ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚA THÁNH THẦN LÀ NHÂN VẬT CHÍNH, KHÔNG PHẢI CHÚNG TA »

Written by xbvn on Tháng Năm 27th, 2022. Posted in Ơn gọi, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Trong sứ điệp video gởi cho Ủy ban Tòa Thánh về Châu Mỹ Latinh đang họp đại hội khoáng đại, Đức Phanxicô nói về tính hiệp hành trong Giáo hội vốn không phải là một tổ chức theo thời trang. « Tính hiệp hành mà không có hiệp thông có thể trở thành chủ nghĩa dân túy trong Giáo hội », ngài cảnh báo và đồng thời khích lệ vượt qua não trạng giáo sĩ trị trong mọi lãnh vực và mời gọi phó thác cho Chúa Thánh Thần.

 Nhân dịp khóa họp khoáng đại của Ủy ban Tòa Thánh về Châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp video trong đó ngài đề cập đến « hiệp thông » « tham gia », những đề tài chủ chốt nếu muốn hiểu và thực hiện công việc của Đại hội của Hàng Giám mục Châu Mỹ Latinh lần thứ III, ở Puela, cũng như về khái niệm « hoán cải mục vụ » từ Đại hội Saint-Domingue lần IV và của Đại hội Aparecida lần V. Con đường hiệp hành nằm ở trung tâm của các bài tham luận.

Học lại bước đi cùng nhau

Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng con đường hiệp hành của Giáo hội nguyên thủy đã biến mất trong Giáo hội Latinh đang khi nó được gìn giữ nơi các Giáo hội Đông phương. Chính thánh Phaolô VI đã khởi động lại nó vào cuối Công đồng Vatican II với việc thành lập Ban thư ký Thượng hội đồng Giám mục. Đức Phanxicô đã sử dụng hình ảnh đứa bé tập đi từng bước nhỏ, rụt rè và thậm chí vụng về, để học cách bước đi. Ngài nói, đó là khả năng cần phải thủ đắc một lần nữa, bằng cách, một mặt, khám phá ra sự nhỏ bé của chúng ta, và mặt khác, ý thức rằng cơ hội hiệp hành là thời điểm thích hợp (thời cơ (Kairos) to lớn) được dùng cho sự hoán cải cá nhân và mục vụ toàn diện. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều quan trọng là dành chỗ cho Chúa Thánh Thần, mà không có tham vọng biết trước tất cả mọi sự, điều vốn tạo nên nguy hiểm lớn lao nhất.

Để cho Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta ngạc nhiên

Đức Thánh Cha tuyên bố rõ rằng ngài « dị ứng với lối suy nghĩ toàn vẹn và khép kín ». Ngài trích dẫn một giai đoạn từ thời đầu của nền thần học giải phóng khi lối phân tích kiểu marxít, mà ngài và vị tổng quyền dòng Tên thời bấy giờ đã phản ứng rất mạnh mẽ, đã chịu một sự ý thức hệ hóa những gì vốn là « con đường đất đai của Châu Mỹ Latinh ». Và ngài nói thêm rằng ngài nói là « đất đai » bởi vì « linh đạo Châu Mỹ Latinh gắn liền với đất đai và không thể tách rời khỏi đó ». Đức Thánh Cha đã xác tín rằng Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh và vùng Carêbê đã trải qua con đường này, con đường mà Chúa Thánh Thần xây dựng khi « tư tưởng của chúng ta không toàn diện, khi nó toàn diện, nó không hoạt động được ».

Chúa Thánh Thần không áp đặt nhưng muốn nhẹ nhàng đi vào tâm hồn chúng ta. Nhưng điều đó là không thể được nếu không có sự cởi mở này, và do đó, « ân ban không giáo dục chúng ta được ». Đức Thánh Cha mời gọi hãy thực hiện hành động này, vốn không thể đoán trước và luôn vượt quá chúng ta, một hành động nhưng không và không có công trạng gì. Khi, vì « kiến thức khép kín » hay tham vọng, chúng ta nghĩ thống trị tất cả, thì chúng ta dễ rơi vào cám dỗ kiểm soát hoàn toàn, cám dỗ chiếm các không gian, đạt được sự thích đáng bề ngoài của những người muốn là « nhân vật chính » như trong một bộ phim truyền hình. Trái lại, cac tiến trình phải được mở ra.

Đức Thánh Cha thừa nhận rằng lúc ban đầu Chúa Thánh Thần tạo nên « một sự hỗn độn nào đó » và, về mặt này, ngài gợi ý hình dung những gì đã xảy ra vào sáng lễ Ngũ Tuần khi các chứng nhân nghĩ rằng họ đang ở giữa những người say rượu. Nhưng tiếp đến, Đức Thánh Cha tiếp tục bằng cách trích dẫn thánh Basiliô, đó là sự hài hòa. Nói về lễ Hiện Xuống, Đức Phanxicô cảnh báo rằng đó không phải là một sự kiện chỉ giới hạn trong quá khứ, vì Chúa Thánh Thần (« Đấng Vô Danh Tuyệt Vời ») luôn luôn hiện đại.

Tính hiệp hành không phải là một tổ chức  theo thời trang

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng chiều kích Thánh Thể là cơ sở cho tính hiệp hành đích thực. Không có Thánh Thể, sự tham gia của chúng ta sẽ chỉ là một « chủ nghĩa nghị viện đơn thuần », đang khi nó là « một cử chỉ hiệp thông Giáo hội tìm cách vận động. Tất cả những người được rửa tội đều là những người hiệp hành (synodoi), những người bạn đồng hành với Chúa trên con đường của Ngài ». Đối với Đức Thánh Cha, tính hiệp hành « không phải là một tổ chức theo thời trang hay một kế hoạch tái phát minh nhân văn của dân Thiên Chúa, đó là chiều kích năng động và lịch sử của sự hiệp thông Giáo hội dựa trên sự hiệp thông của Chúa Ba Ngôi, một sự hiệp thông mà đang khi đánh giá cao cảm thức đức tin của toàn thể dân thánh của Thiên Chúa, tính tập thể tông truyền và sự hiệp nhất với Đấng kế vị thánh Phêrô, phải thúc đẩy sự hoán cải và cải cách Giáo hội ở mọi cấp độ ».

Ủy ban không phải là một sở hải quan

Từ những tiền đề và soi sáng này, nổi lên lời mời gọi Ủy ban Châu Mỹ Latinh trở thành một cơ quan phục vụ giúp đỡ các Bộ khác nhau hành động hiệp lực và hiểu  tốt hơn thực tại xã hội và Giáo hội của khu vực. Nó không nên được hiểu là một cơ quan « hải quan kiểm soát » mọi sự đến từ Châu Mỹ Latinh hay chiều kích Tây Ban Nha của Canada và Hoa Kỳ, nhưng phải thúc đẩy căn tính và tình huynh đệ cụ thể mà các quốc gia của Châu Mỹ Latinh biết đến.

Lưu ý não trạng giáo sĩ trị và chủ nghĩa nhân vật chính cá nhân

Đức Thánh Cha lại đề cập đến Chúa Thánh Thần, và một lần nữa, ngài nhấn mạnh : « Chính Người phải là nhân vật chính, chứ không phải chúng ta ». Trong khuôn khổ cải cách Giáo triều, Đức Thánh Cha mong muốn rằng cơ quan tạo ra « những động lực mới và gỡ bỏ một số thói quen giáo sĩ của chúng ta ». Ngài nhắc nhở rằng óc giáo sĩ trị là một sự đồi bại « theo tịch tĩnh chủ nghĩa ». Sự hiệp thông mà không có tính hiệp hành có thể dễ dàng mắc phải một tính cố định nào đó và một chủ nghĩa trung tâm nào đó, vốn là điều không mong muốn. Đức Thánh Cha đi đến chỗ nói rằng « tính hiệp hành mà không có hiệp thông là một chủ nghĩa dân túy trong Giáo hội ». Cuối cùng, ngài hy vọng một sự hòa hợp các đặc sủng, các ơn gọi, các thừa tác vụ, và đồng thời mời gọi gia tăng tính đồng trách nhiệm vì công ích và sự thánh thiện của Giáo hội. Vì tất cả chúng ta đều là dân Thiên Chúa.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30