ĐỨC CHA MOULINS-BEAUFORT: “GỌI MỘT BẢN VĂN MỞ ĐƯỜNG CHO VIỆC TRỢ TỬ VÀ AN TỬ LÀ “LUẬT HUYNH ĐỆ” LÀ MỘT SỰ ĐÁNH LỪA”
Đối với Đức Cha chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron mở ra cánh cửa cho việc trợ tử (suicide assisté) và an tử (euthanasie). Đức Cha cũng tố cáo “những lời hứa mơ hồ” liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ (soins palliatifs).
La Croix: Chỉ vài ngày sau khi đưa quyền cố ý ngưng thai vào Hiến pháp, bản văn về việc chấm dứt sự sống này một lần nữa liên quan đến một vấn đề đạo đức: Đức Cha phản ứng thế nào, Đức Cha có lo lắng về những tiến triển này không?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Đất nước chúng ta, kể từ luật Claeys-Leonetti, phải trở thành một đất nước đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với La Croix, Tổng thống của nước Cộng hòa đã trình bày một văn bản soạn sẵn về cái mà ông gọi là “giúp chết” (l’aide à mourir), nhưng về chăm sóc giảm nhẹ, lại có những lời hứa mơ hồ với những con số mơ hồ. Đây hoàn toàn là sự cân bằng hoàn toàn trái ngược với những gì bà Vautrin đã mô tả cho tôi vào sáng thứ Tư.
Những gì được công bố không đưa đất nước chúng ta tới sự sống nhiều hơn, mà hướng tới cái chết như một giải pháp cho sự sống. Tôi đã nói điều này giống như nhiều người khác và tôi sẽ nói lại lần nữa: người Pháp sẽ không hình dung sự chấm dứt sự sống theo cách tương tự nếu việc chăm sóc giảm nhẹ nơi chúng ta là một thực tế cho mọi người ở khắp mọi nơi, như luật yêu cầu vào năm 1999. Trong thời gian gần đây, không chỉ chưa làm gì để cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở những nơi không có, nhưng phương tiện của một số dịch vụ hiện có đã bị cắt giảm hơn nữa. Đây là sự thật.
La Croix: Đức Cha đã gặp Tổng thống Cộng hòa nhiều lần, đặc biệt là về chủ đề chấm dứt sự sống: Đức Cha có tìm thấy trong bản văn này những gì Đức Cha đã có thể nói với ông ấy không?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Tổng thống từ lâu đã tuyên bố rằng ông không muốn dồn tâm trí của mọi người vào các vấn đề xã hội. Ông đã tiếp đón rất nhiều người, bao gồm cả những người lãnh đạo tôn giáo, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng ông ấy cũng khôn khéo. Ông cố gắng lấy lại và làm cho điểm nhấn mạnh nhất của chúng tôi là tình huynh đệ hợp với bản văn được công bố. Gọi một bản văn mở đường cho cả trợ tử và an tử là “luật huynh đệ” là một sự đánh lừa. Một đạo luật như vậy, dù chúng ta muốn gì, sẽ khiến toàn bộ hệ thống y tế của chúng ta hướng tới cái chết như một giải pháp.
La Croix: Trong cuộc phỏng vấn với La Croix, Emmanuel Macron không nói đến cái chết êm dịu hay trợ tử, nhưng nói đến giúp chết. Phản ứng đầu tiên của Đức Cha là gì?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Đây là thuật hùng biện. Trên thực tế, văn bản mở đường cho cả hai khả năng cùng một lúc. Chúng tôi, các giám mục, yêu cầu xã hội giúp sống và sống đến cùng, cho đến chết. Điều giúp chết một cách nhân linh trọn vẹn, đó không phải là một sản phẩm gây chết người, mà là tình cảm, sự kính trọng, quan tâm.
Tổng thống nhấn mạnh “những đau khổ kháng trị” (souffrances réfractaires). Chúng làm mọi người sợ hãi. Nhưng nhiều chuyên gia đảm bảo rằng việc điều trị y tế của họ đang tiến triển. Điều gì đang được thực hiện để khuyến khích việc nghiên cứu? Tất nhiên là có đau khổ, và không ai muốn đau khổ, người Công giáo cũng không hơn những người khác. Tôi không biết mình sẽ có thể chịu đựng được những gì và tôi không muốn đau khổ, cũng không muốn nhìn thấy những người thân yêu của mình hay bất kỳ ai phải đau khổ. Nhưng nghĩ rằng giải pháp là làm cho chết chứ không phải hỗ trợ, đồng hành, yêu thương… thì thật đáng sợ! Sẽ không tốt hơn nếu phát triển sự hỗ trợ cho “người chăm sóc” sao?
La Croix: Emmanuel Macron đã trình bày bốn điều kiện để bệnh nhân có thể yêu cầu sự giúp chết: đối với Đức Cha, những điều kiện này có đủ để quy định việc giúp chết và tôn trọng con người không?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Bản văn, từ những gì được nói, sẽ giới hạn chủ đề một cách rõ ràng. Nhưng cho phép tôi nhắc lại rằng luật pháp ở Pháp cuối cùng đều do Quốc hội đưa ra. Cuộc tranh luận sẽ được kiềm chế ở đó như thế nào?
La Croix: Tổng thống trình bày một khuôn khổ rất rõ ràng, với sự tham luận trong thời gian ngắn và một quyết định tập thể của đội ngũ y tế: phải chăng điều này không đặt ra một trách nhiệm quá nặng nề cho những người chăm sóc?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Tôi không thể nói thay cho những người chăm sóc. Họ sẽ nói những gì họ nghĩ về trách nhiệm được giao cho họ. Tôi tin vào đặc tính chuẩn mực của pháp luật. Pháp luật nhất thiết ảnh hưởng đến việc sử dụng, hành vi, cách suy nghĩ: ở cốt lõi của hệ thống y tế của chúng ta, giờ đây sẽ có khả năng này, dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn mọi thứ khác.
La Croix: Người được làm cho đủ tư cách thực hiện cử chỉ gây chết có thể là chính bệnh nhân, người thân tín hoặc thậm chí là nhân viên y tế. Không nơi nào xuất hiện một điều khoản lương tâm đặc thù: đó có phải là một thiếu sót không?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Tôi e rằng sự vắng mặt này là đặc điểm của triết lý tổng thể của bản văn này. Đâu là, đâu sẽ là hiệp ước xã hội của chúng ta ? Tôi sửng sốt khi các viện dưỡng lão được nhắc đến trong số những nơi có thể. Những cư dân khác sẽ phản ứng thế nào? Người ta muốn ép nhân viên chăm sóc tham gia trò chơi kép nào?
La Croix: Một phần quan trọng của dự luật liên quan đến chăm sóc giảm nhẹ. Đây chẳng phải là câu trả lời tốt nhất trước nỗi đau khổ đang ảnh hưởng đến các bệnh nhân và gia đình sao?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Tôi không thấy đây là một phần quan trọng của dự luật. Ở giai đoạn này, chỉ có những lời hứa hẹn mơ hồ, như từ hai mươi năm qua. Chúng ta không chỉ cần các đơn vị chăm sóc giảm nhẹ, mà còn cần phát triển văn hóa đồng hành với sự đau đớn ngay từ khi bắt đầu chăm sóc bệnh nhân. Tổng thống đang nói về vấn đề này, nhưng cần có những hành động cụ thể.
La Croix: Cách đây hơn một năm, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Giáo hội Ý không còn phản đối luật về trợ tử. Liệu việc tiếp cận trợ tử có phải là một cái xấu ít hơn so với an tử, trong một xã hội mà văn hóa Kitô giáo không còn chiếm đa số?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Cái xấu ít hơn vẫn là cái xấu. Dự luật hiện tại kết hợp hai cử chỉ. Đức tin Kitô giáo soi sáng cách sâu xa quan niệm của chúng ta về sự sống và trách nhiệm con người của chúng ta, nhưng không cần phải là Kitô hữu mới nghĩ rằng một xã hội phát triển bằng cách từ chối gây ra cái chết và bằng cách huy động lực lượng của mình để đồng hành với mỗi người đến hết cuộc đời.
Không cần phải là một Kitô hữu hay thậm chí tin vào Thiên Chúa để hiểu được mối nguy hiểm của việc một xã hội tham gia vào việc kết liễu mạng sống con người.
La Croix: Dự luật sẽ được trình lên Nghị viện trong những tháng tới: Đức Cha có định biểu lộ bằng cách này hay cách khác chống lại dự luật giúp chết này không? Đức Cha muốn nói gì với các nghị sĩ?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Chúng tôi sẽ cố gắng đối thoại với mọi người. Thách thức là rất lớn. Tôi mời gọi các nghị sĩ xem xét mức độ mơ hồ của văn bản được công bố. Họ đã bỏ phiếu cho luật Claeys-Leonetti. Họ có quyền đòi hỏi nó được thực hiện trên thực tế. Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng đất nước chúng ta khuyến khích mỗi người sống. Ước mong họ nhận ra sức nặng của việc bỏ phiếu cho một điều khoản như vậy sẽ đè lên những đồng bào của chúng ta, những người đang bị bệnh, đang gần cuối đời và cô đơn. Làm thế nào họ sẽ không còn cảm thấy mình là một gánh nặng vô ích đối với xã hội? Mỗi con người đều cần thiết cho tất cả những người khác.
La Croix: Đức Cha muốn nói gì với người Công giáo?
Đức cha Éric de Moulins-Beaufort: Họ không đơn độc khi nghĩ rằng sự sống con người xứng đáng được đồng hành đến cùng và không muốn có một bản văn như vậy. Với tư cách là những công dân, họ có một trách nhiệm phải thực hiện để đất nước chúng ta đào sâu sự phục vụ mọi người. Họ thậm chí có thể dấn thân nhiều hơn để nâng đỡ những người đang cận kề cái chết. Thật đáng khi họ khuyến khích các nghị sĩ của mình không bị cuốn theo cảm xúc hoặc nỗi sợ bị gọi là bảo thủ. Đưa ra cái chết như một giải pháp là một tiến bộ sai lầm.
—————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO