ĐỨC PHANXICÔ : CÔNG ĐỒNG, ÁNH SÁNG ĐỂ MANG TÌNH HUYNH ĐỆ ĐẾN CHO THẾ GIỚI
Đức Phanxicô ký lời tựa cho một tác phẩm được viết bởi ĐHY Michael Czerny và Don Christian Barone : « Tình huynh đệ, dấu chỉ thời đại. Huấn quyền xã hội của Đức Giáo hoàng Phanxicô », sẽ được xuất bản vào thứ Năm 30/9/2021 ở Ý.
« Tình huynh đệ sẽ khả tín hơn nếu chúng ta cũng bắt đầu, trong Giáo hội, cảm nhận rằng chúng ta « tất cả đều là anh chị em » và sống các thừa tác vụ riêng của mỗi người của chúng ta như là một sự phục vụ Tin Mừng và xây dựng Nước Thiên Chúa và chăm sóc Ngôi Nhà chung », Đức Thánh Cha khẳng định.
« Trọng tâm của Tin Mừng là việc loan báo Nước Thiên Chúa, vốn là con người của Chúa Giêsu-Emmanuel và Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Quả thế, nơi Ngài Thiên Chúa biểu lộ cách dứt khoát kế hoạch yêu thương của Ngài cho nhân loại, bằng cách thiết lập quyền chủ tể của Ngài trên các thụ tạo và đưa vào lịch sử nhân loại mầm sống thần linh, vốn biến đổi nó từ bên trong », Đức Thánh Cha khẳng định ở đầu lời tựa này.
Tình huynh đệ và Nước Thiên Chúa
Trong bản văn này, Đức Thánh Cha giải thích khái niệm « tình huynh đệ » được bám chắt vào Nước Thiên Chúa như thế nào. « Nước Thiên Chúa không được đồng hóa cũng không được lẫn lộn với một sự biểu lộ trần thế hay chính trị nào đó. Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa cũng không được đồng hóa với một thực tại thuần túy nội tâm, cá nhân và thiêng liêng, hay như một lời hứa chỉ cho thế giới bên kia ». Đức tin Kitô giáo « sống với » sự nghịch lý hấp dẫn này, theo kiểu nói của thần học gia dòng Tên Henri de Lubac.
Nước Thiên Chúa vừa ở đây và bây giờ, đồng thời vẫn là một lời hứa và một tiếng kêu của công trình tạo dựng vì sự giải thoát trọn vẹn của nó.
Được đưa vào thế giới hiện đại của chúng ta
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, các Kitô hữu được mời gọi đóng góp vào việc đưa Nước Thiên Chúa vào trần gian ; đó là một khía cạnh xã hội của đức tin Kitô giáo « mà chúng ta không bao giờ được quên » : « Mỗi người chúng ta có thể đóng góp vào việc thực hiện công việc của Nước Thiên Chúa trong thế giới, bằng cách mở ra những không gian cứu độ và giải thoát, bằng cách gieo niềm hy vọng, bằng cách thách thức lôgíc của thói ích kỷ giết linh hồn bằng tình huynh đệ của Tin Mừng, và bằng cách làm việc để chứng tỏ sự dịu dàng và tình liên đới đối với tha nhân của chúng ta, cách riêng đối với người nghèo nhất ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : Nước Thiên Chúa sẽ được biểu lộ trong thế giới của chúng ta trong chừng mực xã hội sẽ được đổ đầy bằng « tình huynh đệ, công lý, hòa bình và phẩm giá cho mọi người ». « Theo nghĩa này, việc chăm sóc Mẹ Trái Đất của chúng ta và những nỗ lực để xây dựng một xã hội liên đới, trong đó chúng ta « tất cả đều là anh chị em », không nằm bên ngoài lãnh vực đức tin, nhưng là sự biểu lộ cụ thể của nó ».
Giáo huấn xã hội được bén rễ sâu nơi tình yêu của Thiên Chúa
Cuốn sách của ĐHY Czerny và Cha Barone nhằm giới thiệu thông điệp Fratelli tutti, đồng thời khám phá mối liên hệ giữa Công đồng Vatican II và học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo.
Học thuyết xã hội của Giáo hội không phải chỉ là một khía cạnh xã hội của đức tin Kitô giáo, nhưng nó được bén rễ sâu xa trong thần học – « tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và kế hoạch yêu thương và huynh đệ của Ngài ».
Về tình huynh đệ, nó là một trong những « dấu chỉ thời đại mà Vatican II đã làm nổi bật » và thế giới rất cần đến.
Giáo hội phục vụ nhân loại
Thông điệp này của Đức Thánh Cha Phanxicô tìm cách soi sáng các thách đố của thế giới hiện đại của chúng ta với « hơi thở » của Gaudium et spes, Hiến chế mục vụ của Giáo hội trong thế giới hiện đại.
Đức Thánh Cha kết luận : « Ngày nay, đang khi chúng ta tiến tới trên con đường được các Nghị Phụ của Công đồng vạch ra, chúng ta ý thức rằng chúng ta cần đến không chỉ một Giáo hội trong thế giới hiện đại và đối thoại với nó, nhưng nhất là một Giáo hội nhằm phục vụ nhân loại, chăm sóc công trình tạo dựng, và công bố và biểu lộ một tình huynh đệ phổ quát, trong đó các mối tương quan của con người được chữa lành khỏi thói ích kỷ và bạo lực, và được đặt cơ sơ trên tình yêu hỗ tương, việc đón tiếp và tình liên đới ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Công-lý, Hòa-bình, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?