ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Written by xbvn on Tháng Năm 6th, 2025. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Một trong những quyết định đầu tiên mà vị Giáo hoàng tiếp theo phải đưa ra sau mật nghị sẽ là việc chọn tông hiệu của mình. Nhưng truyền thống này bắt nguồn từ đâu và sự lựa chọn được thực hiện như thế nào?

Khi được các Hồng y cử tri bầu lên trong mật nghị, Đức tân Giáo hoàng phải trả lời câu hỏi của Đức Hồng y niên trưởng: Quo nomine vis vocari? (Ngài muốn được gọi bằng tông hiệu gì?). Thực hành này có từ thế kỷ thứ VI, khi Đức Giáo hoàng đầu tiên đổi tên là Gioan II, được bầu vào năm 533. Trước ngài, các Đức Giáo hoàng thường sử dụng tên rửa tội của mình. Được đặt tên là Mercurius, theo tên của vị thần ngoại giáo Mercure, ngài quyết định đổi lấy một cái tên Kitô giáo. Nhưng truyền thống đổi tên thực sự được đưa vào bốn thế kỷ sau đó.

Giống như trong Thánh Kinh, khi Thiên Chúa ban cho con người những cái tên mới để đánh dấu một lời kêu gọi hoặc sự biến đổi tâm linh, việc đổi tên của Đức Giáo hoàng tượng trưng cho một ơn gọi mới. Trong Cựu Ước, Abram trở thành Abraham, “cha của tất cả mọi người”, để đáp lại lời hứa về một dòng dõi đông đảo và một dân tộc được chọn (Stk 17, 4). Trong Tân Ước, Simon được đổi tên thành Phêrô, nhận sứ mệnh trở thành đá tảng mà Chúa Kitô sẽ xây dựng Hội Thánh của Người (Mt 16, 18). Điều tương tự cũng đúng trong đời sống đan viện, nơi một tập sinh chọn một tên tu trì khi mặc áo dòng, đánh dấu sự bước vào một cuộc sống mới hướng về Chúa. Vì không có bề trên phẩm trật nào để tuân theo, ngoài Chúa, nên người đứng đầu Giáo hội Công giáo là người duy nhất được chọn tên mới của mình và đây là một trong những hành động đầu tiên với tư cách là tân Giáo hoàng.

Tông hiệu của Đức Giáo hoàng tiếp theo là gì?

Lịch sử cho thấy rằng nhiều vị đã chọn lấy lại tông hiệu của người tiền nhiệm. Vì vậy, một số tông hiệu đã được chọn hơn mười lần. Trong lịch sử giáo hoàng, tông hiệu “Gioan” là dẫn đầu với 21 Giáo hoàng mang tông hiệu này, tiếp theo là tông hiệu “Grêgôriô” và “Bênêđíctô” với 15 vị. Tông hiệu “Clêmentê” có 14 vị. Ngoài ra còn có 13 tông hiệu “Lêô” và “Innôxentê” và 12 tông hiệu “Piô”. Nếu thực sự có Gioan XXIII và Bênêđíctô XVI, thì số thứ tự của các ngài cũng tính đến các ngụy giáo hoàng. Vì vậy, để có được 21 Gioan, chúng ta phải trừ khỏi danh sách những người kế vị thánh Phêrô hai ngụy giáo hoàng là Gioan XVI (997-998) và Gioan XX, người có lẽ chưa bao giờ tồn tại. Tương tự như vậy, ngụy giáo hoàng Bênêđíctô X (1058-1059) phải bị loại khỏi danh sách “Bênêđíctô”. Trong số những tông hiệu mà Đức Giáo hoàng tương lai có thể chọn là Gioan XXIV, Grêgôriô XVII, Lêô XIV, Clêmentê XV, Boniface X và thậm chí cả Innôxentê XIV.

Đức tân Giáo hoàng có thể quyết định đi theo bước chân của các Đức Giáo hoàng gần đây, do đó lựa chọn một “Phanxicô II”, một “Bênêđíctô XVII” hoặc thậm chí là một “Gioan Phaolô III”. Ngài cũng có thể chọn một tông hiệu mới. Vào năm 2013, Đức Hồng y Bergoglio đã đưa ra lựa chọn này bằng cách lấy tên Phanxicô, ám chỉ đến vị thánh mà ngài rất yêu quý, Thánh Phanxicô thành Assidi. Đã 1.100 năm trôi qua kể từ khi một tông hiệu mới được giới thiệu – mặc dù Đức Gioan Phaolô I là người đầu tiên giới thiệu một tên ghép.

Tý Linh

(theo Anna Ashkova , Aleteia)

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2025
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31