ĐỨC PHANXICÔ: CẦN PHẢI ĐÓN TIẾP, ĐỒNG HÀNH, THĂNG TIẾN VÀ HỘI NHẬP NGƯỜI DI CƯ

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 9th, 2021. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

“Hãy nghĩ lại vào thời kỳ bạn là một di dân và người ta không muốn để cho bạn vào. Chính bạn muốn thoát khỏi đất nước của bạn và bây giờ chính bạn muôn xây dựng các bức tường. Bởi vì những người xây dựng các bức tường đánh mất ý thức về lịch sử, lịch sử của mình.” Đức Phanxicô trả lời như thế cho câu hỏi của phóng viên Manuel Schwarz , trên chuyến bay từ Hy Lạp trở về Rôma hôm 6/12/2021, liên quan đến vấn đề di dân. Và ngài kêu gọi cần phải “đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập” người di cư.

Dưới đây là câu hỏi và câu trả lời:

Manuel Schwarz (DPA): Di dân không chỉ là một vấn đề trọng tâm ở Địa Trung Hải. Nó cũng liên quan đến các khu vực khác của Châu Âu. Nó liên quan đến Đông Âu. Chúng ta hãy nghĩ đấn dây thép gai. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha mong đợi gì từ Ba lan, Nga ? Và các nước khác như  Đức, từ chính phủ mới của nó…

Đức Phanxicô : Tôi sẽ nói điều này về những người ngăn cản việc di cư hay đóng cửa biên giới…Bây giờ,  người ta đang theo kiểu cách xây tường hay rào thép gai hay thậm chí làm hàng rào bằng đàn côngxectina (người Tây Ban Nha biết điều đó có nghĩa là gì). Người ta có thói quen làm những điều này để ngăn chặn việc tiếp cận…

Điều đầu tiên mà tôi sẽ nói là thế này : hãy nghĩ lại vào thời kỳ bạn là một di dân và người ta không muốn để cho bạn vào. Chính bạn muốn thoát khỏi đất nước của bạn và bây giờ chính bạn muôn xây dựng các bức tường. Bởi vì những người xây dựng các bức tường đánh mất ý thức về lịch sử, lịch sử của mình. Về thời kỳ mà họ đã từng là nô lệ cho một nước khác.

Những người xây dựng các bức tường đều có kinh nghiệm này, ít ra là một phần lớn có kinh nghiệm này : kinh nghiệm đã từng là nô lệ. Và nếu một làn sóng di dân như thế xảy đến, thì bạn không thể quản lý. Tôi có thể nói điều này : mỗi chính phủ phải nói cách rõ ràng « Tôi có thể nhận được bấy nhiêu… ». Bởi vì các nhà lãnh đạo biết bao nhiêu di dân họ có thể tiếp nhận. Đó là quyền của họ. Điều đó đúng. Nhưng người di cư phải được đón tiếp, đồng hành, thăng tiến và hội nhập.

Nếu một chính phủ không thể đón tiếp nhiều hơn một số lượng người nhất định, thì nó phải bắt đầu đối thoại với các nước khác, mà mỗi nước phải săn sóc người khác. Đó là lý do tại sao Liên hiệp Châu Âu là quan trọng. Vì điều đó có thể tạo nên một sự hài hòa giữa tất cả  các chính phủ về việc phân phối người di cư. Chúng ta hãy nghĩ đến Síp, hay đến Hy Lạp. Hay thậm chí đến Lampedusa, ở Sicile.

Người di cư đến và không có sự hài hòa giữa tất cả các nước để gởi họ đến đây đó. Đang thiếu sự hài hòa chung này. Tôi lặp lại từ cuối cùng mà tôi đã nói : hội nhập. Hội nhập. Vì nếu bạn không hội nhập người di cư, thì người di cư sẽ có một tư cách công dân của khu ổ chuột. Tôi không biết liệu tôi đã nói một lần trên máy bay chưa. Ví dụ đánh động tôi nhất là thảm kịch Zaventem.

Những cậu bé gây ra thảm họa này ở sân bay là người Bỉ, nhưng là con  cái của những người di cư của khu ổ chuột và không được hội nhập. Nếu bạn không hội nhập một di dân về giáo dục, lao động, săn sóc, thì bạn có nguy cơ có một quân du kích, một người mà tiếp đến làm những chuyện này. Không dễ để tiếp đón người di cư, giải quyết vấn đề di dân, nhưng nếu chúng ta không giải quyết vấn đề di dân, chúng ta có nguy cơ làm đắm chìm nền văn minh, ngày nay, ở Châu Âu, trong tình trạng hiện nay.

Không chỉ đắm tàu ở Địa Trung Hải. Không, (những đắm chìm) nền văn minh của chúng ta. Hãy để các đại diện của các chính phủ Châu Âu đạt được thỏa thuận. Đối với tôi, một mô hình hội nhập, đón tiếp, đó là Thụy Điển, nơi đã đón tiếp người di cư Châu Mỹ Latinh chạy trốn các chế độ độc tài (người Chi Lê, Argentina, Braxin, Uruguay) và hội nhập họ. Hôm nay, ở Athens, tôi đã đến một trường nội trú. Tôi đã nhìn. Và tôi nói với người phiên dịch, nhưng ở đây có một món xà lách trộn các nền văn hóa. Tất cả họ đều được hòa trộn. Tôi đã dùng một kiểu nói gia đình. Anh ta trả lời : « Đó là tương lai của Hy Lạp ». Hội nhập. Lớn lên trong sự hội nhập. Điều đó là quan trọng.

Nhưng có một bi kịch khác mà tôi muốn nhấn mạnh. Đó là khi người di cư, trước khi đến, đã rơi vào tay của những kẻ buôn người, những kẻ này sẽ lấy tất cả số tiền họ có và vận chuyển họ trên thuyền. Khi họ bị gởi trở lại, những kẻ buôn người này sẽ lại lấy tiền họ. Và có những bộ phim ở Bộ Di Dân cho thấy những gì đang diễn ra ở những nơi mà họ đi khi họ bị gởi trở về.

Cũng thế, chúng ta không thể bằng lòng với việc đón tiếp họ và để mặc họ, nhưng chúng ta phải đồng hành với họ, thăng tiến họ cách đầy đủ ; chẳng hạn, nếu tôi gởi trở về một di dân, thì tôi phải đồng hành với người ấy, thăng tiến người ấy và hội nhập người ấy vào đất nước của người ấy, chứ không phải để mặc người ấy trên bờ biển Libya. Đó là tàn bạo. Nếu bạn muốn biết thêm, hãy hỏi Bộ Di Dân đang có cuốn phim này. Cũng có một cuốn phim « Mở rộng vòng tay » cho thấy thực tại này. Thật đau lòng. Nhưng chúng ta đang mạo hiểm với nền văn minh.

————–

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : Vatican News)

 

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30