ĐỨC ÔNG PIERANGELO SEQUERI : « CHÚNG TA PHẢI TÔN KÍNH ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II VÀ LẮNG NGHE ĐỨC PHANXICÔ »
Được muốn bởi Đức Phanxicô, việc cải cách Viện Thần học Gioan-Phaolô II về các khoa Hôn nhân và gia đình đã khơi lên những phản ứng mạnh mẽ.
Vị chủ tịch của Viện, thần học gia Pierangelo Sequeri giải thích cho nhật báo La Croix về các thách đố của nó.
La Croix : Đức Ông vừa hoàn tất việc cải cách học viện. Đức Ông trả lời thế nào cho những phê bình xung quanh việc này ?
Đức Ông Pierangelo Sequeri : Tôi muốn đập tan ý tưởng rằng học viện mới này đã được xây dựng trên ý muốn phá đổ những gì đã được thực hiện trước đây và trên một nền thần học muốn thích nghi với thế giới và làm cho tính toàn vẹn của học thuyết Công giáo lâm nguy. Có nhiều ảo ảnh xung quanh việc cải cách này. Nhưng tôi khuyên những người lo ngại hãy nhìn vào các chương trình của chúng tôi và căn tính của các vị giáo sư của chúng tôi vốn hết thảy đều được Bộ Giáo lý Đức tin phê chuẩn.
Hầu như đa số đều đã được tiếp tục ; môn học về thần học thân xác của Đức Gioan-Phaolô II được duy trì, cũng như chức danh giáo sư Wojtyla (tức Đức Gioan-Phaolô II) và, như thế, mối liên hệ với truyền thống của học viện. Quả thật, người ta không thể nói rằng học thuyết Công giáo đang lâm nguy cho dầu những thói quen tâm trí của chúng ta có thể sẽ tiếp nhận một « aggiornamento » (một sự cập nhật mới).
La Croix : Sự cập nhật mới này đã khơi lên những lo sợ. Một số người đối lập Đức Gioan-Phaolô II, vốn nhấn mạnh đến hôn nhân và tính dục như là những ân ban của Thiên Chúa, và Đức Phanxicô, vốn khởi đi từ những vấn đề của con người và, do đó, đã nhượng bộ cho chủ nghĩa tương đối xung quanh…
Đức Ông P. Sequeri : Vì lý do nào việc canh tân những nghiên cứu học hỏi của học viện lại bị hiểu như là một cuốn chiến giữa hai vị giáo hoàng ? Đơn giản đây chỉ là sự liên tục của huấn quyền.
Đóng góp lớn lao của Đức Wojtyla, tiếp theo sau công đồng Vatican II, là đã chấm dứt sự hàm hồ phần nào có tính ngộ đạo vốn vây quanh tính dục trong học thuyết cổ điển. Thực ra, ngài giữ khoảng cách với nó. Ngài khai triển ý tưởng Kitô giáo theo đó thân xác được Thiên Chúa tạo dựng và tự nó chứa đựng một thần học.
Nhưng đề tài về mối tương quan của người nam và người nữ, về hôn nhân, không được giảm thiểu thành thần học về tính dục ; đó cũng là một nền luân lý về tình yêu. Vậy mà nếu, cách đây nửa thế kỷ, công đồng có thể đạt được một sự đồng thuận về tình yêu ở Tây phương, thì điều đó không còn đương nhiên như thế nữa. Người ta nói về tình yêu đối với những thực tại rất khác nhau và, để đương đầu với nó, nền thần học của chúng ta là hơi yếu kém.
Những người nam và người nữ của Giáo hội là quá ngây thơ : họ tiếp tục nghĩ rằng nếu ta làm mọi sự cách tốt đẹp như cần phải làm với tính dục, thì mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp. Nhưng tính dục cũng có một chiều kích bi kịch. Một chiều kích mà người ta không thể giảm thiểu thành chỉ tội lỗi nhưng còn là kết quả của những mâu thuẫn của cuộc sống, của những sai lầm, của những áp lực vốn đè nặng lên gia đình và làm cho nó tan rã. Dĩ nhiên, đây không phải là loại bỏ tội lỗi nhưng cần phải quan tâm đến tất cả điều đó.
Sự làm tan rã này liên quan đến các định chế riêng biệt của gia đình là tư cách làm cha, tư cách làm mẹ, tình huynh đệ… Những điều này không còn đương nhiên như thế nữa trong xã hội của chúng ta và chính chúng ta cũng đã không suy tư đủ về chúng, trong thần học. Vì thế, tôi đã thêm vào học viện của chúng tôi một chức danh giáo sư « giáo hội học và gia đình », và một chức danh giáo sư khác về « linh đạo về gia đình và việc thông truyền đức tin ». Vấn đề đặt ra của chúng tôi là tôn trọng gia sản của Đức Gioan-Phaolô II và nghiên cứu, như Đức Phanxicô yêu cầu chúng tôi, về những thành tố của cuộc khủng hoảng mà nền thần học của chúng ta rất nghèo nàn về chúng.
La Croix : Gần đây Đức Phanxicô đã lo lắng về nguy cơ ly giáo khi ý thức hệ xâm nhập vào học thuyết. Phải chăng không có một sự ý thức hệ hóa nền thần học của Đức Gioan-Phaolô II ?
Đức Ông P. Sequeri : Có, và điều đó không tôn trọng Đức Gioan-Phaolô II. Đức Gioan-Phaolô II đã không chỉ là một người thông minh nhưng còn can đảm nữa. Lúc làm Giáo hoàng, trong thông điệp đầu tiên của ngài, Redemptor hominis, vốn đặt ra những nền tảng cho nền nhân học của ngài, khi ngài đề nghị Giáo Hội trải qua con đường của hiện tượng học và triết thuyết nhân vị, thì những người đại diện cho học thuyết cổ điển đã nhìn ngài với vẻ nghi ngờ. Lúc đó, cũng như chúng ta hôm nay, người ta đã trách cứ ngài là du nhập một thích nghi với hiện đại vào học thuyết cổ điển. Ngài đã giải thích làm thế nào cả hai đều có thể được hài hòa.
Ý thức hệ ngài rốt cục hoặc là sử dụng ngài để nói rằng học thuyết cổ điển không còn gì để nói, hoặc là nói rằng cuộc chiến mà ngài đã thể hiện để quan tâm đến hiện tượng học đã bị thua cuộc. Đối với tôi, – tôi có thể nói thế bởi vì tôi là một thần học gia cổ điển – cám dỗ sau cùng này là sự lười biếng trí thức. Khi người ta tìm ra một giải pháp xem ra thú vị và được chấp nhận, thì cơn cám dỗ là dễ dàng dựa trên đó và bảo vệ nó như thể đó đã là một cái khung mà không còn gì để nói ở bên ngoài nó.
Rõ ràng, việc ý thức hệ hóa này đang làm tổn hại vì, khi một sự đào sâu trở nên cần thiết, thì người ta đã có thói quen với một ngôn ngữ nào đó và nói : « Bạn phản bội tôi vì tôi theo Giáo hoàng ». Nhưng không phải như thế mà mọi sự trong thần học được thực hiện. Tôi ghi nhận một sự quay về, thiểu số thôi nhưng gây lo ngại, với một nguyên tắc thệ phản (Tin Lành) nào đó qua đó một thần học gia có thể nổi lên và nói với Đức Giáo hoàng : « Ngài lầm lạc rồi ! Ngài xa rời với truyền thống đích thực rồi ! »
Trong việc giải thích, trái lại, công việc của thần học gia là nói bằng sự kính trọng : « Theo tôi, điều này không hoàn toàn phù hợp với truyền thống ». Tuy nhiên, cần phải thêm vào : « Tôi chỉ là một thần học gia » vì, nếu không, người ta cố gắng liên kết cộng đoàn với việc giải thích này. Vậy mà, ngay cả với những ý hướng tốt đẹp nhất, việc tự cho mình một quyền bính để phán xét huấn quyền và Đức Giáo hoàng rốt cục là tự cho mình là huấn quyền : đó không còn là thần học Công giáo nữa.
La Croix : Cuộc khủng hoảng các lạm dụng tình dục mà Giáo hội đang trải qua phải chăng không cho thấy rằng giáo huấn luân lý của Giáo hội về những vấn đề này đã là không đủ ?
Đức Ông P. Sequeri : Việc suy tư về vấn đề này chỉ có 50 năm, nó được thực hiện dần dần. Ngày xưa, khi cha xứ nói về tính dục, thì tất cả đều là tội lỗi. Giáo hội đã không bao giờ nói như thế, nhưng sứ điệp của Giáo hội đã bị phổ biến như thế. Ngày nay, ý thức của người Kitô hữu đã trở nên có trách nhiệm hơn phần nào, thật may mắn. Cấm mà thôi thì không đủ, vấn đề là học biết điều khiển tính dục của mình.
Điều đó ngang qua những chọn lựa, một nền luân lý, một nền đạo đức về tính dục phải được lấp đầy bởi những nội dung tích cực, chứ không chỉ những hạn chế và những cấm đoán. Trách nhiệm của chúng ta là giúp khai thông một ngôn ngữ đúng đắn, vốn có thể nói lên chân lý Kitô giáo một cách dễ hiểu.
La Croix : Ra khỏi sự cho phép cấm đoán ?
Đức Ông P. Sequeri : Vấn để không phải ra khỏi đó như thể đã từng phải đi vào đó. Sự cho phép-cấm đoán là ngưỡng cửa nền tảng của thái độ luân lý. Đứa trẻ học biết về cách thức này. Nhưng vấn đề là vượt qua bình diện này và học biết đương đầu với một tấn kịch của sự chọn lựa, của sự tự do, có trách nhiệm hơn.
Để đưa ra những quyết định ở một bình diện sâu xa hơn nhiều. Đối với Đức Giáo hoàng, ngưỡng cửa của sự cho phép-cấm đoán là một sự thật cần thiết nhưng vốn không đủ cho một thực hành đúng đắn của tính dục hôn nhân, của những tương quan gia đình. Vấn đề đặt ra ở đây, đó là một sự công chính, như Chúa Giêsu nói, còn lớn hơn sự công chính của các người Pharisêu vốn tự hạn chế vào sự cho phép-cấm đoán.
Tý Linh chuyển ngữ (theo Céline Hoyeau và Nicolas Senèze, ở Rôma, thuộc nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?