ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC BẠN TRẺ CHÂU ÂU BIẾN ĐỔI LỤC ĐỊA GIÀ THÀNH LỤC ĐỊA MỚI
Đức Phanxicô đã khai triển cái nhìn của mình về một nền giáo hoàn hoàn bị trong một sứ điệp gởi cho các bạn trẻ Châu Âu đang tham dự Hội nghị giới trẻ Châu Âu ở Praha, vào ngày 11/7/2022, ngày lễ nhớ thánh Biển Đức, quan thầy của Châu Âu. Đức Thánh Cha đề cao một nền giáo dục với cái nhìn cởi mở, cho tha nhân, cho Công trình tạo dựng và cho Chân Lý.
Đức Thánh Cha bắt đầu sứ điệp của mình bằng một lời huấn dụ mạnh mẽ : biến đổi « Lục địa già » thành một « Lục địa mới ». « Cha biết rằng thế hệ của các con có những con bài tốt để hơi : các con là những người trẻ chu đáo, ít ý thức hệ hơn, quen học tập nơi các nước Châu Âu khác, cởi mở với kinh nghiệm tình nguyện, nhạy cảm với các vấn đề môi trường ». « Nếu, trong quá khứ, tổ tiên của các con đã đến các lục địa khác, không phải lúc nào cũng vì lợi ích cao quý, thì bây giờ chính các con cho thế giới thấy một khuôn mặt mới của Châu Âu ».
Châu Âu, nhìn xa hơn, ra khơi
Đức Thánh Cha trở lại với từ nguyên vẫn còn chưa chắc chắn về danh xưng « Châu Âu », cho thấy một trong những giả thuyết liên quan đến thành ngữ tiếng Hy Lạp « eurús op », nghĩa là « mắt to », « tầm nhìn rộng lớn», tức là khả năng nhìn xa hơn.
Châu Âu, một hình ảnh huyền thoại khiến các vị thần phải lòng nó, được gọi là « thiếu nữ có đôi mắt to ». « Vì thế, cha cũng nghĩ đến các con, những người trẻ Châu Âu, như những người có tầm nhìn rộng lớn và cởi mở, có khả năng nhìn xa hơn », Đức Thánh Cha khẳng định bằng cách khai triển phát biểu của mình xung quanh Hiệp ước giáo dục toàn cầu được khởi động vào tháng 9/2019.
Lắng nghe trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên
“Tuy nhiên, vì thế giới này được lãnh đạo bởi người trưởng thành và người lớn tuổi, nên dường như chính các con mới có lẽ nên là người giáo dục người lớn về tình huynh đệ và sự chung sống hòa bình!”, Đữc Thánh Cha nhận định và đồng thời khẳng định một trong những cam kết đầu tiên của Hiệp ước giáo dục toàn cầu là “lắng nghe trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên”. Đó là lý do tại sao nếu họ không lắng nghe các con, thì các con hãy kêu to hơn nữa, các con có quyền nói về những gì liên quan đến tương lai của các con.
“Cha khuyến khích các con dám nghĩ dám làm, sáng tạo và phản biện: các con biết rằng khi một giáo viên có những học sinh đòi hỏi, phản biện và chăm chú trong lớp của mình, thì giáo viên ấy được kích thích để làm việc chăm chỉ hơn và chuẩn bị bài tốt hơn”, Đức Thánh Cha nói và đồng thời nhắc nhở rằng “trong liên minh” này, không có “người gởi” và “người nhận”, và mời gọi đừng sợ đòi hỏi.
“Tha nhân là một quân chủ bài”
Đức Phanxicô đã đề cập đến hai đề nghị của Hiệp ước giáo dục toàn cầu. Trước tiên, “mở ra đón tiếp”: đừng để mình bị lôi cuốn theo những ý thức hệ thiển cận muốn cho thấy tha nhân, người khác là kẻ thù. Tha nhân là quân bài chủ, ngài nhấn mạnh bằng cách trích dẫn Erasmus.
Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Liên đới với tất cả mọi người, không chỉ những người giống tôi, hay những người thể hiện một hình ảnh thành công, mà với những người đau khổ, bất kể quốc tịch hay địa vị xã hội của họ. Chúng ta đừng quên rằng hằng triệu người Châu Âu, trong quá khứ, đã phải di cư đến các lục địa khác để tìm kiếm tương lai. Cha cũng là con của những người Ý di cư đến Argentina”.
Sự ưu tú cho tất cả mọi người
Mục tiêu chính của Hiệp ước giáo dục là giáo dục mỗi người về một cuộc sống huynh đệ hơn, không phải dựa trên sự cạnh tranh nhưng là tình liên đới. Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ khát khao những kinh nghiệm liên đới “vốn thay đổi thế giới”, chứ không phải là những kinh nghiệm “độc quyền (và loại trừ)” của các trường ưu tú. “Sự ưu tú, vâng, nhưng cho mọi người, không chỉ cho một số người”, Đức Thánh Cha khẳng định trước khi đề cập đến lời đề nghị thứ hai: “Việc chăm sóc ngôi nhà chung” và những sáng kiến mà giới trẻ có khả năng.
Một cuộc sống có phẩm cách và tiết độ
“Cha nói rằng lần này có lẽ là thời điểm tốt. Nếu các con không đạt tới chỗ đảo ngược khuynh hướng tự dủy diệt này, thì sẽ thật khó cho người khác làm điều đó trong tương lai. Các con đừng để mình bị quyến rũ bởi những nàng tiên cá vốn đề nghị một cuộc sống xa hoa dành cho một phần nhỏ của thế giới: hãy có “đôi mắt to” để nhìn thấy tất cả phần còn lại của nhân loại, vốn không bị giảm thiểu thành tiểu Châu Âu; các con hãy khao khát một cuộc sống có phẩm cách và tiết độ, không xa hoa hay lãng phí, để mọi người có thể sống trong thế giới với phẩm cách”. “Thật cấp bách phải giảm tiêu thụ không chỉ nhiên liệu hóa thách mà còn nhiều thứ thừa; cũng thế, ở một số nơi trên thế giới, nên tiêu thụ ít thịt hơn: điều đó cũng có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường”.
Vì thế, giáo dục để biết không chỉ chính mình và tha nhân, nhưng còn công trình tạo dựng.
Mô hình của chân phước Franz Jägerstätter
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đề cập đến chiến tranh đang diễn ra trên Lục địa Châu Âu. “Ai đó đã nói rằng, nếu thế giới được lãnh đạo bởi phụ nữ, thì sẽ không có nhiều chiến tranh như thế, vì những người nữ có sứ mạng mang lại sự sống không thể chọn lựa sự chết. Cũng thế, cha thích nghĩ rằng nếu thế giới được lãnh đạo bởi người trẻ, thì sẽ không có nhiều chiến tranh như thế: những người trẻ có cả cuộc đời trước mắt mình không muốn phá vỡ và vứt bỏ nó, nhưng sống nó cách tròn đầy”, ngài tuyên bố và đồng thời khuyên tìm hiểu “hình ảnh phi thường của một người trẻ tuổi phản đối lương tâm”, một người trẻ Châu Âu với “đôi mắt to” đã chống lại Đức quốc xã trong Thế Chiến II, là Franz Jägerstätter, được Đức Bênêđíctô XVI phong chân phước.
Franz, một nông dân trẻ người Áo, vì đức tin Công giáo, đã phản đối lương tâm với lệnh thề trung thành với Hitler và ra trận. Franz là một chàng trai vui tính, thân thiện và vô tư, lớn lên nhờ vợ của mình là Francesca, người mà anh có ba con, đã thay đổi cuộc đời và phát triển niềm tin sâu xa. Khi được gọi vào quân đội, anh đã từ chối, vì anh cảm thấy không đúng khi giết những mạng người vô tội. Quyết định của anh đã gây ra những phản ứng gay gắt đối với anh từ phía cộng đồng của anh, từ thị trưởng và ngay cả các thành viên trong gia đình của mình. Một linh mục đã cố gắng khuyên can anh vì lợi ích của gia đình anh. Tất cả mọi người đều chống lại anh, trừ người vợ luôn ở bên cạnh anh cho đến cùng, dù biết rõ những nguy hiểm to lớn. Bất chấp những lời tâng bốc và tra tấn, Franz muốn thà bị người ta giết chết hơn là đi giết người. Anh cho rằng chiến tranh hoàn toàn không thể biện minh. Nếu tất cả các bạn trẻ làm như anh, thì Hitler đã không thể thực hiện được những kế hoạch ma quỷ của mình. Sự dữ cần những đồng lõa để thành công.
Tìm kiếm Chân Lý
Và Đức Thánh Cha đề cập đến chiều kích thứ tư của giáo dục: sau sự hiểu biết chính mình, tha nhân và công trình tạo dựng, cuối cùng có sự hiểu biết về khởi đầu và kết thúc của mọi sự.
“Các bạn trẻ Châu Âu thân mến, Cha mời gọi các con hãy nhìn xa hơn, hướng về trời cao, luôn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của các con, nguồn gốc của các con, cùng đích của các con, Chân Lý, vì các con không thể sống nếu các con không tìm kiếm Chân Lý. Hãy bước đi với đôi chân vững chắc trên mặt đất, nhưng với một cái nhìn rộng lớn, mở ra cho chân trời, cho trời cao. Đọc Tông huấn “Christus vivit”, đặc biệt nói với giới trẻ, sẽ giúp các con trong việc này. Và rồi cha mời gọi tất cả các con đến với Ngày Quốc tế Giới trẻ năm tới ở Lisbonne, nơi các con sẽ có thể chia sẻ những ước mơ đẹp nhất của mình với các bạn trẻ trên toàn thế giới”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Âu Châu, Giáo-dục, Giới trẻ, Hòa-bình, Môi-trường, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO