Nhiều lần ông đã lưu ý với tôi rằng thần học là khoa học-viễn tưởng. Về vấn đề này, tôi ngạc nhiên khi thấy ông coi cuốn sách của tôi đáng một cuộc thảo luận chi tiết như thế. Cho phép tôi đề nghị bốn điểm liên quan đến một vấn đề như thế :
1. Thật đúng khi khẳng định rằng « khoa học », theo nghĩa chặt nhất của từ, đó chỉ là toán học, nhưng ông đã cho tôi biết rằng thật thích hợp để phân biệt thêm giữa số học và hình học. Trong tất cả các môn đặc thù này, các phương pháp khoa học đều có hình thức riêng của nó theo tính đặc thù của đối tượng của chúng. Điều chính yếu là áp dụng một phương pháp có thể chứng thực, loại trừ tính tùy tiện và bảo đảm tính hợp lý trong các hình thái khác nhau của mỗi môn.
2. Ít ra ông cần nhìn nhận rằng, trong khung cảnh lịch sử và của tư tưởng triết học, thần học đã sản sinh những kết quả bền vững.
3. Một chức năng quan trọng của thần học là chức năng duy trì tôn giáo gắn liền với lý trí và lý trí với tôn giáo. Hai chức năng này có tầm quan trong thiết yếu đối với nhân loại. Trong cuộc đối thoại của tôi với Habermac, tôi đã chứng minh rằng có những bệnh lý của tôn giáo và – không kém nguy hiểm – những bệnh lý của lý trí. Cả hai đều cần đến nhau và liên kết chúng chặt chẽ với nhau là một bổn phận quan trọng của thần học.
4. Mặt khác, khoa học-viễn tưởng/hư cấu tồn tại trong khuôn khổ của những khoa học khác nhau. Những gì ông đã trình bày về các lý thuyết liên quan đến khởi đầu và cùng đích của thế giới nơi Heisenberg, Schrödinger,…, tôi muốn chỉ điều đó như là khoa học-viễn tưởng theo nghĩa đúng đắn của từ ngữ : nó hệ tại những cái nhìn và những viễn tưởng để đạt tới một sự hiểu biết đích thực nhưng đó chỉ là những xuất hiện mà chúng ta tìm cách đến gần thực tại. Vả lại, văn phong lớn của khoa học viễn tưởng cũng có trong lý thuyết tiến hoa. Gien ích kỷ của Richard Dawkins là một ví dụ cổ điển khoa học viễn tưởng. Người vĩ đại Jacques Monod đã viết những câu mà ông ta đã chắc chắn đưa vào trong công trình của ông ta như là thuần túy thuộc về khoa học viễn tưởng. Tôi trích dẫn : « Sự xuất hiện của động vật tứ chi có xương sống…có nguồn gốc của nó từ sự kiện một chú cá nguyên thủy ‘đã chọn’ đi thám hiểm mặt đất, mà thế nhưng trên đó nó không thể di chuyển nếu không bằng cách nhảy cách vụng về và từ đó tạo nên, như là hệ quả của một sự thay đổi ứng xử, áp lực chọn lọc nhờ đó các chi vững mạnh của động vật tứ chi có xương sống hẳn đã được phát triển. Trong số các con cháu của chú cá thám hiểm can đảm này, Magellan của cuộc tiến hóa, một số con có thể chạy với tốc độ cao hơn 70 km giờ… » (trích dẫn theo bản tiếng Ý « Il caso e la necessità », Milan 2001, tr.117 và tt).
Đối với tất cả các chủ đề được thảo luận cho đến đây, đó là một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh mà – như tôi đã nhiều lần lặp đi lặp lại – tôi biết ơn. Tuy nhiên liên quan đến chương về linh mục và luân lý công giáo và cách khác nữa các chương về Chúa Giêsu thì vấn đề không như thế. Đối với những gì ông tuyên bố về cuộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên nơi các linh mục, tôi chỉ có thể – như ông biết – ghi nhận điều đó với một sự rụng rời sâu xa. Tôi đã chưa bao giờ tìm cách che giấu những sự việc này. Việc sức mạnh của sự dữ thấm nhập cho đến tận trong thế giới đức tin, đối với chúng tôi, là một điều đau khổ mà, một mặt, chúng tôi phải chịu đựng, đang khi mà, mặt khác, chúng tôi phải cùng lúc làm tất cả hết sức có thể để những trường hợp tương tự khác không còn nảy sinh nữa. Đó cũng không phải là một sự an ủi khi biết rằng, theo những nghiên cứu của các nhà xã hội học, phần trăm các linh mục bị buộc tội không cao hơn phần trăm hiện nay đối với các loại nghề nghiệp tương tự khác. Dù sao đi nữa, không được trình bày cách phóng đại sự sai lệch này như thể đó là một vết nhơ riêng của đạo Công giáo.
Nếu không được phép câm lặng đối với sự dữ trong Giáo Hội, thì cũng không được câm lặng trước phần to lớn sự tốt lành và trong sáng mà đức tin đã sản sinh – từ thánh Biển Đức và em gái Scolastica của ngài, từ thánh Phanxicô và thánh Clara ở Assidi cho đến thánh Têrêxa và thánh Gioan Thánh Giá, những vị đại thánh của đức ái như Vinh Sơn và Camillo de Lellis cho đến Mẹ Têrêxa Calcutta và những nhân vật cao quý của thế kỷ 19. Cũng đúng rằng ngày nay đức tin thúc đẩy nhiều người đến tình yêu vô vị lợi, phục vụ người khác, đến sự chân thành và công bằng. (…)
Những gì ông nói về con người Chúa Giêsu không xứng đáng với cương vị khoa học gia của ông.
Liên quan đến Chúa Giêsu, nếu ông đặt câu hỏi như thể, rốt cục, chúng ta không biết gì và, với tư cách là nhà khoa học, không gì có thể chấp nhận được, thì như thế tôi chỉ có thể, cách cương quyết, mời ông tỏ ra có khả năng hơn chút nữa về quan điểm lịch sử. Về điều này, tôi đặc biệt khuyên ông đọc bốn bộ mà Martin Hengel (Phân khoa thần học Tübingen của Tin Lành) đã phổ biến cùng với Maria Schwemer : đó là một ví dụ tuyệt vời của sự chính xác lịch sử và những thông tin lịch sử rộng rãi. Đứng trước điều đó, những gì ông nói liên quan đến Chúa Giêsu là một sự xấc xược mà ông không nên lặp đi lặp lại. Đó là một sự kiện không thể chối cãi rằng trong khoa chú giải, nhiều thứ đã được viết do thiếu nghiêm chỉnh. Cuộc hội thảo ở Hoa Kỳ về Chúa Giêsu mà ông đã trích dẫn ở các trang 105 trở đi một lần nữa chỉ xác nhận những gì Albert Schweitzer đã viết về « la Leben-Jesu-Forschung » (Nghiên cứu về đời sống của Chúa Giêsu) và cái gọi là « Chúa Giêsu lịch sử » nhiều nhất là bức gương của các ý tưởng của các tác giả. Tuy nhiên, những hình thức làm việc lịch sử được viết tồi như thế không làm tổn hại chút nào tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh, vốn đã mang lại cho chúng tôi những hiểu biết đích thực liên quan đến lời rao giảng và con người của Chúa Giêsu.
(…) Vả lại, tôi phải mạnh mẽ đẩy lùi lời khẳng định của ông (trang 126) theo đó tôi đã trình bày lối chú giải phê bình lịch sử như là một dụng cụ của kẻ phản kitô. Bàn về trình thuật những cám dỗ của Chúa Giêsu, tôi đã chỉ lấy lại luận đề của Soloviev theo đó lối chú giải phê bình lịch sử cũng có thể được sử dụng nơi kẻ phản kitô – đó là một sự kiện không thể chối cãi được. Tuy nhiên, đồng thời – và cách riêng trong tiền đề của cuốn sách đầu tiên của tôi về Chúa Giêsu thành Nazareth – tôi đã làm sáng tỏ cách rõ ràng rằng lối chú giải phê bình lịch sử là cần thiết cho một đức tin vốn không đề nghị những huyền thoại với những hình ảnh lịch sử nhưng đòi hỏi một phương pháp lịch sử đích thực : như thế cũng cần phải trình bày thực tại lịch sử của những lời khẳng định của ông một cách lịch sử. Về điều đó cũng không đúng đối với ông khi nói rằng tôi đã chỉ quan tâm đến những nền tảng không thay đổi : trái lại, mọi nỗ lực của tôi có mục tiêu cho thấy rằng Chúa Giêsu được mô tả trong Tin Mừng cũng là Chúa Giêsu lịch sự thực sự ; rằng đó là một lịch sử thực sự đã xảy đến. (…)
Với chương 19 trong sách của ông, chúng ta trở lại những khía cạnh tích cực của cuộc đối thoại của ông với tư tưởng của tôi. (…) Cho dù lối giải thích của ông về Ga 1,1 là rất xa với những gì tác giả Tin Mừng muốn nói, thế nhưng có một sự đồng nhất quan trọng. Nhưng nếu ông muốn thay thế Thiên Chúa bằng « Thiên Nhiên », thì câu hỏi còn lại là biết thiên nhiên này là ai hay đó là gì. Ông không xác định nó chỗ nào cả và do đó nó xuất hiện như một vị thần phi lý vốn không giải thích được gì.
Đặc biệt tôi muốn lưu ý ông rằng trong tôn giáo toán học của ông, ba chủ đề căn bản của cuộc sống con người không được xét đến : tự do, tình yêu và sự dữ. Tôi ngạc nhiên rằng bằng một cử chỉ đơn giản ông đã thanh toán sự tự do mà hiện nay đã và vẫn còn đang là giá trị căn bản của thời hiện đại. Trong sách của ông, tình yêu không hề xuất hiện và không có thông tin nào liên quan đến sự dữ. Cho dù khoa sinh học thần kinh nói hay không nói gì về tự do, trong bi kịch hiện nay của lịch sử chúng ta, thì nó vẫn hiện diện như là một thực tại quyết định và phải được xét đến. Nhưng tôn giáo toán học của ông không mang lại thông tin nào về sự dữ. Một tôn giáo bỏ qua những đòi hỏi căn bản này thì vẫn vô nghĩa.
Thưa Giáo sư, phê bình của tôi đối với cuốn sách của ông có phần nào cứng rắn. Nhưng sự thẳng thắn là thành phần của cuộc đối thoại ; sự hiểu biết chỉ có thể lớn lên theo cách này. Ông đã rất thẳng thắn và tôi hy vọng rằng ông sẽ chấp nhận lời phê bình của tôi trong tinh thần đó. Dù sao tôi đánh giá tích cực sự kiện rằng qua sự đối chất của ông với cuốn Dẫn vào Kitô giáo của tôi, ông đã tìm kiếm một cuộc đối thoại cởi mở với đức tin của Giáo Hội Công Giáo và, cho dù có những tương phản, thì trong phạm vi trung tâm, vẫn có nhiều điểm đồng nhất.
Cầu chúc thân ái và chúc công việc của ông tiến triển tốt đẹp”
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Bênêđíctô XVI, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
- “LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
- “VĂN HÓA LẮNG NGHE TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG NÀY LÀ MỘT ÂN HUỆ TUYỆT VỜI”
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG KHÔNG CÓ TÔNG HUẤN
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- “DILEXIT NOS”: CÁC TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP ĐƯỢC VINH DANH TRONG THÔNG ĐIỆP MỚI
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- “DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
- “DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
- MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI