ĐỨC PHANXICÔ : ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN « LUÔN LÀ MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI THỰC TẠI »
Đời sống thánh hiến « luôn là một cuộc đối thoại với thực tại », Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở như thế trong sứ điệp video gởi cho các tham dự viên Tuần lễ quốc gia lần thứ 50 về các Hội dòng đời sống thánh hiến ở Tây Ban Nha, diễn ra trực tuyến từ 17-22/5/2021 về chủ đề « Được thánh hiến vì sự sống của thế giới. Đời sống thánh hiến trong xã hội hôm nay ».
Đức Thánh Cha tự vấn về « sự cằn cỗi của một số hội dòng đời sống thánh hiến » : Khi đời sống thánh hiến « mất đi chiều kích đối thoại với thực tại và suy tư về những gì đang diễn ra, thì nó bắt đầu trở nên cằn cỗi », ngài nhận xét.
Đời sống thánh hiến cũng mất đi sự phong nhiêu và căn tính của mình khi, « để tìm thấy một sự an toàn nào đó, để có thể chinh phục mọi sự, các hội dòng đổ vào các ý thức hệ đủ mọi khuynh hướng, cánh tả, cánh hữu, cánh giữa, đủ thứ ».
« Sự can đảm tông đồ », « sự phân định và cầu nguyện » là những chìa khóa để giữ cho sống động đặc sủng của đấng sáng lập. Đức Thánh Cha đã khuyến khích « cùng nhau tìm cách đừng đánh mất bản thân trong chủ nghĩa hình thức, trong các ý thức hệ, trong sự sợ hãi, trong các cuộc đối thoại với chính mình chứ không phải với Chúa Thánh Thần ».
Đức Thánh Cha cũng không quên khuyên các tham dự viên : « Đừng sợ những giới hạn ! Đừng sợ các biên giới ! Đừng sợ các vùng ngoại vi ! Bởi vì chính ở đó mà Chúa Thánh Thần sẽ nói với anh chị em. Hãy đặt mình « trong đường ngắm » của Chúa Thánh Thần. Và những tuần lễ này chắc chắn sẽ giúp đặt mình « trong đường ngắm » ».
Dưới đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Anh chị em thân mến, anh chị em đang tham dự Tuần lễ đời sống tu trì lần thứ 50 (hay lần thứ 49-lần thứ 50, vì Tuần lễ này đã không thể diễn ra vào năm ngoái), Tuần lễ đã được khởi động khi Đức Hồng y hiện nay Aquiloso Bocos Merino, của tạp chí « Đời sống tu trì », đã bắt đầu làm chuyển động mọi thứ.
Tôi muốn công khai cảm ơn Don Aquilino, linh mục, tu sĩ, người đã không bao giờ ngừng là tu sĩ và linh mục và luôn phục vụ Giáo hội như thế. Tôi muốn cám ơn ngài vì đã liên tục gieo vãi nỗi khắc khoải, để hiểu sự phong phú của đời sống thánh hiến và làm cho đời sống nay trổ sinh hoa trái. Không chỉ hiểu, nhưng còn sống nữa. Không chỉ lý thuyết, không phải thế, nhưng còn thực hành. Dù thế nào đi nữa, việc dạy giáo lý là để thực hành nó tốt hơn. Vì thế, tôi công khai cảm ơn Đức Hồng y Aquilino về tất cả điều đó.
Và tôi xem chương trình, tôi có chương trình trước mặt, tôi thấy rằng có những người có nhiều kinh nghiệm về đời sống tu trì, và là một kinh nghiệm về thế giới, một kinh nghiệm về sự giới hạn. Chẳng hạn, sơ Liliane, chủ tích của CLAR : biên giới ở Châu Mỹ Latinh, vốn thường xuất hiện ở Thượng hội đồng về vùng Amazon ; hay Đức Hồng y Cristóbal, từ Rabat : biên giới với thế giới Hồi giáo. Và nhiều tham dự viên khác từ mọi quan điểm. Tôi thích sứ điệp, bây giờ lần đầu tiên tôi đang xem chương trình. Và tôi muốn nói rằng tôi gần gũi anh chị em nhân dịp Tuần lễ quốc gia lần thứ 49-50 (đúng hơn là 50) về Hội dòng đời sống thánh hiến. Trong đời sống thánh hiến, chúng ta hiểu biết bằng việc tiến bước, luôn luôn vậy. Chúng ta hiểu biết bằng cách dâng hiến mỗi ngày. Chúng ta hiểu biết trong sự đối thoại với thực tại. Khi đời sống thánh hiến mất đi chiều kích đối thoại với thực tại và suy tư về những gì đang diễn ra này, thì nó bắt đầu trở nên cằn cỗi. Tôi tự vấn về sự cằn cỗi của một số hội dòng đời sống thánh hiến, và tôi thấy rằng nói chung điều đó là do thiếu đối thoại và dấn thân với thực tại. Đừng cho phép điều đó. Đời sống thánh hiến luôn luôn là một cuộc đối thoại với thực tại. Chúng ta sẽ có thể nói : « Vâng, bây giờ, hình thức hiện đại này ». Không phải ! Hãy nghĩ đến thánh Têrêsa. Thánh Têrêsa đã nhìn thực tại và đưa ra lựa chọn cải cách và ngài đã tiến tới. Tiếp đến, trên hành trình, đã có những mưu toan biến cuộc cải cách này thành khép kín. Luôn có như vậy. Nhưng cải cách luôn là một hành trình, đó là một hành trình tiếp xúc với thực tại và là một chân trời dưới ánh sáng của một đặc sủng sáng lập. Và những ngày này, những cuộc gặp gỡ này, những tuần lễ đời sống thánh hiến này giúp chúng ta không sợ hãi.
Và cũng thật buồn khi thấy rằng, để tìm thấy một sự an toàn nào đó, để có thể chinh phục mọi sự, các hội dòng đổ vào các ý thức hệ đủ mọi khuynh hướng, cánh tả, cánh hữu, cánh giữa, đủ thứ. Khi một hội dòng trình bày lại đặc sủng của mình bằng ngôn ngữ ý thức hệ, thì nó mất đi căn tính của mình, mất đi sự phong nhiêu của mình. Giữ cho sống động đặc sủng của đấng sáng lập có nghĩa là duy trì nó trên hành trình và trong sự tăng trưởng, trong sự đối thoại với những gì mà Chúa Thánh Thần nói với chúng ta trong lịch sử, trong thời gian và nơi chốn, ở những thời kỳ khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Điều đó đòi hỏi sự phân định và cầu nguyện. Chúng ta không thể giữ đặc sủng của đấng sáng lập mà không có sự can đảm tông đồ, tức là không tiến bước, không phân định và không cầu nguyện. Và đó là những gì anh chị em đang nỗ lực thực hiện trong tuần lễ này. Đây không phải là tụ tập để chơi ghi-ta và nói « đời sống thánh hiến đẹp biết bao », không phải thế ! Nếu anh chị em thỉnh thoảng chơi ghi-ta bởi vì nó giúp hát hay, thì đó là tốt, như thánh Augustin đã nói, « hãy ca hát và tiến bước », điều đó tốt. Nhưng để cùng nhau tìm cách không đánh mất bản thân trong chủ nghĩa hình thức, trong các ý thức hệ, trong những nỗi sợ hãi, trong các cuộc đối thoại với chính mình chứ không phải với Chúa Thánh Thần.
Đừng sợ những giới hạn ! Đừng sợ các biên giới ! Đừng sợ các vùng ngoại vi ! Bởi vì chính ở đó mà Chúa Thánh Thần sẽ nói với anh chị em. Hãy đặt mình « trong đường ngắm » của Chúa Thánh Thần. Và những tuần lễ này chắc chắn sẽ giúp đặt mình « trong đường ngắm ».
Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em. Xin Đức Trinh Nữ gìn giữ anh chị em. Và nếu anh chi em còn « tí xíu » thời giờ nào, thì hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em.
Tý Linh chuyển ngữ
(theo ZENIT)
La vie consacrée est un « dialogue avec la réalité », affirme le pape
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- MỸ: CÁC HỆ PHÁI KITÔ VÀ CÁC TỔ CHỨC DO THÁI PHẢN ĐỐI VIỆC BẮT GIỮ NGƯỜI DI CƯ
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 5 : « MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ ĐÃ SINH RA CHO ANH EM, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, LÀ ĐỨC CHÚA » (Lc 2, 11). CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH VÀ CÁC MỤC ĐỒNG THĂM VIẾNG
- “LIỆU CHÍNH QUYỀN TRUMP SẼ CHỌN ĐỐI ĐẦU VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?”