ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚNG TA KHÔNG HỌC HỎI, CHÚNG TA THÍCH CHIẾN TRANH VÀ TINH THẦN CỦA CAIN »
Trong cuộc đối thoại với các phóng viên trên chuyến bay từ Malta về Rôma hôm 3/4/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những cầu hỏi về khả năng một chuyến đi đến Kiev và về sự kinh hoàng của chiến tranh.
« Chúng ta không học hỏi ! Xin Chúa thương xót chúng ta, tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều có tội ! ». Đó là những lời của Đức Phanxicô với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rôma.
Andrea Rossitto (TVM)
Cảm ơn về sự hiện diện của Đức Thánh Cha ở Malta. Câu hỏi của con liên quan đến sự ngạc nhiên mà Đức Thánh Cha đã dành cho người dân Malta sáng nay trong nhà nguyện nơi thánh Giorgio Preca được chôn cất. Điều gì đã thúc đẩy Đức Thánh Cha tạo ra bất ngờ này và Đức Thánh Cha sẽ giữ lại điều gì trong chuyến thăm Malta ?
Đức Thánh Cha Phanxicô : Sức khỏe của tôi hơi thất thường, tôi có vấn đề ở đầu gối, làm cho đi lại khó khăn. Nó hơi phiền toái, nhưng cũng đỡ hơn, ít ra tôi có thể đi lại được. Cách đây 15 ngày, tôi không thể làm được gì. Đó là một điều chậm rãi, người ta sẽ xem liệu nó trở lại không, nhưng có một điều nghi ngờ là ở tuổi này người ta không biết cuộc chơi sẽ kết thúc như thế nào, hy vọng nó sẽ diễn ra tốt đẹp. Và rồi về Malta, tôi rất vui với chuyến viếng thăm, tôi đã nhìn thấy những thực tại của Malta, lòng nhiệt huyết đầy ấn tượng của người dân, cả ở Gozo và Malta, Valetta và ở những nơi khác. Một sự nhiệt huyết tuyệt vời trên các đường phố, tôi đã rất ngạc nhiên, nó hơi ngắn, vấn đề mà tôi đã thấy và đối với các bạn cũng là một trong những vấn đề, đó là vấn đề di cư. Vấn đề người di cư thật nghiêm trọng vì Hy Lạp, Síp, Malta, Ý, Tây Ban Nha, là những nơcs gần Châu Phi và Trung Đông nhất. Họ cập bén ở đây, họ đến đây, người di cư phải luôn được đón tiếp ! Vấn đề là mỗi chính phủ phải nói rõ bình thường họ có thể tiếp nhận bao nhiêu để họ có thể ở lại sinh sống. Điều đó đòi hỏi một sự thỏa thuận với các nước Châu Âu và không phải tất cả các nước đều sẵn sàng đón tiếp người di cư. Người ta quên rằng Châu Âu đã được làm nên bởi người di cư, phải không ? Chuyện là thế, nhưng ít nhất đừng để mọi gánh nặng cho nhưng quốc gia láng giềng rất quảng đại này, và Malta là một trong số đó. Hôm nay, tôi đã ở trung tâm tiếp đón người di cư và những điều mà tôi nghe được ở đó thật khủng khiếp, nỗi đau khổ của những người này để đến đây, và tiếp đến các trại, có các trại tập trung, nằm ở bờ biển Lybia, khi họ bị trục xuất. Điều đó có vẻ tội phạm, phải không ? Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề chạm đến trái tim của mỗi người. Cũng như Châu Âu quảng đại dành chỗ cho người Ucraina đến gõ cửa, thì cũng thế đối với những người khác đến từ Địa Trung Hải. Đó là điểm mà tôi đã kết thúc chuyến thăm của mình và đã đánh động tôi rất nhiều, vì tôi đã nghe được các chứng tá, những nỗi đau khổ và ít nhiều giống như những điều mà tôi đã nói với các bạn và có trong cuốn sách nhỏ đã xuất bản « Hermanito », trong tiếng Tây Ban Nha là « Em trai », và tất cả con đường thập giá của những người này. Người đã nói hôm nay đã phải trả giá gấp bốn, tôi xin các bạn suy nghĩ về điều đó. Cảm ơn các bạn.
Jorge Antelo Barcia (RNA):
Trong chuyến bay đến Malta, Đức Thánh Cha đã nói với một đồng nghiệp rằng chuyến đi đến Kiev đang ở trên bàn làm việc và ở Malta, Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự gần gũi của Đức Thánh Cha với dân tộc Ucraina. Hôm thứ Sáu ở Rôma, Tổng thống Ba Lan đã để ngỏ cánh cửa cho chuyến đi đến biên giới Ba Lan. Hôm nay, chúng con đã bị đánh động bởi những hình ảnh đến từ Bucha, một ngôi làng gần Kiev, bị quân đội Nga bỏ lại, trong đó người dân Ucraina đã tìm thấy hàng chục xác chết bị vứt bỏ trên đường, một số người bị trói tay, như thể họ đã bị hành quyết. Dường như hôm nay sự hiện diện của Đức Thánh Cha ở đó càng ngày càng cần thiết. Đức Thánh Cha có nghĩ rằng một chuyến đi như thế có thể thực hiện được không? Và phải đáp ứng những điều kiện nào để Đức Thánh Cha có thể thực hiện nó?
Đức Thánh Cha Phanxicô : Cảm ơn đã cho tôi biết hôm nay về thông tin này mà tôi vẫn còn chưa biết. Chiến tranh luôn là một sự tàn ác, là thứ phi nhân, đi ngược lại tinh thần con người, tôi không nói Kitô hữu, nhưng nói con người. Đó là tinh thần của Cain, tinh thần “ của não trạng Cain”. Tôi sẵn sàng làm tất cả những gì cần phải làm, và Tòa Thánh, nhất là cánh cửa ngoại giao, Đức Hồng y Parolin và Đức cha Gallagher, làm mọi thứ, thực sự mọi thứ. Chúng tôi không thể công khai tất cả những gì các ngài đang làm, vì thận trọng, vì kín đáo, nhưng chúng tôi chạm đến giới hạn của công việc của chúng tôi. Tổng thống Ba Lan xin một trong số họ cử Đức Hồng y Krajewski đến thăm người Ucraina đã được tiếp nhận ở Ba Lan. Ngài đã đến đó hai lần rồi, ngài đã mang theo hai xe cứu thương và ở lại với họ. Ngài sẽ trở lại đó một lần khác, ngài sẵn sàng làm như vậy. Liên quan đến chuyến đi khác, có hơn một người đã hỏi tôi, tôi đã chân thành trả lời rằng tôi đang có ý tưởng đến đó, tôi luôn sẵn sàng. Người ta đã hỏi tôi như sau: chúng con đã nghe rằng Đức Thánh Cha đang nghĩ đến một chuyến đi đến Ucraina. Tôi nói rằng nó đang nằm trên bàn làm việc, đó là một trong những đề xuất được trình bày, nhưng tôi không biết liệu điều đó có thể được thực hiện hay không, nếu đây là thích hợp để thực hiện nó và nếu đó là tốt nhất, hay nếu nên thực hiện nó và tôi nên thực hiện nó, tất cả điều đó đang được phổ biến rộng rãi.
Tiếp đến, gần đây, chúng tôi đã nghĩ đến một cuộc gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill, đó là những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi đang làm và đồng thời nghĩ tới Trung Đông, đó là những thứ như chúng hiện giờ.
Gerry O’Connel (America Magazine)
Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói về chiến tranh trong chuyến đi này. Vấn đề mà tất cả mọi người đặt ra là muốn biết liệu Đức Thánh Cha đã nói chuyện với Tổng thống Puti từ khi bắt đầu chiến tranh chưa, và nếu chưa, Đức Thánh Cha sẽ nói gì với ông ấy hôm nay?
Đức Thánh Cha Phanxicô : Những điều tôi đã nói với chính quyền của mỗi bên đều công khai. Không có điều gì mà tôi đã nói là bí mất đối với tôi. Khi tôi nói chuyện với Thượng Phụ, thì ngài đã đưa ra một tuyên bố rất hay về những gì chúng tôi đã nói. Tôi có những tin tức về Tổng thống Nga vào cuối năm, khi ông ấy gọi điện cho tôi để trao đổi lời chúc. Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Ucraina hai lần. Rồi, ngày đầu tiên của cuộc chiến, tôi đã nghĩ rằng tôi phải đến tòa đại sứ Nga để nói với đại sứ là người đại diện cho dân tộc, đặt ra những câu hỏi và đưa ra những cảm nhận của tôi về vấn đề. Đó là những tiếp xúc chính thức mà tôi đã có. Với Nga, tôi đã đến đại sứ quán. Tôi cũng đã nghe Đức Tổng Giám mục trưởng của Kiev, Đức cha Schevchuck. Rồi, cứ hai hay ba ngày, tôi thường xuyên nói chuyện với một người trong các bạn, cô Elisabetta Piquet, cô đã ở Lviv và giờ đang ở Odessa. Cô nói với tôi mọi thứ đang diễn ra thế nào. Tôi cũng nói chuyện với Giám đốc của Chủng viện. Nhưng như tôi đã nói, tôi cũng liên lạc với một người trong các bạn. Khi nói về điều này, tôi xin gởi lời chia buồn đến các đồng nghiệp của các bạn đã ngã xuống. Thực tế là họ đang đứng về phía mà họ không lợi ích nào. Nhưng công việc của các bạn là vì công ích và những người này đã ngã xuống để phục vụ cho công ích. Để biết thêm thông tin. Chúng ta đừng quên họ. Họ đã can đảm và tôi cầu nguyện cho họ để Chúa thưởng công cho công việc của họ. Đó là những tiếp xúc mà chúng tôi đã có cho đến nay.
Gerry O’Connel : Nhưng đâu là thông điệp cho Putin nếu Đức Thánh Cha có cơ hội (nói với ông ấy) ?
Đức Thánh Cha Phanxicô : Những thông điệp mà tôi đã nói với tất cả các chính quyền là những thông điệp tôi đã nói cách công khai. Tôi không nói nước đôi. Tôi luôn làm cùng một điều. Tôi nghĩ rằng trong câu hỏi của anh cũng có một sự nghi ngờ về các cuộc chiến tranh chính đáng và không chính đáng. Mỗi cuộc chiến tranh đều luôn nảy sinh từ một sự bất công. Bởi vì có một sơ đồ chiến tranh. Không có sơ đồ của hòa bình. Chẳng hạn, đầu tư mua sắm vũ khí. Họ nói : nhưng chúng tôi cần để tự vệ. Đó là sơ đồ của chiến tranh. Khi Thế Chiến II chấm dứt, tất cả mọi người đã hít thở một « không bao giừo chiến tranh » và hòa bình. Một dấn thân rộng rãi cho hòa bình cũng đã bắt đầu với ý muốn không cung cấp vũ khí, vũ khí nguyên tử vào thời đó, vì hòa bình, sau Hiroshima và Nagasaki. Đó là một thời điểm thành tâm thiện chí tuyệt vời.
Bay mươi năm sau, chúng ta đã quên tất cả điều đó. Chính như thế mà sơ đồ của chiến tranh được áp đặt. Lúc đó, có rất nhiều hy vọng vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Nhưng sơ hồ của chiến tranh một lần nữa được áp đặt. Chúng ta không thể nghĩ đến một mô hình khác, chúng ta không còn quen với suy nghĩ về mô hình của hòa bình. Có những nhân vật vĩ đại như Gandhi và những người khác mà tôi trích dẫn vào cuối thông điệp « Fratelli Tutti » đã đặt cược vào kế hoạch hòa bình. Nhưng loài người chúng ta đã cứng đầu ngoan cố. Chúng ta thích chiến tranh, tinh thần của Cain. Không phải ngẫu nhiên mà ở phần đầu của Thánh Kinh có vấn đề này : tinh thần « của não trạng Cain » muốn giết người thay vì tinh thần hòa bình. Thưa Cha, chúng con không thể ! Tôi sẽ nói với các bạn một điều cá nhân khi tôi ở Redipuglia vào năm 2014 và tôi nhìn thấy tên của các chàng trai, tôi đã khóc. Tôi đã thực sự khóc vì cay đắng. Rồi, một năm hay hai năm sau, vào ngày của người chết, tôi đến cử hành ở Anzio và tôi đã thấy tên của các chàng trai đã ngã xuống ở đó. Tất cả các thanh niên này, và tôi cũng đã khóc ở đó. Tôi đã thực sự khóc. Cần phải khóc trên các ngôi mộ. Có một điểm mà tôi tôn trọng vì có một vấn đề chính trị. Khi có lễ tưởng niệm cuộc đổ bộ ở Normandie, những người đứng đầu chính phủ đã quy tụ lại để tưởng niệm. Nhưng tôi không nhớ có ai đã nói về 30000 người trẻ đã bị bỏ lại trên các bãi biển. Tuổi trẻ không có tầm quan trọng. Điều đó làm cho tôi suy nghĩ. Tôi rất đau buồn. Chúng ta không học hỏi. Xin Chúa thương xót chúng ta, tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều có tội !
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Công-lý, Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS