ĐỨC PHANXICÔ : CẦN CÓ MỘT LỜI NGÔN SỨ VỀ BẤT BẠO ĐỘNG
Hôm 24/2/2022, Đức Phanxicô đã trải qua hơn một giờ đối thoại trực tuyến với các sinh viên của các đại học Bắc, Nam và Trung Mỹ. Bi kịch di dân, việc chăm sóc công trình tạo dựng và một Giáo hội hiệp hành…nằm trong cuộc đối thoại với các bạn trẻ. Đức Thánh Cha cũng đã tố giác bạo lực hủy diệt.
Cuộc gặp gỡ đã được khai mạc trong một bối cảnh đặc biệt, bằng lời cầu nguyện với Đức Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin Mẹ che chở Ucraina, các gia đình, các bạn trẻ và các nạn nhân đầu tiên của cuộc tấn công. Tiếp đến, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu trao đổi với các sinh viên ở Châu Mỹ, nhân dịp cuộc họp « Xây dựng những chiếc cầu Bắc Nam », được tổ chức bởi khoa thần học của đại học Loyola, một đại học của dòng Tên ở Chicago, hợp tác với Ủy ban Tòa Thánh về Châu Mỹ Latinh.
Dấn thân vì hòa bình
Lorena, Leo, Paco, Alejandro, Priscilla, Jefferson và các bạn trẻ khác…Họ là người Braxin, Canada, Mỹ, Argentina, một số là người di cư, và mỗi người đã kể cho Đức Thánh Cha câu chuyện của mìn, gợi lên những vấn đề cấp bách trong nước mình, hay nói về những kế hoạch của mình.
Đức Thánh Cha ghi lại những gì họ nói và đồng thời nói rằng « xây dựng những chiếc cầu là một phần không thể thiếu của căn tính Kitô hữu. Chúa Kitô đến xây dựng những chiếc cầu giữa Chúa Cha và chúng ta. Một Kitô hữu không biết làm thế nào xây dựng những chiếc cầu là đã quên đi phép rửa của mình ».
Trả lời cho một bạn trẻ nữ người Braxin tố giác « bạo lực nghiệt ngã và dã man » ở nước mình, Đức Thánh Cha nói về « bất bạo động tích cực » : « Đó là thách đố to lớn nhất mà chờ đợi nơi các con, việc tố giác bạo lực ». « Bạo lực hủy hiệt, bạo lực không xây dựng, và chúng ta thấy điều đó nơi các chế độ độc tài quân sự và phi quân sự trong suốt lịch sử. Chúng ta cần lời ngôn sứ về bất bạo động, sẽ dễ hơn nhiều để cho một cái tát khi chúng ta nhận được một cái tát, thay vì giơ má bên kia », Đức Thánh Cha nhắc nhở và nói tiếp : « Lòng nhân từ là một trong những điều đẹp nhất của con người, nó đến từ sự dịu dàng ».
Đối diện với bi kịch di dân
Đức Thánh Cha cũng đề cập vấn đề biến đổi khí hậu, mời gọi các sinh viên chăm sóc ngôi nhà chung và trích dẫn một ngạn ngữ Tây Ban Nha : « Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, thiên nhiên không bao giờ tha thứ ».
Rồi vấn đề di dân. Một sinh viên nữ ở Nam Mỹ di cư với gia đình mình đã tố giác việc đối xử mà mình đã nhận được : « Chúng con không phải những kẻ hiếp dâm, những kẻ giết người, nghiện ma túy…Chúng còn là những người ước mơ làm việc cống hiến cho đất nước này điều tốt nhất của chúng con ». Đức Thánh Cha lúc đó đã nói về « một trong những bi kịch nghiêm trọng nhất » của thế kỷ chúng ta. « Chúng ta chứng kiến nhiều người rời bỏ đất đai của mình do những vấn đề chính trị, chiến tranh, kinh tế, văn hóa. Nguyên tắc là rất rõ ràng : người di dân phải được đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập ». Các nước phải nói « cách chân thành » bao nhiêu người họ có thể đón tiếp, để kích thích động lực « tình huynh đệ » cần thiết cho thế giới bị chia rẽ này.
Cuộc trao đổi cũng đề cập đến việc đối thoại giữa các thế hệ. « Một trong những điều tự sát đối với một xã hội, đó là khi nó phủ nhận cội nguồn của mình », Đức Thánh Cha cảnh giác. « Mỗi người phải chăm sóc cội nguồn của mình, đó là lý do tại sao cha nhấn mạnh đến việc đối thoại giữa người già và người trẻ. Người già là cội rễ, tất cả hoa trái đến từ gốc rễ ».
Giáo hội rộng mở
Sau cùng, suy nghĩ về đề tài hiệp hành, Đức Thánh Cha nhắc nhớ tầm quan trọng của một Giáo hội « lên đường », « đi ra », có khả năng tự vấn, chứ không phải là một « Giáo hội bảo tàng tĩnh » nơi tất cả có vẻ có trật tự nhưng không vận hành được. Về mặt này, Đức Thánh Cha đã kể một giai thoại cá nhân : nhiều năm trước, trong một khu phố bình dân ở Buenos Aires, ngài đã chứng kiến một linh mục biến giáo xứ vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh thành một phòng ăn mở ra cho di dân và những người không có ai mừng lễ : « Điều đó đã làm cho tôi sốc. Nhưng đó giống như một cái tát đối với tôi, đã làm thay đổi tâm hồn tôi ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Di dân, Giới trẻ, Hòa-bình, Môi-trường, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”