“ĐỨC MẸ CÁC DÂN TỘC” Ở AMSTERDAM VÀ PHÁN QUYẾT TIÊU CỰC ĐƯỢC ĐỨC PHAOLÔ VI PHÊ CHUẨN
Bộ Giáo lý Đức tin công bố quyết định nhất trí đã được Đức Phaolô VI phê chuẩn, trong đó quyết định tính chất “không siêu nhiên” của các cuộc được cho là hiện ra ở Hà Lan từ năm 1945 đến năm 1959.
Bộ Giáo lý Đức tin công khai phán quyết tiêu cực và dứt khoát của các Đức Hồng y thành viên, những người, vào năm 1974, đã nhất trí tuyên bố “không siêu nhiên” những cuộc hiện ra được cho là của “Đức Mẹ các dân tộc” ở Amsterdam; một quyết định đã được thánh Phaolô VI chấp thuận.
Thông cáo ngày 11/7/2024 cho biết : “Trong những năm qua, theo nguyên tắc chung, Bộ đã không công bố các quyết định của mình liên quan đến các hiện tượng được cho là siêu nhiên, nhưng trước những nghi ngờ dai dẳng nảy sinh về các cuộc được cho là hiện ra và mặc khải của những năm 1945-1959 tại Amsterdam và gắn liền với lòng sùng kính “Đức Mẹ các dân tộc”, Bộ Giáo lý Đức tin công bố kết quả phiên họp thường kỳ của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin thời đó , được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1974”.
Sau đây là các phán quyết:
“1. Liên quan đến phán quyết mang tính giáo thuyết: OMNES : “constat de non supernaturalitate” (Tất cả mọi người : “không công nhận tính chất siêu nhiên”).
2. Liên quan đến việc tiếp tục nghiên cứu về hiện tượng: Tất cả mọi người: “từ chối“”.
Thông cáo nói tiếp, những quyết định này “đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI chấp thuận trong buổi tiếp kiến dành cho Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Franjo Šeper, vào ngày 5 tháng 4 năm 1974. Điều này được thông tri bởi Bộ hiện nay để dân thánh của Thiên Chúa và các mục tử của họ rút ra những hệ quả từ đó”.
Trước khi có các chuẩn mực mới, có hiệu lực vào tháng Năm vừa qua, Bộ chỉ thông báo cho Giám mục những gì đã được quyết định chính thức, và nhiều nhất là công bố những thông tin tổng quát. Ngày nay, để xua tan bất kỳ sự nhầm lẫn nào, quyết định được Đức Thánh Cha phê chuẩn sẽ được công khai và, trong trường hợp này, đó là phán quyết tiêu cực nhất, luôn được dự kiến bởi các chuẩn mực mới, trong đó ghi nhận tính chất không siêu nhiên. Phán quyết này “phải dựa trên các sự kiện và những bằng chứng cụ thể và đã được xác nhận” nhằm chứng minh tính không xác thực của hiện tượng.
Vấn đề lịch sử
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1945, nhân dịp kỷ niệm 600 năm phép lạ Thánh Thể ở Amsterdam, Ida Peederman kể lại rằng bà đã nhìn thấy Đức Trinh Nữ hiện ra với bà với danh hiệu “Đức Mẹ các dân tộc”. Sinh ra ở Alkmaar vào năm 1905, là con út trong gia đình có 5 người con, Ida mồ côi cha mẹ khi mới 8 tuổi và ngay sau đó cùng gia đình chuyển đến Amsterdam, nơi bà ở lại cho đến khi qua đời vào năm 1996. Sau cuộc hiện ra được cho là vào ngày 25 tháng Ba là 55 lần hiện ra khác, kéo dài cho đến năm 1959. Trong suốt 14 năm, theo lời kể của Ida, Đức Trinh Nữ đã tiết lộ trước cho bà một số sự kiện, bao gồm cả cái chết của Đức Piô XII, và cho bà xem hình ảnh của Mẹ, sau này được họa sĩ Heinrich Repke vẽ dựa trên mô tả của người được cho là thị nhân. Ngày nay, bức ảnh này được lưu giữ trong một nhà nguyện được xây dựng vào năm 1973 ở số 3 Diepenbrockstraat, trong một khu dân cư ở phía nam Amsterdam.
Năm 1956, Đức Giám mục của Haarlem-Amsterdam vào thời đó, Đức Cha Johannes Petrus Huibers, đã tuyên bố về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ là “không công nhận tính chất siêu nhiên”. Một phán quyết được củng cố vào tháng 5 năm 1974 bởi Bộ Giáo lý Đức tin, vốn đưa ra phán quyết tiêu cực dứt khoát “không công nhận tính chất siêu nhiên” với sự chấp thuận cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Năm 1996, người kế vị Đức cha Huibers, Đức Giám mục Henny Bomers, sau khi tham khảo ý kiến của Tòa thánh, đã đồng ý với việc tôn kính “Đức Mẹ các dân tộc”, nhưng không công nhận những cuộc được cho là hiện ra, trái với người kế nhiệm ngài là Đức cha Jos Punt, người đã công nhận tính xác thực của nó vào năm 2002 mà không hỏi ý kiến Tòa Thánh. Ba năm sau, vào năm 2005, Bộ Giáo lý Đức tin đã xóa một số từ khỏi lời kinh mà Đức Trinh Nữ Maria được cho là đã để lại cho Ida Peerdeman, vì chúng không phù hợp với giáo lý Công giáo. Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 12 năm 2020, tân Giám mục của Haarlem, Johannes Hendriks, “sau khi tham khảo Bộ Giáo lý Đức tin và đồng ý với Bộ,” đã tuyên bố rằng “việc sử dụng danh hiệu “Đức Mẹ các dân tộc” cho Đức Maria tự nó hợp pháp về mặt thần học”; tuy nhiên, “việc công nhận danh hiệu này không thể được hiểu như một sự công nhận, ngay cả mặc nhiên, về tính chất siêu nhiên của một số hiện tượng”, Bộ đã bày tỏ về vấn đề này “một phán quyết tiêu cực”, “được Đức Phaolô VI phê chuẩn” vào năm 1974.
Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất
Trong số những sứ điệp khác nhau mà Đức Trinh Nữ đã giao phó cho Ida, có một lời yêu cầu Giáo hội công nhận tín điều về Đức Maria là “Đấng đồng công cứu chuộc”. Yêu cầu này có từ ngày 8 tháng 12 năm 1952. Về vấn đề này, chúng ta có thể nhớ lại điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố ít nhất hai lần, vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, trong bài giảng thánh lễ buổi sáng chủ tế tại nhà Thánh Marta: “ Đức Trinh Nữ không muốn lấy đi bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu… Mẹ không yêu cầu trở thành gần như người cứu chuộc hay đồng công cứu chuộc. Không. Đấng Cứu Chuộc là duy nhất và danh hiệu này không thể trùng lặp”; Lời khẳng định được nhắc lại trong buổi tiếp kiến chung ngày 24 tháng 3 năm 2021: “Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có những người đồng công cứu chuộc với Chúa Kitô”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
———————————————
Xem thêm các bài liên quan:
+ Những chuẩn mực mới về các hiện tượng được cho là siêu nhiên.
+ Bài giới thiệu của ĐHY Fernandez về các chuẩn mực thủ tục để phân định hiện tượng được cho là siêu nhiên.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?