ĐỨC PHANXICÔ : « KHÔNG CẦU NGUYỆN, CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỨNG VỮNG VÀ KHÔNG BIẾT ĐI ĐÂU »
Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Hai 18/9/2023 tại Vatican, trong diễn văn của mình, Đức Phanxicô đã khuyến khích Dòng Rogationnistes du Cœur de Jésus (Các Tu Huynh Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu) và Filles du Divin zèle (Các Nữ tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa), hai dòng được thành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi Thánh Hannibal Marie Di Francia, trở thành những chuyên gia về cầu nguyện và lòng bác ái.
Trong Tổng tu nghị của mỗi Dòng, các Tu huynh Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu và các Nữ Tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa đã đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau như thánh hiến, hiệp thông huynh đệ hoặc sứ mạng, “các khía cạnh cơ bản của đời sống tu trì” mà việc đào sâu đòi hỏi “khả năng lắng nghe và phân định trong cầu nguyện và chia sẻ,” Đức Thánh Cha lưu ý như thế trong buổi tiếp kiến tại Vatican. Tiền đề tiếp theo của phần dẫn nhập của ngài: Đức Phanxicô biết “sự can đảm cần thiết” đối với những nam nữ tu sĩ này để chú ý đến nhu cầu của thế giới trong khi vẫn trung thành “với nguồn cảm hứng nguyên thủy” của vị thánh sáng lập của họ, Hannibal Marie Di Francia. Nhưng điều Đức Thánh Cha muốn nói đến là Rogate (hãy cầu xin), lời khấn thứ 4, lời cầu nguyện cho các ơn gọi.
Tầm quan trọng của cuộc đối thoại kéo dài với Thiên Chúa
“Không có cầu nguyện, chúng ta không thể đứng vững và không biết phải đi đâu.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cuộc đời của thánh Hannibal Marie Di Francia đã được ngang qua bằng lời cầu nguyện như thế nào: thánh nhân tin rằng không việc tốt thực sự nào có thể xảy ra nếu không có ngọn lửa nội tâm của đời sống thiêng liêng, và chính ơn gọi của ngài khi đó trở nên rõ ràng đối với ngài rằng ngài đang cầu nguyện thờ lạy. Và những gì áp dụng cho người sáng lập cũng áp dụng cho tất cả mọi người. Đức Thánh Cha giải thích : “Quả thế, khi chúng ta đặt mình, ngoan ngoãn và khiêm nhường, trước Thiên Chúa, chúng ta thường nhận được một sự hiểu biết cụ thể về ý nghĩa cuộc sống của mình: chính trong việc cầu nguyện trung thành và kiên trì, đặc biệt trong việc thờ phượng, mà mọi sự được hài hòa, mà chúng ta nắm bắt tốt hơn các mục tiêu của mình, tìm thấy nơi Chúa sức mạnh và ánh sáng để thực hiện chúng theo kế hoạch của Ngài.”
Do đó, Đức Thánh Cha khuyên nên duy trì một cuộc đối thoại kéo dài với Chúa mỗi ngày và cầu khẩn Ngài trước mỗi thời điểm quan trọng, cho dù đó là một cuộc gặp gỡ hay một quyết định phải đưa ra.
Các ơn gọi
Cách đặc biệt, các tu sĩ Dòng Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu cầu nguyện cho các ơn gọi. Tâm hồn Thánh Hannibal Marie di Francia tràn đầy nhiệt huyết khi nghe hai câu trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9, 37-38). Và thánh nhân đã thể hiện “một lòng trắc ẩn sâu sắc đối với nhân loại nghèo khổ về thể xác và tinh thần”, đã hiểu được tầm quan trọng hàng đầu của việc cầu nguyện. “Chắc chắn không phải để thuyết phục Thiên Chúa gửi các mục tử đến, như thể Ngài không quan tâm đến dân của mình, nhưng để cho mình ngày càng bị xâm chiếm bởi tình yêu phụ mẫu sâu thẳm của Ngài: học biết, trong khi cầu nguyện, nhạy cảm với nhu cầu của con cái của Ngài!” Đây chính là lý do từ lời cầu nguyện, “linh hồn của mọi hoạt động tông đồ và bác ái”, của Thánh Hannibal Di Francia đã sinh ra các Nữ tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa, rồi đến Dòng Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Phanxicô tóm tắt: “Anh chị em được sinh ra từ bàn tay chắp lại của một vị thánh, người đã thánh hiến anh chị em cho Chúa Kitô qua lời cầu nguyện của ngài”.
Cần những chứng nhân khả tín
Theo cách nói của Thánh Phaolô VI, người đã gọi họ là “các chuyên gia của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi họ tiếp tục cầu nguyện cho ơn gọi bằng cách không trở thành những chuyên gia “được đào tạo về nghiên cứu kỹ thuật, thống kê và lý thuyết, cho dù chúng có thể hữu ích đến đâu” , mà là những chuyên gia về “sự khôn ngoan này, vốn trưởng thành bằng cách trước tiên thực hiện “các vết chai trên đầu gối” và sau đó là “trên tay””. Đức Phanxicô khuyến khích họ trở thành những chuyên gia về nghệ thuật cầu nguyện và bác ái: “chắp tay trước Thiên Chúa và dang rộng tay hướng về anh chị em của mình”. Đặc biệt hơn nữa là vì ngày nay Chúa vẫn kêu gọi họ. Đức Thánh Cha tin rằng rất nhiều người trẻ cần những nhân chứng và người hướng dẫn đáng tin cậy.
Tý Linh
(theo Marie Duhamel, Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC