ĐỨC CHA CACCIA TẠI LIÊN HỢP QUỐC: TÒA THÁNH ỦNG HỘ NGUYÊN TẮC KHÔNG TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Việc trục xuất người nước ngoài là trọng tâm của bài tham luận, vào ngày 2 tháng 11 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, của Đức cha Caccia, đại diện Tòa thánh. Ngài ủng hộ một số điều khoản trong dự thảo của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là ủng hộ việc không trả lại một người nước ngoài bị giam giữ về một quốc gia mà người đó sẽ phải đối mặt với án tử hình.
“Tòa Thánh kiên quyết ủng hộ việc mở rộng nguyên tắc không trả lại, như được quy định trong dự thảo điều 23 và 24, cũng như sự phát triển dần dần về việc hạn chế hình phạt tử hình.” Đó là phát biểu của Đức cha Gabriele Caccia, Sứ thần Tòa Thánh và quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc, trong bài phát biểu vào ngày 2 tháng 11 tại New York về vấn đề trục xuất người nước ngoài. Vị đại diện của Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến dự thảo các điều khoản của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, mà ngài nhấn mạnh và ủng hộ một số khía cạnh.
Tính ưu việt của con người
Trước tiên, Đức cha Caccia đã lưu ý rằng tài liệu này “nhấn mạnh đến tính ưu việt của nhân quyền và phẩm giá con người trên lợi ích quốc gia” mà không đặt vấn đề về “quyền của các Quốc gia trong việc quy định việc di cư” và không áp đặt “bất kỳ hạn chế quá đáng nào đối với các trường hợp trong đó việc trục xuất người nước ngoài được biện minh”. Đây là lý do tại sao phái đoàn Vatican hoan nghênh “điều 5, quy định rằng các biện pháp liên quan đến việc trục xuất người nước ngoài phải được thực hiện phù hợp với khuôn khổ pháp lý quốc gia và nghĩa vụ của Nhà nước theo luật pháp quốc tế”.
Hạn chế án tử hình
Đức cha Caccia đặc biệt hoan nghênh “đoạn 2 của điều 23, mở rộng đến các Quốc gia hiện không áp dụng hình phạt tử hình – mặc dù hình phạt này vẫn có thể tồn tại trong luật pháp của họ – lệnh cấm trục xuất người nước ngoài đến các Quốc gia nơi có nguy cơ thực sự rằng họ sẽ phải chịu án tử hình”. Đức Cha giải thích quan điểm của mình bằng cách tuyên bố rằng “không ai phải bị trục xuất, trả lại hoặc dẫn độ sang một quốc gia khác khi có căn cứ nghiêm túc để tin rằng tính mạng hoặc sự toàn vẹn thể chất của họ sẽ bị đe dọa”. Ngài nói thêm rằng “việc giam giữ phải là ngoại lệ chứ không phải là quy tắc.” Ngài khẳng định nó không bao giờ được tùy tiện hay trừng phạt mà luôn “tôn trọng trọn vẹn nhân quyền”. Trong khuôn khổ này, “quyền ưu tiên cao nhất phải được dành cho quyền sống của gia đình và ngăn ngừa tình trạng ly tán gia đình, như được nêu trong dự thảo điều 18”. Đặc biệt trẻ em xứng đáng được quan tâm đặc biệt.
Quyền của tất cả mọi người được xét xử đúng thủ tục
“Mọi người, bất kể tình trạng pháp lý của họ, đều có quyền được xử lý theo đúng thủ tục.” Nguyên tắc này đặc biệt có giá trị cho người nước ngoài bị đe dọa trục xuất. Đây là lý do tại sao Tòa Thánh hoan nghênh dự thảo các điều 26, 27 và 28 liên quan đến các quyền tố tụng. Tuy nhiên, ngài cho rằng “cần thiết phải cung cấp các quy định bổ sung liên quan đến quyền xem xét tư pháp nhanh chóng về tính hợp pháp của việc giam giữ, quyền nhận quyết định bằng văn bản và quyền được biết thông tin về các biện pháp pháp lý sẵn có”.
Việc thành lập một cơ quan mang tính ràng buộc về việc trục xuất
Phần lớn những người di cư là do cưỡng buộc để thoát khỏi sự đàn áp, bạo lực, thiên tai và nghèo đói. Do đó, Đức Cha quan sát viên của Tòa Thánh nhắc lại rằng “di cư là một phản ứng tự nhiên của con người trước các cuộc khủng hoảng, dựa trên mong muốn chung về một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Do đó, điều lôgíc là việc gia tăng các cuộc xung đột trên thế giới đã góp phần làm hiện tượng di cư trở nên tồi tệ hơn. Theo Đứccha Caccia, tất cả những điều này đòi hỏi những quyết định quan trọng. “Đây là lý do tại sao Tòa Thánh hoàn toàn ủng hộ việc thông qua một công cụ quốc tế mang tính ràng buộc về việc trục xuất người nước ngoài, cũng như việc thành lập một ủy ban đặc biệt hoặc một nhóm làm việc với thành phần không hạn chế, được mở rộng mở cho tất cả các quốc gia, chịu trách nhiệm thương lượng một công cụ như vậy”. Mục đích của đề xuất này là đạt được “việc xây dựng các chuẩn mực chung và các tiêu chuẩn rõ ràng”.
Tý Linh
(theo Innocent Adovi , Vatican News)
Tags: Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Nhân-phẩm
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TÌNH TRẠNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ CÓ CẢI THIỆN HƠN
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”