ĐỨC CHA DIDIER BERTHET, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN SAINT-DIÉ, QUA ĐỜI
Bị bệnh ung thư trong hai năm, Đức Giám mục của Saint-Dié đã giao lại trách vụ giám mục của mình trong sáu tháng, thời gian cần thiết để điều trị. Giáo phận đã đồng hành cùng ngài trong những tháng cuối cùng của bệnh tật cho đến khi ngài qua đời vào tối thứ Sáu ngày 8/9/2023.
Chiến đấu trong nhiều tháng chống lại căn bệnh ung thư, Đức cha Didier Berthet đã qua đời vào ngày 8 tháng 9, đúng ngày Giáo hội cử hành Lễ Sinh nhật của Đức Maria, 61 tuổi. Những người biết ngài đều ca ngợi ngài và đặc biệt ca ngợi sự dấn thân đại kết của ngài.
Vào năm 2022, ngài đã rời xa trách vụ giám mục của mình trong sáu tháng để nhận được sự chăm sóc thích hợp và quyết tâm tiếp tục các hoạt động của mình vào tháng 2 năm 2023, với tư cách là người đứng đầu giáo phận Saint-Dié. Căn bệnh không buông tha ngài dù những biện pháp điều trị bắt buộc và nặng nề vẫn được thực hiện.
“Chúng ta đã có thể cùng nhau gánh vác những hạn chế này để cho phép Đức cha Didier Berthet tiếp tục cuộc sống và sứ vụ của mình, với niềm vui và hy vọng,” một thông cáo từ giáo phận công bố vào ngày 5 tháng 9, ngày mà tình trạng sức khỏe của ngài xấu đi.
Cách đây vài tuần, Đức cha Didier Berthet đã lưu trú tại đan viện Biển Đức ở Chevetogne, theo nghi lễ Latinh và Byzantine. Trong những ngày gần đây, ngài đã được đón tiếp bởi tu viện của các nữ tu Portieux, nơi ngài được hưởng dịch vụ chăm sóc cuối đời tại nhà.
Với hết sức lực của mình, ngài muốn thể hiện sự quan tâm của mình đến các tín hữu, đặc biệt bằng cách hiện diện với tư cách là Giám mục và bệnh nhân trong cuộc hành hương Lộ Đức. Tuần trước, và mặc dù rất mệt mỏi, ngài vẫn nhất quyết tiếp đón Paul Petitdemange, người sẽ được thụ phong Phó tế vào ngày 17 tháng 9, tại nhà thờ chính tòa Saint-Dié.
Sinh ngày 11 tháng 6 năm 1962 tại Boulogne-Billancourt (Hauts-de-Seine), Didier Berthet được thụ phong linh mục năm 1992 cho giáo phận Nanterre, sau một cuộc hành trình độc đáo. Quả thế, chính trong Giáo hội Cải cách tại Pháp mà, khi còn nhỏ, ngài đã được rửa tội, mẹ ngài theo đạo Tin lành. Từ thời niên thiếu, người con trai của một kỹ sư này đã băn khoăn về ơn gọi tu trì của mình. Mục sư… hay linh mục? Ngài tâm sự với La Croix vào năm 2016 : “Tôi biết đến Giáo hội Công giáo khi tôi vào trường trung học Công giáo Saint-Jean-Hulst ở Versailles. Sau đó, vào năm tôi lấy bằng tú tài, năm 1980, tôi đã tham dự chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II tới Pháp. Khi đó tôi đã xác tín rằng Giáo hội Công giáo rõ ràng đang cưu mang sứ điệp của các Tông đồ. Và đặc biệt thông qua việc kế vị của các Giám mục kể từ thời thánh Phêrô Tông đồ”.
Trở thành người Công giáo sau khi kết thúc quá trình học tại Sciences-Po Paris, ngài đã cân nhắc sự nghiệp làm đại sứ. Ngài giải thích: “Tôi đã và đang thích gặp gỡ mọi người và các nền văn hóa”. Đó sẽ là Giáo hội: được phong chức sau sáu năm tại chủng viện ở Rôma, trước tiên ngài thi hành sứ vụ của mình ở Rueil-Malmaison (Hauts-de-Seine), nơi ngài sẽ chịu trách nhiệm đặc biệt về chức vụ tuyên úy của các trường trung học và cao đẳng công lập, sau đó là cha sở ở Antony, trong tám năm. Năm 2006, ngài trở thành nhà đào tạo tại Chủng viện Saint-Sulpice ở Issy-les-Moulineaux, nơi ngài được bổ nhiệm làm bề trên một năm sau đó.
Năm 2016, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục, ngài kế nhiệm Đức Cha Jean-Paul Mathieu, người đã đến tuổi 75. Trong Hội đồng Giám mục Pháp, ngài là chủ tịch Hội đồng Hiệp nhất Kitô hữu và Quan hệ với Do Thái giáo. Ngài cũng là đồng chủ tịch của ủy ban hỗn hợp Công giáo-Luthero-Cải cách.
Từ quá khứ theo đạo Tin lành của mình, ngài từng giữ sự gắn bó này đối với vai trò mục tử. “Tôi không phải là một nhà thần học hay một học giả uyên bác, mà là một mục tử,” ngài nói với La Croix như thế vào năm 2016. Ngài có tính hài hước và quan tâm đến người khác. “Hãy là người hy sinh mạng sống của mình để làm cho một dân tộc được sống. » Ngài để lại khẩu hiệu giám mục của mình như một di sản: “Để họ được sống” (Ga 1-10).
Thánh lễ an táng sẽ do Đức Cha Jean-Luc Bouilleret, Tổng Giám mục Besançon, chủ tế. Chính Đức cha Gérard Daucourt, nguyên Giám mục của Nanterre, sẽ giảng lễ trước sự hiện diện của nhiều Giám mục.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Xem video Cha Didier Berthet chào mừng các Giám mục, linh mục và cộng đoàn phụng vụ đến mừng thánh lễ bổn mạng của Hội Xuân Bích và cũng là bổn mạng của Chủng viện 21/11/2008. Ngài là vị Bề trên đầu tiên của Chủng viện Saint-Sulpice, mà không phải là linh mục Xuân Bích. Ngài cũng từng đến thăm Đại Chủng viện Huế.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- BÀI HÁT: CÚI LẠY CHÚA TÔI
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG