ĐỨC CHA GUY DE KERIMEL KHÔNG CHO PHÉP CÁC CHỦNG SINH CỦA MÌNH MẶC ÁO SOUTANE
Sau cuộc gặp gỡ với các chủng sinh trong giáo phận của mình, Đức cha Guy de Kerimel, Tổng Giáo phận Toulouse, hôm 2/6/2022, đã gởi cho họ một lá thư thiết lập những quy tắc về trang phục. Ngài mời gọi các linh mục tương lai hãy « trở nên có thể tiếp cận đối với tất cả mọi người » và « đừng đi vào một nhân vật » « quá giáo sĩ ».
Thoạt nhìn, đây chỉ là vấn đề ngoại hình. Cách sâu xa hơn, trong một lá thứ hôm 2/6/2022 gởi cho các chủng sinh của mình, Đức cha Guy đã vẽ ra bức chân dung tổng hợp về một linh mục, « được xác định và công nhận bởi sự thánh thiện của mình, bởi tinh thần phục vụ và phẩm chất tương quan mục vụ của mình trước hết ». Nói cách khác, không phải áo soutane (áo chùng thâm, tu phục của các chủng sinh, ctcnd) hay cổ rôma làm nên linh mục, nhưng là « đức ái mục tử » phải được sống ngay từ chủng viện.
Áo soutane
Áo soutane và áo surplis
Lá thư như thế cũng nhắm đến trang phục của một số chủng sinh. Và lá thư được gởi đến các chủng sinh cách cá nhân này cho thấy rõ những gì đã được trao đổi hôm trước đó trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Giám mục và các chủng sinh : « Trong tối hôm nay, tôi đã đặt vấn đề trong buổi ban bí tích Thêm Sức cho các sinh viên ở Daurade, khi đối diện với một số người trong các thầy mặc áo soutane và áo surplis, và tôi đã nói với các thầy rằng tôi không muốn các chủng sinh hiển thị mình cách quá giáo sĩ .»
Trong buổi cử hành bí tích Thêm Sức này, hôm Chúa Nhật 22/5/2022, Đức Tổng Giám mục giáo phận Toulouse đã có một kỷ niệm rất xấu : « Hình ảnh của các giáo sĩ tương lai an tọa trong các ghế ngăn, xa với các tín hữu, đã mang lại một hình ảnh rất giáo sĩ và không hợp với hoàn cảnh chủng sinh của các thầy, vốn vẫn đang là các tín hữu giáo dân. » « Đối với tôi, dường như các thầy đã không hiểu được sự can thiệp của tôi và nhất là những gì tôi yêu cầu các thầy », Đức cha de Kerimel nói tiếp. Và từ mong muốn được diễn đạt bằng lời nói, ngài chuyển sang lời nhắc nhở về luật, trong trường hợp này, được Hội đồng Giám mục Pháp ban hành.
Áo surplis
Trở thành những linh mục tốt
Đức Cha nhấn mạnh : « Vì thế, tôi nêu rõ ước muốn của mình : việc mang áo soutane không được phép ở chủng viện, đó là luật có hiệu lực. Vì thế, tôi yêu cầu luật này được áp dụng bên ngoài chủng viện trong giáo phận Toulouse, bao hàm cả các phó tế. Từ khi được tiếp nhận, được phép mang một dấu hiệu đặc trưng (« cổ rôma » hay đơn giản là thánh giá). »
Được nhật báo La Croix hỏi, Đức cha Guy không muốn bình luận gì về lá thư riêng này, lá thư vốn gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Sau khi nhắc nhở các chủng sinh về các quy tắc trang phục của họ, Đức Cha đã mời họ có một cuộc hoán cải mục vụ thực sự : « Đối với tôi, dường như ưu tiên của một người trẻ được đào tạo hướng đến chức tư tế thừa tác là phát triển và củng cố mối tương quan của mình với Chúa Kitô trong sự khiêm tốn và sự thật mà không đi vào một nhân vật nào đó. » « Người ấy phải trở nên có thể tiếp cận đối với tất cả mọi người, quan tâm đến việc yêu thương mọi người, cách riêng những người nghèo nhất và xa cách nhất, trước khi bận tâm hiển thị một căn tính rất rõ nét. »
Ghế ngăn
Những người bảo vệ việc mặc áo soutane
Áo soutane đôi khi được coi như là một dấu của chủ nghĩa bảo thủ. Tuy nhiên, những người bảo vệ nó lại thấy đó là một dấu ấn của một đạo Công giáo được đảm nhận và truyền giáo, vốn cho phép người linh mục có thể được nhận dạng, đối với chính mình và đối với người khác. Chẳng hạn, đó là lập trường của Cộng đồng Thánh Martin, mà đôi khi cũng nhận được những lời phê bình.
Đối với các chủng sinh, chủ đề này rất phức tạp. Quả thế, họ đang ở trong một hoàn cảnh ở giữa : giáo dân trong số giáo dân, họ đã có một chỗ đứng trong đời sống linh mục vì họ đang chuẩn bị cho thiên chức linh mục. Tuy nhiên, nói cách chính xác, họ không phải là giáo sĩ, và vì thế, quy luật được nêu trong Bộ Giáo luật không được áp dụng : « Các giáo sĩ phải mặc tu phục Giáo hội xứng hợp, theo những quy tắc do Hội đồng Giám mục ban hành và theo tập tục hợp lệ tại địa phương » (khoản 284).
Tu phục của các chủng sinh do đó không tuân theo một quy luật cụ thể nào, ngoại trừ các phong tục. Cộng đồng Thánh Martin đã chọn một sự tiến triển rõ ràng, đồng thời với việc dần dần đi vào việc trao hiến chính mình. Được mặc trong phụng vụ từ khi được tiếp nhận, tiếp đến nó luôn được mặc như thế ở trong chủng viện Évron, đặc biệt từ chức phó tế, thuộc hàng giáo sĩ.
Tóm lại, vấn đề không được giải quyết. Tuy nhiên, tu phục trong Giáo hội có một tầm quan trọng vốn được nhấn mạnh gần đây bởi cuốn Chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống của linh mục năm 2013 : « Chúng ta cảm thấy, đặc biệt ngày nay, sự cần thiết đối với người linh mục – người của Thiên Chúa, người phân phát các mầu nhiệm của Ngài – có thể được nhận biết bởi cộng đồng, cũng nhờ vào tu phục mà họ mặc. […] Linh mục phải được nhận biết trước hết qua cách cử xử cũng như cách ăn mặc của mình, để mọi tín hữu và ngay cả mọi người có thể nhận biết ngay căn tính của họ và việc họ thuộc về Thiên Chúa và Giáo hội » (điều 61).
Tý Linh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE