ĐỨC CHA GALLAGHER : UCRAINA CÓ QUYỀN TỰ VỆ

Written by xbvn on Tháng Năm 14th, 2022. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Đức cha Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, sẽ đến Kiev vào tuần tới. Ngài cho biết trong moọt cuộc phỏng vấn với truyền hình Ý, Tòa Thánh luôn dành một chỗ cho đối thoại để đạt tới hòa bình.

Vào ngày thứ Tư 18/5 đến, Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh sẽ đến Kiev, một chuyến viếng thăm dự kiến trước lễ Phục Sinh nhưng đã bị hoãn lại vì lý do sức khỏe. Đó là điểm khởi đầu của cuộc phỏng vấn dài dành cho đài truyền hình Ý, trên Tg2 Post : 20 phút trực tiếp tập trung vào cuộc chiến tranh ở Ucraina, và những tác động quốc tế và đại kết của nó theo quan điểm của Tòa Thánh.

Một không gian đối thoại để đạt tới hòa bình

Khi xem xét chiến lược của NATO và những động lực của cuộc xung đột này, Đức Cha đã nhiều lần lặp lại rằng Đức Thánh Cha công nhận giá trị của mọi hệ thống an ninh và do đó cả phòng thủ, miễn là nó « tương xứng ». Đức Cha nói, Đức Thánh Cha « rất lưu ý để chúng ta không rơi vào một cuộc chạy đua vũ  trang mới » và, trái lại, « luôn dành chỗ cho đối thoại và thảo luận để đạt tới hòa bình ». Điều đó cũng có giá trị cho vấn đề gởi vũ khí đến Kiev. Đức Cha nói : « Ucraina có quyền tự vệ », nhưng cần phải tránh một cuộc chạy đua tái vũ trang, cũng bởi vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến tranh nguy hiểm do « chiều kích hạt nhân » của nó.

Tòa Thánh sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp

Nhiều lần, Đức cha Gallagher lặp lại rằng lập trường của Tòa Thánh dựa trên sự ủng hộ mọi nỗ lực đối thoại : cần phải tìm kiếm các giải pháp, « đồng thời vẫn luôn theo quy định của cộng đồng quốc tế ». Như vào thời chiến tranh lạnh, Tòa Thánh « tạo nên các không gian đối thoại » để thúc đẩy sự hiểu biết và tìm kiếm một giải pháp. Và thêm nữa : các dấu hiệu của tình liên đới, như các chuyến đi của các Hồng y được Đức Thánh Cha sai đến Ucraina hay việc đón tiếp những người vợ của các tư lệnh của tiểu đoàn Azov tại quảng trường Thánh Phêrô, đã đủ trong cuộcchiến tranh này chưa ? Đức Cha trả lời : « Chúng không đủ », nhưng chúng là một cử chỉ quan trọng để mang lại « sự khích lệ và hy vọng » từ phía một « Giáo hoàng làm chủ cử chỉ của mình », ngài có « sự nhạy cảm tuyệt vời đối với nỗi đau khổ của nhân loại » và muốn thông tri nỗi đau khổ này cho thế giới.

Chiều kích tôn giáo của cuộc xung đột

Liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ucraina, Đức Cha cũng cho biết, « có một chiều kích tôn giáo không thể phủ nhận được trong cuộc xung đột này ». Đức Cha gợi lên bầu khí căng thẳng gia tăng nơi các Giáo hội Chính Thống giáo và khó khăn đối với Giáo hội Chính Thống giáo Nga trong việc chấp nhận một quan điểm khác với quan điểm của chính phủ. Đức Cha giải thích, đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, cuộc đối thoại đại kết là một ưu tiên, cho dầu vào lúc này cuộc gặp gỡ với Thượng phụ Kirill dường như không đúng lúc bởi vì những điều kiện thích hợp chưa được đáp ứng. Nhưng việc đối thoại sẽ được tiếp tục.

Tương quan với Trung quốc

Tiếp đến, cuộc phỏng vấn bàn về những tác nhân quốc  tế lớn, bắt đầu bằng Hoa Kỳ và Trung quốc. Với tư cách là thành viên của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, Đức Cha khẳng định : « Họ có một vai trò rất quan trọng » nhưng « tất cả mọi người đều có một trách nhiệm luân lý thực thi bổn phận của mình ».

Liên quan đến mối quan hệ với Trung quốc, ngài nêu rõ rằng « Tòa Thánh  tiếp tục cuộc đối thoại từ nhiều năm qua, nhất là về chiều kích Giáo hội ». Đức Cha thừa nhận : « Nó không phải luôn dễ dàng », có những khó khăn và không phải luôn có « những kết quả mong muốn », nhưng Tòa Thánh khuyến khích Trung quốc đóng vai trò thích hợp của mình trên thế giới.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30