ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH LIÊN HIỆP QUỐC CỨU LẤY MỐI QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG

Written by xbvn on Tháng Chín 26th, 2020. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong sứ điệp gởi cho Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25/9, Đức Phanxicô đã bày tỏ sự lo lắng về sự xuống cấp của sự cộng tác giữa các quốc gia. Diễn văn này nằm trong truyền thống liên lạc lâu đời giữa Tòa Thánh Vatican và Liên Hiệp Quốc.

Sự điệp này được phát thông qua video được Đức Thánh Cha thu từ trước trong thư viện của ngài. Đó là một sứ điệp mang dấu ấn sự lo âu mà Đức Phanxicô đã gởi cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, được nhóm họp lần đầu tiên theo cách thức « ảo », do đại dịch.

« Chúng ta chứng kiến một sự sói mòn tính đa phương, huống hồ còn nghiêm trọng hơn khi các hình thức công nghệ quân sự mới mẻ được phát triển », nhất là các rô-bốt vũ trang « vốn sửa đổi, cách bất khả đảo ngược, bản chất của chiến tranh, tách rời nó thêm nữa khỏi hoạt động của  con người », Đức Phanxicô nhấn mạnh.

Một bầu khí xuống cấp

Gợi lại bài diễn văn trước đó của ngài tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2015, Đức Thánh Cha đã cho rằng vào thời đó, cuộc viếng thăm này đã diễn ra « vào một thời điểm được ghi dấu bởi tính đa phương năng động đích thực ». « Đó là một thời điểm hy vọng và hứa hẹn to lớn cho cộng đồng quốc tế, vào trước ngày thông qua Agenda 2030 về sự phát triển bền vững. Một vài tháng sau, hiệp định Paris về việc biến đổi khí hậu cũng đã được thông qua », Đức Phanxicô nhớ lại.

Nhưng tình trạng tinh thần này từ nay đã xuống cấp đáng kể. « Chúng ta phải chân thành thú nhận rằng, cho dầu một số tiến bộ đã được thực hiện, nhưng cộng đồng quốc tế đã tỏ ra bất khả giữ trọn các lời hứa được tuyên bố cách đây 5 năm. Tôi chỉ có thể lặp lại rằng ‘chúng ta phải tránh mọi cám dỗ rơi vào một thứ chủ thuyết duy danh nghĩa các tuyên bố với hiệu quả làm yên tâm các lương tâm. Chúng ta phải canh chừng để các thể chế của chúng ta thực sự có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống lại mọi mối tai họa này’ ». 5 năm trước Đức Thánh Cha cũng đã tuyên bố như thế.

Một lần nữa, như ngài thường làm từ nhiều tháng qua, Đức Thánh Cha đã phê phán sự răn đe hạt nhân mà, theo ngài, tạo nên « một nền đạo đức sợ hãi dựa trên việc đe dọa hủy diệt lẫn nhau ». Và như thế, « cuối cùng nó kết thúc bằng việc đầu độc các mối tương quan giữa các dân tộc và ngăn trở việc đối thoại ». Vì thế, Đức Thánh Cha khẳng định rằng Liên Hiệp Quốc phải trở thành « một phòng xét nghiệm hòa bình luôn luôn hiệu quả hơn ».

« Nền văn hóa vứt bỏ »

Như thường thể hiện từ khởi đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô cũng lo lắng về sự tiến triển của một « nền văn hóa vứt bỏ », được củng cố thêm bởi nạn đại dịch, làm tổn thương đến những người mong manh nhất, trong đó có các trẻ em không được đến trường và cả các trẻ em sắp được sinh ra.

 Đức Thánh Cha nói tiếp : « Thật buồn phải nói,  nhưng một số nước và thể chế quốc tế cũng cổ võ cho việc phá thai như là một trong những điều mà họ gọi là những dịch vụ thiết yếu, được trình bày như là câu trả lời nhân đạo cho cơn đại dịch ».

Những mối liên lạc thường xuyên

Sự gắn bó của Giáo hội với tính đa chiều đã được thể hiện qua lịch sử. « Đại diễn văn đầu tiên ở Các Quốc Gia bởi một vị Giáo hoàng là vào ngày 11/2/1889 , nhất là khi  Đức Lê-ô XIII diễn tả « sự ghê tởm của các dân tộc ủng hộ chiến tranh » », sử gia Olivier Sibre nhắc nhớ và đồng thời cho biết Đức Giáo hoàng lúc đó coi mình như « trọng tài của các Quốc gia », thúc đẩy Tòa Thánh cẩn thận trước Hội Các Quốc Gia, vào lúc nó được thành lập vào năm 1919. Tuy nhiên, các liên lạc giữa Tòa Thánh và những gì sẽ trở thành Liên Hiệp Quốc sau này đã chưa bao giờ bị gián đoạn từ năm 1919.

Tính hợp pháp của Vatican được phát biểu trước các cấp quốc gia này trên thực tế đã được bình thường hóa theo thời gian. « Tòa Thánh, vừa là tiểu-Nhà nước vừa là sức mạnh tinh thần trên thế giới, từ lâu đã được xem như là một ngoại lệ giữa nhiều Nhà nước-quốc gia. Nhưng ngày nay, người ta chứng kiến sự gia tăng các tổ chức phi Nhà nước, Tòa Thánh đã trở thành một trường hợp đặc biệt trong số các trường hợp khác. Điều mà cách nào đó tạo điều kiện dễ dàng cho việc thể hiện quan điểm của Tòa Thánh », sử gia Sibre cho biết.

« Ngoại giao Vatican rõ ràng đã lấy lại tầm rộng lớn từ khi Đức Giáo hoàng Phanxicô được bầu chọn »

Một sự tiến triển quan trọng hơn nữa khi Đức Giáo hoàng người Argentina dựa vào sự phát triển các mối quan hệ với các Nhà nước khác. « Ngoại giao Vatican rõ ràng đã lấy lại tầm rộng lớn trừ khi Đức Giáo hoàng Phanxicô được bầu chọn », một nguồn tin của Giáo triều Rôma cho biết. Sau khi lên ngôi, ngài đã nhanh chóng liên lạc với các cường quốc lớn, như Hoa Kỳ, Nga và Trung quốc, qua đó các cuộc liên lạc đã được gia tăng. Cũng như với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Gustavo Gutierres, mà Đức Giáo hoàng không che giấu sự đồng nhất quan điểm.

Chính như thế mà vào thời cao điểm của cuộc khủng hoảng Covid nhất, đang khi các cuộc viếng thăm của các vị lãnh đạo Nhà nước bị ngưng lại do tình trạng cách ly, thì Đức Giáo hoàng đã nói chuyện, cách trực tiếp hay cách cá nhân, với nhiều nhà lãnh đạo, trong số đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức.

Tý Linh

(theo Loup Besmond de Senneville (ở Rôma), nhật báo La Croix, ngày 25/9/2020).

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31