ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC NỮ TU BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN HẠ MÌNH CÚI XUỐNG TRƯỚC NHỮNG TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Khi tiếp kiến các lãnh đạo của Liên hiệp quốc tế các nữ tu Bề trên tổng quyền, Đức Phanxicô đã mời gọi họ lắng nghe hai nhân vật trong Tin Mừng : Phêrô và Maria Mađalêna, để dấn thân « phục vụ nhân loại ». Ngài cũng khích lệ họ thực hiện hành trình hiệp hành của mình.
Hôm 5/5/2022 ở thính phòng Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 900 lãnh đạo của Liên hiệp quốc tế các nữ tu Bề trên tổng quyền (UISG), đang nhóm họp ở Rôma từ 2-6/5/2022 về chủ đề « Đón nhận tính dễ bị tổn thương trên con đường hiệp hành ». Do đau ở chân, nên Đức Thánh Cha đã đến bằng xe lăn. Đức Thánh Cha có bài phát biểu trước những người hiện diện và sau đó trao đổi dưới hình thức hỏi thưa. Trong bài phát biểu của mình, ngài đã lấy lại đề tài của hội nghị khoáng đại của UISG, để khai triển hai ý tưởng chính. « Khi suy nghĩ về đề tài « chấp nhận tính dễ bị tổn thương » này, hai cảnh trong Tin Mừng xuất hiện trong tâm trí tôi ». « Cảnh thứ nhất về việc Chúa Giêsu rửa chân cho Phêrô trong bữa Tiệc Ly. Suy niệm nó dẫn chúng ta đến chỗ nhận ra vừa tính dễ bị tổn thương của Phêrô vừa tính dễ bị tổn thương mà Chúa Giêsu đảm nhận để gặp ông ».
Bằng cách đến gặp Phêrô, bằng cách quyết định rửa chân cho ông, « Con Thiên Chúa tự đặt mình trong một chỗ đứng dễ bị tổn thương, ở vị thế của một người tôi tớ ». Như thế, « cùng với Phêrô, Giáo hội học biết từ Thầy của mình rằng, để có thể hiến dâng mạng sống mình phục vụ người khác, Giáo hội được mời gọi nhận ra và chấp nhận sự mong manh của mình và, từ đó, cúi mình trước sự mong manh của người khác ». Như thế, Đức Thánh Cha mời gọi các dòng nữ « đồng hành với sự phân định » trong các cộng đoàn của mình, « đi vào cảnh rửa chân này ».
Đừng khép kín nơi những vết thương của mình
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Đời sống tu trì ngày nay cũng nhận ra tính dễ bị tổn thương của nó, cho dù việc chấp nhận nó đôi khi khó khăn. Chúng ta đã quen với việc trở nên quan trọng về số lượng và công việc của mình, trở nên thích đáng và được coi trọng về mặt xã hội. Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua đã khiến chúng ta cảm thấy sự mong manh của mình và mời gọi chúng ta đảm nhận tình trạng thiểu số của mình ». Đức Phanxicô giải thích rằng hạ mình cúi xuống không phải là « khép kín nơi những vết thương và sự thiếu mạch lạc của mình, nhưng mở ra cho tương quan, cho sự trao đổi mang lại phẩm giá và chữa lành, như trường hợp của thánh Phêrô ». Đối với ngài, sự hạ mình cúi xuống này không phải là « một vấn đề về nô lệ ».
« Như thánh Phêrô và với thánh Phêrô, bây giờ chúng ta, sau khi nhìn nhận tính dễ bị tổn thương của mình, được mời gọi tự hỏi đâu là những tình trạng dễ bị tổn thương mới mà chúng ta, với tư cách là những người sống đời thánh hiến, phải hạ mình cúi xuống hôm nay », Đức Thánh Cha khích lệ các tham dự viên và đồng kêu gọi họ đừng sợ tìm kiếm « những thừa tác vụ và những cách thức mới thực thi quyền bình một cách Tin Mừng ».
Cảnh thứ hai mà Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại là về thánh nữ Maria Mađalêna, người « biết rất rõ ý nghĩa của việc chuyển từ một cuộc sống hỗn độn sang một cuộc sống tập trung vào Chúa Giêsu và việc phục vụ cho việc loan báo » Tin Mừng. Hình ảnh của Maria Mađalêna đến nhắc cho chúng ta rằng « Chúa Giêsu trông cậy vào bà như là tông đồ của Ngài trong việc làm chứng cho sự phục sinh, đặt sự mong manh đã được biến đổi của mình vào việc phục vụ cho việc loan báo » Tin Mừng.
« Hãy trở thành những người xây dựng sự hiệp thông »
Đức Thánh Cha đã nhắc lại việc tất cả các nữ tu này đại diện cho nhiều đặc sủng, nhiều cách thức đọc Tin Mừng khác nhau và mỗi đặc sủng này được nảy sinh « vì sứ mạng của Giáo hội ». Dưới ánh sáng của Phêrô và Maria Mađalêna, Đức Thánh Cha mời gọi họ để mình được Chúa Giêsu nhìn và biến đổi, để phục vụ nhân loại. Sự phát triển các đặc sủng này cũng được thực hiện trong hành trình hiệp hành trong đó Giáo hội đã khởi động. « Nếu Thượng hội đồng trước hết là một thời điểm quan trọng cho việc lắng nghe và phân định, thì việc đóng góp quan trọng nhất mà quý chị em có thể mang lại là tham gia vào việc suy tư và phân định, bằng cách đặt mình trong thái độ lắng nghe Chúa Thánh Thần và hạ mình cúi xuống nhưu Chúa Giêsu để gặp gỡ người anh em mình trong nhu cầu của họ ».
Trong tiến trình hiệp hành này, Đức Thánh Cha cũng mời gọi các thành viên của UISG trở thành « những người xây dựng tình hiệp thông », « những người dệt nên những mối tương quan mới để Giáo hội không phải là một cộng đồng những người vô danh, nhưng là những chứng nhân của Đấng Phục Sinh, bất chấp sự mong manh của chúng ta ».
Sau cùng, Đức Thánh Cha giải thích rằng một trong những dấu hiệu « của sự canh tân hiệp hành này phải là việc nhận lấy trách nhiệm lẫn nhau », trước « những hội dòng nhỏ bé hay những hội dòng đang suy giảm đến mức khó có thể tồn tại được », nhưng ngài xác tín rằng con đường hiệp hành này sẽ có thể cho phép trong tương lai đưa họ đến gần nhau hơn để nâng đỡ và giúp đỡ nhau.
Ngài kết luận : « Tôi cũng biết rằng ở một số nơi, người ta lo lắng về việc thiếu ơn gọi và lo lắng về tình trạng già đi, nhưng điều quan trọng là luôn có khả năng mang lại một câu trả lời trung thành và sáng tạo đối với Chúa ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C: SỰ KIÊN NHẪN CỦA THIÊN CHÚA MỜI GỌI CHÚNG TA HOÁN CẢI
- VATICAN, BÀI HỌC TỪ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG ĐAU KHỔ
- ĐỨC PHANXICÔ CHÀO CÔNG CHÚNG VÀ BAN PHÉP LÀNH ĐẦU TIÊN TỪ BỆNH VIỆN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ SẼ XUẤT VIỆN VÀO CHÚA NHẬT