ĐỨC PHANXICÔ VÀ « TRƯỜNG PHÁI THẦN HỌC GIẢI PHÓNG Ở ARGENTINA »

Written by xbvn on Tháng Ba 18th, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

 

Đức nguyên Tổng giám mục của Buenos Aires đã được ảnh hưởng nhiều bởi lối tiếp cận thần học-mục vụ này vốn từ chối mọi lối phân tích Marxít, một lối tiếp cận đã gợi hứng cho Đức Phaolô VI.

« Bergoglio là hoa trái của trường phái thần học giải phóng ở Argentina ! » Đối với cha Juan Carlos Scannone, dòng Tên, giáo sư ở Colegio Maximo de San Miguel, phân khoa triết học và thần học của dòng Tên, lời khẳng định này vang vọng như một sự hiển nhiên.

Jorge Mario Bergoglio đã từng là học trò của cha Scannone ở chủng viện, rồi như là sinh viên thần học đã chọn cha Scannone như là cha linh hướng.

Nền thần học giải phóng ở Argentina được phân biệt bởi sự kiện nó khước từ mọi nền tảng marxit. Từ đó nó đã nhận được sự nâng đỡ của Ủy ban mục vụ của HĐGM. Nền thần học giải phóng này và Ủy ban mục vụ đều được ghi dấu bởi công việc của cha Lucio Gera trên bình diện thần học và bởi công việc của cha Scannone trên bình diện triết học. Nhưng còn bởi công việc của thần học gia Rafael Tello, của nhà xã hội học Justino O’Farell và của cha Fernando Boasso, chuyên viên về mục vụ dân chúng.

Tầm quan trọng của việc Phúc Âm hóa

« Cha Gera đã nhắm đến việc khôi phục giá trị và Phúc Âm hóa nền văn hóa và lòng đạo đức bình dân bởi vì người nghèo là người giữ gìn chúng », cha Scannone giải thích và đồng thời nhấn mạnh làm thế nào lối tiếp cận này cũng đã gợi hứng cho Đức Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii nuntiandi (1975), rồi các cuộc hội nghị của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh (Celam) ở Medellin (1968) và ở Puebla (1979), hay, vào năm 2007, ở Aparecida (Braxin), dưới kiểu nói « nền linh đạo thần bí của các dân tộc nghèo khổ ».

Vả lại, mối ưu tư Phúc Âm hóa này vẫn còn hiện diện trong thư mục vụ cuối cùng của ĐHY Bergoglio gởi cho các linh mục giáo phận của mình nhân dịp Mùa Chay 2013. Từ một năm nay, hai chiếc lều đã được dựng lên trước hai trong số các nhà ga của Buenos Aires : một trên quảng trường Miserere (ga 11 tháng Chín), và cái kia trên quảng trường Hiến Pháp (ga phía Đông) để đám đông có thể nói chuyện, xưng tội, gặp gỡ các linh mục.

Một mối liên hệ liên lỉ với thần học

« Như thánh Phanxicô Assidi đã rao giảng trên các nẻo đường ». Do đó, nó hệ tại, nơi Đức Phanxicô, một cái nhìn thần học-mục vụ chứ không chỉ là một hành động từ thiện, như ngài đã rõ ràng diễn tả hôm thứ Năm, lúc diễn ra thánh lễ đầu tiên của ngài trong nhà nguyện Sixtina, bằng việc cảnh giác « một Giáo Hội chỉ có thể là một tổ chức phi chính phủ từ thiện nếu nó Giáo Hội không bước theo Chúa Kitô ».

Tý Linh

Theo La Croix

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30