ĐỨC PHANXICÔ : CÔNG ÍCH KHÔNG THỂ ĐƯỢC BẢO VỆ BẰNG VŨ LỰC
Đức Phanxicô tiếp kiến hôm 18/3/2022 các tham dự viên hội nghị của Tổ chức Tòa Thánh « Gravissimum educationis », về chủ đề « Giáo dục dân chủ trong một thế giới bị chia cắt ». Ngài đã tố giác hai nọc độc đối với nền dân chủ – chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa thế tục -, trước khi đưa ra ba đường hướng để truyền đạt cho giới trẻ những nguyên tắc dân chủ.
Trước khi bắt đầu bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa nói về cuộc chiến tranh ở Ucraina. Ngài lấy làm tiếc về « sự man rợ của bản tính con người » đang thể hiện trên lãnh thổ châu Âu, nhưng cả ở Syria và Yemen. Đức Thánh Cha thốt lên : « Những kẻ sát hại anh em của chúng ta ». Tiếp đến, tư tưởng của Đức Thánh Cha hướng đến những binh sĩ được cử ra mặt trận, « rất trẻ, các binh sĩ Nga », cũng như các binh sĩ trẻ Ucraina. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến dân thường, trước khi hỏi : « Tôi đang làm gì ? », đối diện với một cuộc chiến tranh đang diễn ra ở ngưỡng cửa nhà chúng ta. « Tôi cầu nguyện ? Tôi ăn chay, tôi sám hối ? », hay tôi sống trong sự vô tâm, như thể đó là một cuộc chiến xa xôi ? Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại lối hành xử « ngoại giáo cải trang thành Kitô hữu ».
Nền dân chủ bị đe dọa
« Không có chiến tranh chính đáng », Đức Thánh Cha nhấn mạnh, chiến tranh luôn là một « thất bại của nhân loại », và cụ thể hơn đối với các nhà giáo dục có bổn phận dẫn dắt người trẻ đến công ích.
Theo nghĩa này, dân chủ là một chủ đề « thời sự » và « rất được tranh luận », Đức Thánh Cha ghi nhận từ đầu bài phát biểu của mình, nhưng ít được đề cập theo quan điểm giáo dục. Và khoảng trống này có thể được lấp đầy bởi Giáo hội trong sứ mạng giáo dục của mình.
Dựa trên bài Tin Mừng trong ngày – dụ ngôn về những người tá điền sát nhân trong Tin Mừng Matthêu -, Đức Thánh Cha đã cảnh báo về nguy cơ « chiếm hữu ích kỷ » đang lấp lấy « tâm hồn, các mối tương quan và các cấu trúc chính trị và xã hội ». Nền dân chủ đã trở nên « hình thức, chứ không phải hiện thực », Đức Thánh Cha lấy làm tiếc.
Giáo dục để chống lại những lệch lạc
Đức Phanxicô đã chỉ ra hai « sự suy thoái » : chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa thế tục. Chủ nghĩa toàn trị « làm mất đi giá trị các quyền cơ bản của con người và của xã hội, đến mức đàn áp tự do ». Chủ nghĩa thế tục, cũng giống như ý thức hệ, « bóp méo tinh thần dân chủ một cách tinh vi và thâm hiểm hơn : bằng cách loại bỏ chiều kích siêu việt, nó làm suy yếu, và dần dần hủy bỏ, mọi sự mở ra cho đối thoại », Đức Thánh Cha giải thích. « Nếu không có chân lý tối hậu, thì các ý tưởng và các xác tín của con người có thể bị khai thác cách dễ dàng nhân danh quyền lực ».
Những đối diện với hai nọc độc này, giáo dục giữ một « sức mạnh biến đổi ». Và Đức Thánh Cha đã khích lệ các thành viên của Tổ chức « Gravissimum educationis » và các tham dự viên hội nghị trong sứ mạng của họ. Tên của Tổ chức này được lấy từ Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo của Công đồng Vatican II, được Đức Phaolô VI ban hành vào năm 1965. Tổ chức, được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, hoạt động trong lãnh vực giáo dục, thông qua sự hỗ trợ tài chánh cho các dự án.
Mang lại sở thích đối với nền dân chủ
Đức Thánh Cha đã chỉ ra ba đường hướng phải theo.
Trước tiên, « nuôi dưỡng sự khao khát dân chủ nơi người trẻ ». « Đó là giúp đỡ họ hiểu và đánh giá cao giá trị sống trong một hệ thống dân chủ, luôn có thể hoàn thiện » nhưng bảo đảm cho các công dân các quyền tự do quý giá, cũng như tính phổ quát mà không đồng nhất.
Tiếp đến dạy cho họ biết rằng công ích gắn liền với bác ái. Ngài nhấn mạnh : « Nó (công ích) không thể được bảo vệ bằng sức mạnh quân sự ». « Cộng đồng hay quốc gia nào muốn tự khẳng định mình bằng vũ lực thì đang làm thiệt hại cho các cộng đồng hay quốc gia khác, và trở thành kẻ tiếp tay cho bất công, bất bình đẳng và bạo lực. Con đường hủy diệt thì dễ theo, nhưng nó gây ra nhiều thiệt hại ; chỉ tình yêu mới có thể cứu được gia đình nhân loại ».
Thực thi quyền bính đúng đắn
Sau cùng dạy cho họ « sống quyền bính như một sự phục vụ ». Mỗi người, trong bậc sống của mình, thực thi một quyền bính. Và Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác : « Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa giao phó cho chúng ta một số vai trò không phải để khẳng định bản thân nhưng để, qua công việc của chúng ta, toàn thể cộng đồng có thể lớn lên », và xây dựng « nền văn minh tình yêu », theo kiểu nói của Đức Phaolô VI. Khi việc thực thi quyền bính vi phạm các quyền của con người, thì nó trở thành « chế độ chuyên quyền » rồi « chế độc độc tài », Đức Thánh Cha cảnh báo. Trái lại, quyền bính thì « rất quân bình ».
Đức Thánh Cha đã kêu gọi khởi động lại Hiệp ước giáo dục toàn cầu, mà chính ngài đã giới thiệu và tháng 10/2020, « liên minh này nhắm tập hợp tất cả những ai có lòng đối với việc giáo dục các thế hệ trẻ, và có thể trở thành một công cụ để theo đuổi công ích toàn cầu ». Ngài nhấn mạnh, trong bối cảnh ở Ucraina, sự thích đáng của hiệp ước này càng nổi bật hơn nữa.
Đức Thánh Cha kết luận : cấp bách hơn bao giờ hết là dạy cho giới trẻ « giải quyết các xung đột », không phải bằng bạo lực, nhưng bằng « sự đương đầu lành mạnh » và « đối thoại », được nuỗi dưỡng bằng « sự dấn thân giáo dục kiên nhẫn » và cầu nguyện cho hòa bình.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: dân chủ, Giáo-dục, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM