ĐỨC MẸ AN GIẤC NGHĨA LÀ GÌ?
Trong khi hầu hết người Công giáo đều quen với lễ “Đức Mẹ Lên Trời”, thì một số người không nhận ra hoặc không hiểu thuật ngữ “Đức Mẹ An Giấc”.
Bức tranh khảm cổ “Đức Trinh Nữ An Giấc” (1296) của Jacopo Torriti, ở vương cung thánh đường Đức Bà Cả
Khi chiêm ngắm mầu nhiệm về sự từ giã cõi đời này của Đức Trinh Nữ Maria, nhiều Kitô thời kỳ đầu đã gọi nó là “Đức Mẹ An Giấc” (Dormition of Mary) (từ tiếng Latinh domire, nghĩa là ngủ). Trong nhiều miền, điều này làm nổi bật niềm tin rằng Đức Maria đã chết trước khi được đưa lên thiêng đàng.
Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giải thích rằng, “Đức Trinh Nữ Vô nhiễm, được gìn giữ tinh tuyền khỏi mọi tì vết nguyên tội, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, đã được đưa lên hưởng vinh quang thiên quốc cả xác cả hồn, và được Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để Mẹ được đồng hình đồng dạng cách sung mãn hơn với Con mình, là Chúa các chúa và là Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (số 966).
Thánh Gioan Damas, vào thế kỷ thứ VIII, kể lại rằng “Thánh Juvenal, Giám mục Giêrusalem, tại Công đồng Chalcedon (451), được cho biết…rằng Đức Maria đã chết trước sự hiện diện của tất cả các Tông đồ, nhưng ngôi mộ của Mẹ, khi được mở ra, theo yêu cầu của Thánh Tôma, đã trống không; từ đó các Tông đồ đã kết luận rằng thân xác đã được đưa về trời”.
Đức Bênêđíctô XVI bình luận về truyền thống này vào năm 2011 trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào ngày 15/8: “Ở Đông phương, ngày nay vẫn còn được biết đến với tên “Đức Trinh Nữ An Giấc”. Một bức tranh khảm cổ ở vương cung thánh đường Đức Bà Cả, ở Rôma, vốn được truyền cảm hứng chính từ hình ảnh “Đức Mẹ An Giấc” này của Đông phương, mô tả các Tông đồ, những người được các Thiên Thần báo về sự kết thúc cuộc sống trần thế của Mẹ Chúa Giêsu, đã tụ tập bên giường Đức Trinh Nữ….”
Nhiều Kitô hữu Đông phương cử hành ngày 15/8 như là ngày Lễ An giấc của Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa và Trọn Đời Đồng Trinh.
Tý Linh
(theo Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG