ĐỨC PHANXICÔ : « GIÁO TRIỀU KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CƠ QUAN THANH TRA VÀ THẨM VẤN »

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 27th, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Sáng 21/12/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ truyền thống với Giáo triều để mừng lễ Giáng Sinh. Một cuộc gặp gỡ càng được mong đợi hơn trong bối cảnh Đức Thánh Cha đang kêu gọi cải cách Giáo triều, với mong muốn có tính tập thể hơn trong việc cai quản Giáo Hội. Dưới đây là toàn bộ diễn văn dành cho Giáo triều.

Kính thưa các Đức Hồng Y,

Anh em Giám mục và Linh mục thân mến,

Anh chị em thân mến,

Một lần nữa Chúa đã ban cho chúng ta trải qua chặng đường Mùa Vọng, và chúng ta đã nhanh chóng đến những ngày cuối cùng gần đến lễ Giáng Sinh, những ngày tràn đầy một bầu khí thiêng liêng độc nhất, được làm nên bởi những tâm tình, những kỷ niệm, những dấu chỉ phụng vụ và không phụng vụ, như hang đá… Trong bầu khí này cũng diễn ra cuộc gặp gỡ truyền thống với anh chị em, các Bề trên và Thành viên của Giáo triều Rôma, vốn thường ngày cộng tác vào việc phục vụ Giáo Hội. Tôi thân ái mến chào tất cả anh chị em. Và cho phép tôi cách riêng chào mừng Đức cha Pietro Parolin, đã vừa bắt đầu công việc Quốc Vụ Khanh, và đang cần đến lời cầu nguyện của chúng ta!

Đang khi tâm hồn chúng ta tràn đầy lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta dường nào cho đến độ hiến ban Con duy nhất của Ngài cho chúng ta, thì cũng thật tốt đẹp biết bao khi dành chỗ cho sự biết ơn này giữa chúng ta. Và tôi cảm thấy nhu cầu như thế, trong lễ Giáng Sinh đầu tiên Giám mục Rôma của tôi, để nói với anh chị em “lời cám ơn” to lớn, đối với tất cả mọi người xét như là cộng đoàn làm việc cũng như đối với mỗi cá nhân. Tôi cám ơn anh chị em vì công việc phục vụ mỗi ngày của anh chị em: vì sự săn sóc, sự cần mẫn, tính sáng tạo; vì sự dấn thân, không luôn dễ dàng, cộng tác làm việc, lắng nghe nhau, đối diện nhau, làm  tăng giá trị những nhân cách và phẩm  chất khác nhau trong sự tôn trọng hỗ tương.

Cách riêng, tôi ao ước bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những ai vào giai đoạn này kết thúc công việc phục vụ của mình, và đi nghỉ hưu. Chúng ta biết rõ rằng, với tư cách là linh mục và giám mục, chúng ta không bao giờ đi nghỉ hưu, nhưng rời khỏi bàn làm việc, vâng, và điều đó đúng, để dành thời gian hơn cho việc cầu nguyện và săn sóc các linh hồn, bắt đầu bằng chính linh hồn mình! Do đó, một “lời cám ơn” đặc biệt, từ sâu thẳm tâm hồn, đối với các anh em thân thương rời bỏ Giáo triều, cách riêng các anh em đã từng làm việc nơi đâu trong nhiều năm và với lòng tận tụy sâu xa, cách âm thầm. Điều đó thực sự đáng ngưỡng mộ.

Tôi thán phục nhiều các vị Giám mục này đang theo khuôn mẫu của các Giáo triều viên xưa, những người mẫu mực…Nhưng cả hôm nay nữa, chúng ta vẫn đang có ! Những con người làm việc đầy khả năng, cách rõ ràng, quên mình, chu toàn cách cẩn thận bổn phận thường ngày của mình. Tôi muốn nêu danh ở đây một số vị trong anh em chúng ta đây để bày tỏ lòng thán phục và biết ơn của tôi đối với họ, nhưng chúng ta biết rằng trong một danh sách, những người đầu tiên được nhận thấy lại là những người bị thiếu đi, và khi làm  thế, tôi có nguy cơ quên đi ai đó và như thế phạm một bất công và thiếu lòng bác ái. Vì thế, tôi muốn nói với các anh em này rằng họ là một chứng tá rất quan trong trên con đường  của Giáo Hội.

Từ khuôn mẫu và chứng tá này, tôi rút ra những đặc điểm của thành viên Giáo triều, và còn hơn cả Bề trên nưa, mà tôi muốn nhấn mạnh : tính chuyên nghiệp và sự phục vụ.

Tính chuyên nghiệp, vốn có nghĩa khả năng, nghiên cứu, cập nhật…Đó là một phẩm chất căn bản để làm việc ở Giáo triều. Dĩ nhiên tính chuyên nghiệp được đào tạo, và cả phần nào đó, được thủ đắc ; nhưng tôi nghĩ rằng, thực sự vì nó được đào tạo và phải được thủ đắc, nền cần phải có một nền tảng tốt từ lúc đầu.

Đặc điểm thứ hai là sự phục vụ, phục vụ Giáo Hoàng và các Giám mục, Giáo Hội phổ quát và các Giáo Hội địa phương. Trong Giáo triều Rôma chúng ta học, “chúng ta thở” cách đặc biệt chiều kích kép này của Giáo Hội, sự thấm nhập vào nhau giữa phổ quát và địa phượng; và tôi nghĩ rằng đó là một trong những kinh nghiệm đẹp nhất của người sống và làm việc ở Rôma: “cảm nghiệm” Giáo Hội bằng cách này.

Khi không có tính chuyên nghiệp, thì từ từ chúng ta rơi vào chỗ tầm thường. Các hồ sơ trở nên những bản phúc trình « rập khuôn » và những  thông báo không có men sự sống, không có khả năng sản sinh ra những chân trời rộng lớn. Mặt khác, khi thái độ không phải là phục vụ các Giáo Hội địa phương và các Giám mục của các Giáo Hội ấy, thì khi đó cơ cấu của Giáo triều lớn lên như một sở thuế quan liêu, thanh tra và thẩm vấn nặng nề và không cho phép hoạt động của Chúa Thánh Thần và sự tăng trưởng  của dân Thiên Chúa.

Bên cạnh hai phẩm chất này là tính chuyên nghiệp và sự phục vụ, tôi muốn thêm vào phẩm chất thứ ba, đó là đời sống thánh thiện. Chúng ta biết rõ rằng đời sống thánh thiện là quan trọng nhất trong phẩm trật các giá trị. Quả thế, nó cũng là nền tảng của phẩm chất làm việc, phục vụ. Sự thánh thiện có nghĩa là đời sống chìm ngập trong Thánh Thần, mở tâm hồn ra cho Thiên Chúa, cầu nguyện liên lỉ, khiêm nhường sâu xa, bác ái huynh đệ trong các mối tương quan với các đồng nghiệp. Nó cũng có nghĩa là tinh thần tông đồ, làm việc mục vụ kín đáo, trung thành, được thực thi các hăng say trong mối tiếp xúc trực tiếp với dân Thiên Chúa. Điều này là cần thiết đối với một linh mục.

Sự thánh thiện trong Giáo triều cũng có nghĩa là sự phản đối lương tâm đối với những thói ngồi lê đôi mách! Chúng ta nhấn mạnh nhiều cách đúng đắn đến giá trị của việc phản đối lương tâm, nhưng có lẽ chúng ta cũng phải thực thi nó để bảo vệ chúng ta khỏi một luật bất thành văn của môi trường chúng ta, vốn bất hạnh thay là luật của những thói ngồi lê đôi mách. Do đó chúng ta hết thảy đều phản đối lương tâm; nhưng chú ý tôi không muốn chỉ làm một diễn từ luân lý! Những  thói ngồi lê đôi mách đè làm hỏng phẩm chất của con người, của công việc và môi trường.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta hãy hiệp nhất vào cuối chặng đường đến Bê-lem này. Suy niệm về vai trò của thánh Giuse, rất âm thầm và rất cần thiết bên cạnh Đức Trinh Nữ, có thể  giúp ích cho chúng ta. Hãy nghĩ đến ngài, đến sự ân  cần của ngài dành cho Bạn Trăm Năm của ngài và Hài Nhi. Điều đó nói với chúng ta nhiều điều về công việc phục vụ Giáo Hội của chúng ta! Vì thế chúng ta hãy sống lễ Giáng Sinh này gần gũi cách thiêng liêng với thánh Giuse. Tôi cám ơn anh chị em nhiều về công việc của anh chị em, và nhất là về những lời cầu nguyện của anh chị em. Quả thật tôi cảm thấy “được cưu mang” bằng những lời cầu nguyện, và tôi xin anh chị em tiếp tục nâng đỡ tôi bằng cách này. Tôi cũng nhớ cầu cùng Chúa cho anh chị em và tôi chúc lành cho anh chị em, cầu chúc một lễ Giáng Sinh ánh sáng và bình an cho mỗi người trong anh chị em và cho những người thân thuộc của  anh chị em.

Cầu chúc Giáng Sinh vui tươi!

Tý Linh chuyển ngữ

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31