ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC DOANH NHÂN LÀ « NHỮNG MỤC TỬ TỐT LÀNH » CHỨ KHÔNG PHẢI « NGƯỜI LÀM THUÊ »
Hôm 12/9/2022, trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ý, Đức Phanxicô đã đặt ra một số điều kiện « để một doanh nhân vào Nước Trời ».
Làm thế nào để trở thành một ông chủ và một người Công giáo ? Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời cho câu hỏi này vào ngày 12/9/2022, trước một phái đoàn hàng trăm người của Confindustria, hiệp hội các doanh nhất lớn nhất ở Ý.
« Có những doanh nhân « làm thuê » và những doanh nhân tương tự như người mục tử nhân lành trên thị trường », Đức Phanxicô khẳng định như thế khi quy chiếu đến đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan trong đó người chăn chiên cho thấy mình hiến mạng sống vì đàn chiên của mình. Những doanh nhân mục tử nhân lành này « phải chịu những đau khổ như các công nhân của họ » và « không chạy trốn trước nhiều con sói đang vây quanh họ ».
Đức Thánh Cha đã ca ngợi một « nền kinh tế nhân bản » và không ngừng cảnh báo chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản kể từ đầu triều đại giáo hoàng của mình.
« Tiền của Giuđa và tiền của người Samaritanô nhân hậu cùng tồn tại trong cùng các thị trường »
Đức Thánh Cha nhận định : « Cùng một số tiền có thể được dùng, hôm qua cũng như hôm nay, để phản bội và bán một người bạn hay cứu thoát một nạn nhân. Chúng ta thấy điều đó hằng ngày, khi tiền của Giuđa và tiền của người Samaritanô nhân hậu cùng tồn tại trong cùng các thị trường và trên cùng các sàn giao dịch chứng khoán. (…) Kinh tế phát triển và trở nên nhân bản khi tiền của người Samaritanô trở nên quan trọng hơn tiền của Giuđa. »
Nêu lên « các điều kiện để một doanh nhân vào Nước Trời », Đức Thánh Cha đã gợi lên sự cần thiết chia sẻ của cải. « Trong Giáo hội, luôn có những người giàu đã sống theo Tin Mừng một cách gương mầu : trong số đó có cả những doanh nhân, các chủ ngân hàng, các nhà kinh tế », Đức Phanxicô nhấn mạnh và đồng thời kêu gọi các doanh nhân đừng trốn thuế. « Thuế không nên bị coi như là của chiếm đoạt. Nó là một hình thức cao cả chia sẻ tài sản, nó là trái tim của hiệp ước xã hội ».
Sự chênh lệch lương bổng
Đức Thánh Cha giải thích : « Để vào Nước Trời, không phải ai cũng được yêu cầu cởi bỏ quần áo như thương gia Phanxicô Assidi đã làm. Nhưng những người có của cải được yêu cầu chia sẻ nó. Chia sẻ là tên gọi khác của sự nghèo khó Tin Mừng ».
Các doanh nhân phải « giữ tiếp xúc » với công nhân của mình và « cuộc sống của doanh nghiệp của họ ». Đừng « dành cuộc đời của mình » « trong các văn phòng, các buổi hội họp, các chuyến đi, các hội nghị », thay vì « đến xưởng và nhà máy ». Nhưng Đức Phanxicô cũng yêu cầu những ai lắng nghe ngài phải cẩn thận để không mất tiếp xúc với thực tế bằng cách để chênh lệch lương bổng quá lớn trong các doanh nghiệp của mình.
Ngài cảnh giác : « Rõ ràng có một phẩm trật trong các doanh nghiệp, và đúng là có những chức năng và mức lương khác nhau, nhưng mức lương không được quá khác nhau. Ngày nay, phần giá trị thuộc về lao động là quá thấp, nhất là nếu chúng ta so sánh nó với phần giá trị thuộc về trợ cấp tài chính và tiền lương của các nhà lãnh đạo. Nếu khoảng cách giữa mức lương cao nhất và thấp nhất trở nên quá lớn, thì thế giới kinh doanh sẽ phát bệnh. Cũng giống như xã hội ».
Dung hòa « quyền bính » và « phục vụ »
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha tiếp kiến các doanh nhân. Vào tháng 1/2022, ngài đã mời gọi 80 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Công giáo Pháp, được tiếp kiến ở Vatican, dung hòa giữa « quyền bính » và « phục vụ ». Thường có mặt từ đầu triều đại giáo hoảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ đề về kinh tế đặc biệt được khai triển bởi Đức Thánh Cha trong các bản văn như các thông điệp của ngài « Laudato si’ » (2015) và « Fratelli tutti » (2020). Ngài sẽ có cơ hội đề cập đến nó trong chuyến đi tiếp theo đến Assidi, dự kiến vào ngày 24/9/2022 để tham dự một cuộc họp dành riêng cho « Nền kinh tế theo Đức Phanxicô ».
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC
- 350 GIÁO SĨ DO THÁI LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC “THANH LỌC SẮC TỘC” Ở GAZA
- ĐỨC PHANXICÔ NHẬP VIỆN Ở RÔMA VÌ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
- TẠI SAO GIÁO HỘI CAN THIỆP VÀO VẤN ĐỀ XÃ HỘI?