ĐỨC CHA GALLAGHER: QUYỀN BÍNH CỦA MỘT GIÁM MỤC, SỰ ĐAN XEN GIỮA SỰ NHẤT QUÁN VÀ KIÊN NHẪN
Đến thăm Phi Luật Tân, Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh đã gặp gỡ các giám mục địa phương ở Malaybalay. Đức Tổng Giám mục Gallagher nhấn mạnh: lãnh đạo trong tinh thần phục vụ không có nghĩa là rụt rè hay im lặng trước sự dữ, nhưng là thực thi quyền bính luân lý khi các quyền lực thế giới trở thành kẻ bách hại.
“Đôi khi có vẻ như việc rao giảng và giảng dạy của chúng ta rơi vào tai của một kẻ điếc và không có kết quả có thể nhận thấy. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng chính trong sự kiên định và nhất quán của chúng ta, luôn luôn trong đức ái, mà quyền bính luân lý giám mục của chúng ta được thực thi. Chúng ta phải kiên nhẫn và tin tưởng vào quyền năng của Chúa”. Đây là lời mời gọi được đưa ra, “tại thời điểm này trong lịch sử”, bởi Bộ trưởng ngoại giao, Đức cha Paul Richard Gallagher, trong thánh lễ được cử hành vào ngày 4/7/2024 tại Tu viện Chúa Hiển Dung ở Malaybalay, trong khuôn khổ chuyến đi đến Phi Luật Tân từ ngày 1 đến ngày 6 tháng Bảy.
Trước nhiều giám mục của quốc gia châu Á này, bao gồm Đức Hồng y Jose F. Advincula, Tổng Giám mục Manila, và chủ tịch Hội đồng Giám mục Quốc gia (CBCP), Đức cha Pablo Virgilio S. David, Giám mục giáo phận Kalookan, Đức cha Gallagher nói tiếp : “Tôi chợt nghĩ đến tựa đề cuốn sách do Đức Hồng y Agostino Casaroli xuất bản về nền ngoại giao của Tòa Thánh trong những năm dẫn đến những thay đổi năm 1989, ‘Sự tử đạo của lòng kiên nhẫn’. Hãy kiên nhẫn, rao giảng và giảng dạy với sự bình thản và xác tín, như Thánh Phaolô nói, “khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện”: đó là một hình thức tử đạo. Chính trong chứng từ nhất quán và kiên nhẫn này mà quyền bính luân lý giám mục của chúng ta được thể hiện”. “Quyền lực của chúng ta đến từ Chúa Kitô, nhưng quyền lực này – vốn là của Người – trở nên rõ ràng qua quyền bính của chúng ta với tư cách là môn đệ và tôi tớ của Người. Do đó, chúng ta hãy quyết tâm luôn luôn sống và hành động như những mục tử ‘secundum cor Christi’ (theo lòng Chúa Kitô mong ước)”.
Tuy nhiên, Đức Cha Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh tuyên bố : “Lãnh đạo với tinh thần phục vụ không có nghĩa là chúng ta được kêu gọi trở nên rụt rè, im lặng hoặc đồng lõa trước sự bất công và sự dữ. Có những lúc, với tư cách là giám mục, với tư cách là người lãnh đạo/đầy tớ, chúng ta phải sử dụng quyền bính luân lý của mình để chống lại quyền bính của các thế lực thế gian này. Chúng ta nghĩ đến gương của thánh Oscar Romero và của vô số các vị tử đạo trong lịch sử Giáo Hội. Như Cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội dạy chúng ta, “khi quyền lực của con người vượt quá giới hạn của trật tự do Thiên Chúa mong muốn, nó tự thần thánh hóa và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối; khi đó nó trở thành con Quái vật trong sách Khải huyền, hình ảnh của quyền lực đế quốc”.
Và chính cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, năm nay kỷ niệm 20 năm xuất bản của nó, được dùng làm nội dung chủ đạo cho bài phát biểu của Đức cha Gallagher. Bốn chủ đề chính của tài liệu đã được ngài đề cập: gia đình, cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị, và cuối cùng là vấn đề di cư.
Đức Cha cho biết: “Khi chúng ta nghĩ về tầm quan trọng của gia đình, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng Phi Luật Tân may mắn có được một nền văn hóa gia đình đặc biệt mạnh mẽ. Vì những lý do tôn giáo, xã hội, kinh tế và văn hóa, gia đình – hay cái mà các nền văn hóa khác gọi là “gia đình mở rộng” – là nền tảng trong cuộc sống của người Phi Luật Tân. Thực tế này có vô số biểu hiện trong nền văn hóa của các bạn, chúng ta có thể nghĩ đến tấm gương của các ông bà ở các tỉnh thành chăm sóc cháu khi cha mẹ chúng làm việc ở Manila hoặc ở nước ngoài”. Ngoài ra, “trẻ em luôn được người Phi Luật Tân coi là phúc lành to lớn và các gia đình đông con đã từng là điều bình thường”.
Tuy nhiên, Đức cha Gallagher lấy làm tiếc rằng thế giới ngày nay đang bị đánh dấu bởi một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học chưa từng có, một vấn đề đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập nhiều lần và cũng không tha cho Phi Luật Tân. Trên thực tế, phần lớn nền kinh tế của đất nước “dựa vào ‘vốn con người’, tức là số lượng lớn người Phi Luật Tân trong độ tuổi lao động, ở đây và ở nước ngoài.” Ngài cảnh báo: “Tuy nhiên, tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng sẽ thay đổi thực tế này”.
Chủ đề thứ ba được thảo luận là mối quan hệ giữa việc truyền đạt thông tin và sức mạnh của nền dân chủ. Nền dân chủ, “để hoạt động, cần có luồng thông tin tự do, khả năng trao đổi thông tin và xác minh các sự kiện như chúng được trình bày, với sự cởi mở trong việc đề xuất các giải pháp mới”. Đức Cha nói tiếp: “Sau mục của cuốn Tóm lược dành cho thông tin và dân chủ, có mục về Giáo hội Công giáo và cộng đồng chính trị, điều này đặc biệt quan trọng và hữu ích cho chúng ta, các giám mục, những người đang cố gắng lèo lái, trong dòng nước đôi khi hỗn loạn, mối quan hệ giữa một bên là Giáo hội và hàng giáo sĩ của Giáo hội, và bên kia là các thẩm quyền chính trị”. “Các nguyên tắc rất rõ ràng: trật tự chính trị có quyền tự trị hợp pháp của riêng mình, điều mà Giáo hội được kêu gọi tôn trọng, cũng như chính Giáo hội mong muốn quyền tự do của mình không bị các nhà chức trách chính trị xâm phạm”.
Về chủ đề cuối cùng, vấn đề di cư, Đức Cha Paul Richard Gallagher nhắc lại rằng Phi Luật Tân là một quốc gia có số lượng người làm việc ở nước ngoài rất cao. Do đó, Giáo hội, ở Phi Luật Tân cũng như các quốc gia trên thế giới, được kêu gọi “làm mọi điều có thể để chăm sóc và bảo vệ những người Phi Luật Tân ở hải ngoại”.
Tý Linh
(theo Charles de Pechpeyrou – Vatican News)
Tags: Á-Châu, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO