ĐỨC PHANXICÔ CHUYỂN GIAO CHO CÁC GIÁM MỤC CÁC THẨM QUYỀN ĐƯỢC DÀNH RIÊNG CHO TÒA THÁNH
Với việc công bố Tông thư dưới hình thức Tự sắc « Assegnare alcune competenze » hôm 15/2, Đức Phanxicô thiết lập rằng các đấng bản quyền của các Giáo hội địa phương có thể can thiệp vào việc quản lý các chủng viện, việc đào tạo linh mục, việc biên soạn sách giáo lý và trong các lãnh vực khác mà không cần sự phê chuẩn của Vatican, nhưng chỉ cần sự xác nhận đơn giản hơn. Đây có thể được coi như là hoa trái của Giáo hội hiệp hành.
Không còn cần « sự phê chuẩn » nữa. Một « sự xác nhận » của Tòa Thánh là đủ. Đó là sự mới mẻ mà Tự sắc này mang lại ; một bản văn mà Đức Thánh Cha đã quyết định sửa đổi việc phân cấp một số thẩm quyền được dự kiến bởi Bộ Giáo luật của Giáo hội Latinh và các Giáo hội Đông phương, để tạo điều kiện cho sự « phân quyền lành mạnh » giúp thúc đẩy các quyết định trong lãnh vực Giáo hội, như được định nghĩa trong phần dẫn nhập của Tự sắc.
Không còn chờ đợi sự phê chuẩn của Rôma, nhưng là sự xác nhận
Chẳng hạn, điều đó liên quan đến thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục về việc xuất bản các sách giáo lý trên lãnh thổ của mình nếu họ xét là thích hợp. Một điểm nổi bật khác : Tòa Thánh chuyển giao cho Giám mục giáo phận năng quyền thành lập một chủng viện trên lãnh thổ của mình mà không phải chờ đợi sự phê chuẩn của Rôma nhưng chỉ cần một sự xác nhận.
Các Giám mục có những khả năng tương tự liên quan đến việc đào tạo linh mục (các Giám mục có thể điều chỉnh nó cho phù hợp « với những nhu cầu mục vụ của mỗi vùng hay mỗi tỉnh ») và việc nhập tịch của họ. Từ nay các linh mục có thể được nhập tịch không chỉ trong một Giáo hội địa phương hay trong một Dòng tu, nhưng còn trong một « hiệp hội giáo sĩ công » được Tòa Thánh công nhận, để tránh « những giáo sĩ không có người lãnh đạo và lang thang ».
Sự phân quyền và sự gần gũi
Tiêu chí phân quyền, nhưng còn cả « sự gần gũi », cũng được phản ảnh trong việc gia hạn từ 3 đến 5 năm của thời gian « ở ngoài tu viện », tức là khả năng cho phép một tu sĩ sống bên ngoài dòng của mình vì những lý do nghiêm trọng. Cũng như thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục về việc xuất bản các sách giáo lý, Tự sắc can thiệp bằng cách Tòa Thánh chuyển giao cho trách nhiệm của các Giáo hội địa phương những quyết định về việc có thể giảm bớt số lượng thánh lễ được cử hành theo ý lễ nhận được.
Đức cha Marco Mellino, thư ký của Hội đồng Hồng y và là thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản pháp luật, giải thích các nguyên tắc chung đã truyền cảm hứng cho Tự sắc của Đức Thánh Cha :
Tự sắc, qua đó một số quy tắc của hai Bộ luật của Giáo hội Công giáo – Bộ Giáo luật của Giáo hội Latinh và Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương – được sửa đổi, là một bản văn kết nối với công việc cải cách mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu từ khởi đầu triều đại của ngài và ngài đang theo đuổi.
Nó trả lời cho tinh thần « phân quyền lành mạnh » được chỉ ra trong Tông huấn Evangelii Gaudium, số 32, nhằm thúc đẩy và nâng cao động lực gần gũi trong Giáo hội, mà không vì thế làm tổn hại sự hiệp thông của hàng giáo phẩm.
Ý định thúc đẩy điều này mang tính mục vụ sâu xa và được trình bày rõ trong phần dẫn nhập của bản văn, trong đó người ta nói rằng, lưu tâm đến văn hóa của Giáo hội và tinh thần pháp lý riêng của mỗi Bộ luật, một số thẩm quyền cho đến nay thuộc về Tòa Thánh, và do đó được thực thi bởi sự quản trị trung ương, đang được « phân quyền », tức là được giao phó cho các Giám mục (giáo phận/giám mục hay được quy tụ trong các Hội đồng Giám mục hay theo các cơ cấu phẩm trật Đông phương) và cho các Bề trên thượng cấp của các Dòng tu và các Hội đời sống tông đồ, với ý định rõ ràng là trước hết thúc đẩy ý thức về tính tập đoàn và trách nhiệm mục vụ, cũng như thúc đẩy những nguyên tắc hợp lý, hiệu quả và hiệu lực.
Quả thế, rõ ràng là khi quyền bính có một sự hiểu biết trực tiếp và gần gũi hơn về những con người và những trường hợp vốn đòi hỏi một hành động quản trị mục vụ, thì hành động này, nhờ chính sự gần gũi của nó, có thể nhanh chóng có hiệu quả hơn.
Vì thế, theo nghĩa này, những thay đổi chuẩn mực, được thực hiện với Tự sắc này, còn phản ảnh hơn nữa tính phổ quát chung và đa nguyên của Giáo hội, vốn bao hàm những sự khác biệt mà không đồng nhất chúng, được bảo đảm, ở những gì liên quan đến sự hiệp nhất của Giáo hội, bởi thừa tác vụ Phêrô, đặc thù của Giám mục Rôma.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: HĐGMVN, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU