« ĐỨC PHANXICÔ CHO THẤY RẰNG GIÁO HỘI CÓ KHẢ NĂNG TỰ TÁI SINH”
Dù còn mới mẻ và vẫn còn chưa cho thấy những đướng hướng lớn của hoạt động của ngài, nhưng Đức Phanxicô đã ghi dấu phong cách của ngài. Patrice de Plunkett, phóng viên và là văn sĩ người Pháp, tác giả của nhiều cuốn sách về triều đại Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, phân tích sự phấn khởi mà thế giới dành cho Đức Tân Giáo Hoàng. Patrice được Hélène Destombes phỏng vấn.
Patrice: “Những gì hoàn toàn mới mẻ và khơi lên một luồng cảm tình và quan tâm quốc tế, vượt rất xa chỉ giới Công giáo mà thôi, đó là phong cách nồng hậu, trực tính, ngôn ngữ rất đơn giản và đồng thời rất súc tích nêu bật lối mục vụ của Đức Phanxicô. Người ta đã hiểu rằng tự bản chất, không có sự gián đoạn nào giữa ngài và vị tiền nhiệm, giữa ngài và các vị tiền nhiệm của ngài, nhưng phong cách cá nhân của ngài rõ ràng đáp ứng sự chờ đợi của thế giới hiện nay, của con người thời nay. Ngài có khả năng thông truyền một ngôn ngữ dễ hiểu cho mọi người, điểm cốt lõi của sứ điệp đức tin. Tóm lại, Đức Gioan-Phaolô II đã nhấn mạnh đến đức cậy, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh đến đức tin và Đức Phanxicô nhấn mạnh đến đức ái, tình yêu, lòng thương xót (*).
Hélène: Phải chăng chính những lời nói hay cử chỉ của Đức Giáo Hoàng đang đánh động nhất tâm hồn các tín hữu và cả những người không tin?
Patrice: Như trong mọi sứ mạng tông đồ và từ thời các ngôn sứ Israel, rõ ràng đó là những cử chỉ. Cử chỉ đi trước sứ điệp, cử chỉ thể hiện sứ điệp. Nhưng trong đạo Công giáo, cử chỉ và nội dung của sứ điệp không thể tách rời nhau. Chính vị tông đồ, vị mục tử phải làm sao để các cử chỉ của mình luôn luôn mang sứ điệp. Do đó sự kiện các cử chỉ của Đức Giáo Hoàng lôi cuốn các tâm hồn đến với ngài, thì đó là điều kiện tiên quyết cho mọi việc Phúc Âm hóa. Nhưng cách nào đó, đó là Phúc Âm hóa. Việc rửa chân, đó là Phúc Âm hóa.
Hélène: Nhưng phong cách của Đức tân Giáo Hoàng này khơi lên một sự quan tâm thực sự, nó sẽ đủ cho việc Phúc Âm hóa chăng?
Patrice : Dĩ nhiên là không đủ. Nếu các giáo dân của các nước Châu Âu tây phương của chúng ta không xắn tay áo lên, không ra khỏi nhà họ và không làm những gì mà ĐHY Bergoglio yêu cầu, thì sẽ không đủ. Ngài đã nói rằng phải ra đi, đi đến các công viên, tổ chức, rửa tội và nhất là tránh đi căn bệnh thiêng liêng của một Giáo Hội khép kín trong thế giới riêng của mình. Câu này là của riêng Đức Giáo Hoàng và nó là chính yếu, vì người Công giáo của các nước chúng ta, vốn đang phải đương đầu với một môi trường khá thù nghịch, đang có khuynh hướng khép kín nơi chính mình như trong một hầm boongke. Thái độ này là tai họa vì nó trái ngược với Kitô giáo. Nếu người giáo dân đáp lại lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng, thì điều đó cũng sẽ không đủ (không bao giờ có gì đủ), nhưng công việc Phúc Âm hóa sẽ được thực hiện.
Hélène : Phải chăng ta có thể cho rằng cải cách đầu tiên của Đức Phanxicô hệ tại trong chính cách quan niệm chức năng của ngài ?
Patrice : Cải cách đầu tiên của Đức Phanxicô, đó là Đức Bênêđíctô XVI đã thực hiện nó khi từ nhiệm. Tức là bằng cách « giải thiêng », cách tự nguyện hay chủ ý, nhưng cách biểu tượng, chức năng của Giáo Hoàng bằng cách cho thế giới thấy rằng chức năng này là một sự phục vụ. Khi lên ngôi, cùng với bầu khí đơn sơ phan sinh mà vị Giáo Hoàng dòng Tên này đã đưa vào từ những giây phút đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng của mình, thì cuộc cải cách đã được lồng vào các tâm trí.
Cuộc đại cải cách, cuộc cải cách chính yếu, đó là làm cho thế giới không tin hiểu Giáo Hội thực sự là thế nào, tức là phục vụ cho chân lý của Chúa Kitô. Tất cả những gì có thể gây chướng ngại cho việc Phúc Âm hóa phải được loại bỏ. Cần phải thu dọn Giáo Hội, nhưng người giáo dân cũng phải thu dọn đời sống thường ngày của mình khỏi tất cả những gì có thể gây trở ngại cho việc truyền rao sứ điệp, tức là cho việc làm chứng.
Hélène : Đâu là những tâm tình mà sự hâm mộ này, lòng phấn khởi này gây cảm hứng cho ông, (chúng) vốn để lại một số bối rối, thậm chí là phê phán ?
Patrice : Có những giới bảo thủ vốn cau có trước sự phấn khởi chung này đối với Đức Giáo Hoàng. Xem thế giới hoan hô Đức tân Giáo Hoàng… Tôi, tôi sẽ không làm khó. Đó là tuyệt với ! Rất tuyệt ! Điều đó cho thấy rằng Giáo Hội có khả năng tự tái sinh, làm ngạc nhiên mọi người bằng cách tạo ra biến cố đang khi người ta đã chôn vùi nó cách đây một năm (người ta đã nói rằng Giáo Hội Công Giáo đang trên đường biến mất hay gần như thế). Giáo Hội cho thấy rằng nó mang nơi mình những năng lượng canh tân mà giới chính trị ở đời không có. Đó là một bài học tuyệt vời. Chính vì điều đó mà người ta hoan hô : loại phép lạ mùa Xuân này của Giáo Hội Công Giáo được nảy sinh ngược với mọi mong đợi. Chính điều đó đã khơi lên sự quan tâm và lòng phấn khởi. Do đó chúng ta đừng làm khó. Nhưng sự quan tâm này, lòng phấn khởi này là mảnh đất Phúc Âm hóa và, một lần nữa, đó là Phúc Âm hóa chính chúng ta.
——————–
Tý Linh chuyển ngữ
theo Radio Vatican
(*) Đây là một lời nhận định rất chủ quan của phóng viên này. Đang khi đó, người ta vẫn có thể chứng minh cách rõ rệt rằng Đức Bênêđíctô là vị thần học gia của đức ái.
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC