ĐỨC PHANXICÔ KẾT THÚC THƯỢNG HỘI ĐỒNG BẰNG MỘT BÀI PHÁT BIỂU ĐANH THÉP
Kết thúc THĐ ngoại thường về những thách đố mục vụ gia đình, mà không che giấu gì những khó khăn được trải qua trong suốt hai tuần tranh luận vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rút ra một bản tổng kết tích cực về kinh nghiệm THĐ này, được sống trong một sự tự do phát biểu thực sự.
« Bằng một tinh thần đoàn thể tính và hội đồng tính, chúng ta đã thực sự sống một kinh nghiệm THĐ, một hành trình liên đới, một con đường cùng nhau. Như trên mỗi con đường, đã có những thời điểm chạy nhanh, hầu như muốn chinh phục thời gian và đạt tới nơi nhanh hết sức có thể, và những thời điểm mỏi mệt (…), những thời điểm nhiệt thành và hăng say khác. Có những thời điểm an ủi sâu xa, khi nghe chứng tá của những mục tử đích thực mà cách khôn ngoan đa g trong tâm hồn mình những niềm vui và nước mắt của các tín hữu của mình. Những thời điểm an ủi và ân sủng khi nghe những chứng tá của các gia đình đã tham dự THĐ và đã chia sẻ với chúng ta vẻ đẹp và niềm vui của đời sống vợ chồng của họ. (…) Và vì đó là một con đường nhân loại, cùng với những an ủi còn có những giây phút sầu não , những căng thẳng và những cám dỗ. »
Đức Thánh Cha đã nêu lên một loạt những cám dỗ mà ngài đã nhận thấy khi nghe cá Nghị Phụ phát biểu.
Cám dỗ đầu tiên : « Cám dỗ cứng rắn thù nghịch, tức là muốn khép kín nơi mặt chữ (…), trong lề luật, trong sự xác tín về những gì chúng ta biết chứ không về những gì chúng ta còn phải học biết và đạt tới. Từ thời Chúa Giêsu, đó là cám dỗ của phái nhiệt thành, của người nhiệm nhặt, hăng say và ngày nay là những người mà người ta gọi là « những người duy truyền thống » hay cũng gọi là « những người duy trí » ».
Cám dỗ thứ hai : « Cám dỗ về một não trạng thoát tục có sức hủy hoại, mà nhân danh một lòng thương xót hiểm độc băng bó các vết thương mà trước tiên không chăm sóc chúng , một lòng thương xót mà chữa trị các triệu chứng chứ không các nguyên nhân và nguồn gốc. Đó là cám dỗ của những người sợ sệt, và cũng của những người mà người ta gọi là cấp tiến và phóng túng. »
Cám dỗ thứ ba : « Cám dỗ biến đá thành bánh để cắt đứt việc ăn chay lâu dài, nặng nề và đau đớn (Lc 4,1-4) và cả biến bánh thành đá và ném vào người tội lỗi, yếu đuối, bệnh tật (Ga 8,7), tức là biến họ thành những gánh nặng không kham nổi (Lc 10,27) ».
Cám dỗ thứ tư : « Cám dỗ xuống khỏi thập giá, để làm vừa lòng người ta, không tiếp tục thực thi thánh ý Cha, chạy theo óc trần tục thay vì thanh tẩy nó và uốn nó theo Thánh Thần của Thiên Chúa ».
Cám dỗ thứ năm : « Cám dỗ coi thường kho tàng đức tin (depositum fidei) bằng cách tự xem mình không như những người gìn giữ nhưng là những sở hữu chủ và những ông chủ hay, mặt khác, cám dỗ coi thường thực tại bằng cách sử dụng một ngôn ngữ tỉ mỉ và một ngôn ngư để nói nhiều thứ mà không nói gì. Chúng ta gọi là « não trạng quá cầu kỳ và phức tạp vấn đề » (bizantinisme) tôi nghĩ, những thứ này ».
Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại rằng những cám dỗ này và những mâu thuẫn này là tự nhiên : « Những cám dỗ này không được làm cho chúng ta sợ hãi hay bối rối và càng không làm chúng ta nản lòng, bởi vì không có môn đệ nào lớn hơn thầy. Vì thế nếu Chúa Giêsu đã bị cám dỗ, thì các môn đệ của Ngài không được chờ đợi một sự đối xử tốt hơn. Bản thân tôi rất quan ngại và lấy làm buồn nếu không có những cám dỗ này và những cuộc thảo luận sinh động, những chuyển động của tâm trí này, như thánh Inhaxio Loyola đã gọi thế, nếu mọi người đều đồng ý hay ít nói trong một thứ bình an giả tạo và duy tĩnh. Thay vì thế, tôi đã thấy và đã nghe, cách vui mừng và biết ơn, những phát biểu và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt huyết mục vụ và giáo thuyết, đầy khôn ngoan, chân thành, can đảm và ‘parresia’(thực lòng). (…) Và luôn luôn điều này, tôi đã nói ở đây trong Hội trường, không bàn cãi những chân lý nền tảng của bí tích Hôn Phối : tính bất khả phân ly, sự hiệp nhất, lòng trung tín và sự sinh sản, mở ra cho sự sống ».
Đức Thánh Cha đã cho rằng kinh nghiệm THĐ này là một kinh nghiệm Giáo Hội đích thực : « Đây là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền và bao hàm những tội nhân, vốn cần lòng thương xót của Chúa. Đây là Giáo Hội, Hiền Thê đích thực của Chúa Kitô, đang tìm cách trung tín với Hôn Phu và giáo lý của Ngài. Đó là Giáo Hội vốn không sợ ăn và uống với người đĩ điếm và thu thuế, Giáo Hội vốn có những cánh cửa rộng mở để đón nhận những người túng thiếu, những hối nhân chứ không chỉ người công chính hay người nghĩ mình hoàn hảo ! »
Đức Thánh Cha cũng ám chỉ đến những âm vang truyền thông do các cuộc thảo luận của THĐ khơi lên : « Nhiều bình luận viên, hay nhiều người nói, tưởng tượng thấy một Giáo Hội xung đột nơi mà phe này chống phe kia, thậm chí là nghi ngờ Chúa Thánh Thần, người cổ võ và đảm bảo đích thực sự hiệt nhất và hài hòa trong Giáo Hội. Thánh Thần mà suốt dòng lịch sử đã luôn dẫn dắt con thuyền, qua các thừa tác viên của mình, cả khi biển ngược sóng và bão động và những thừa tác viên bất trung và tội lỗi. Và như tôi đã nói lúc khởi đầu THĐ, cần thiết sống tất cả điều đó cách thanh thản, an bình tâm hồn bởi vì THĐ diễn ra cùng với Phêro và dưới Phêro và sự hiện diện của Giáo Hoàng là sự bảo đảm cho mọi người ».
« Bây giờ, chúng ta hãy nói đôi chút về Giáo Hoàng trong tương quan với các giám mục », Đức Phanxicô nói như thế, làm cho các Nghị Phụ vui cười. « Vì thế, bổn phận của Giáo Hoàng là đảm bảo sự hiệp nhất của Giáo Hội. Và nhắc cho các tin hữu bổn phận trung thành bước theo Tin Mừng của Chúa Kitô, nhắc cho các mục tử rằng bổn phận đầu tiên của họ là nuôi dưỡng đoàn chiên mà Chúa đã giao phó cho họ và tìm cách đón tiếp những con chiên lạc với tình hiền phụ và lòng thương xót và không sợ hãi ».
« Chúng ta còn một năm để suy nghĩ chín chắn, bằng một sự phân định thần khí thực sự, những ý tưởng được đề nghị và tìm ra những giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và nhiều thách đố mà các gia đình phải đương đầu, mang lại những câu trả lời cho biết bao chán nản đang vây quanh và làm ngạt các gia đình ».
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ