ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TU SĨ DÒNG SCALABRINI TIẾP TỤC SỨ MẠNG CỦA HỌ BÊN CẠNH NGƯỜI DI CƯ
Thứ Bảy ngày 14/10/2023, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các nhà truyền giáo là thành viên của dòng truyền giáo do thánh Jean-Baptiste Scalabrini thành lập. Ngài mời gọi họ khám phá lại đặc sủng của đấng sáng lập họ, trong việc phục vụ những người di cư, bằng cách bám rễ vào đời sống cầu nguyện và việc chầu Thánh Thể.
ĐTC Phanxicô giải thích: “Thánh Jean-Baptiste Scalabrini, người đã thành lập anh chị em như những nhà truyền giáo cho những người di cư, đã dạy anh chị em, khi chăm sóc họ, hãy coi mình như anh chị em trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất, theo những lời chân thành trong lời nguyện tư tế của Chúa Giêsu”. Tiếp đến, Đức Thánh Cha suy tư về ý nghĩa của việc di cư: “Chúng ta hãy rõ ràng: di cư không phải là một cuộc lang thang nhẹ nhàng trong sự hiệp thông; nó thường là một bi kịch. Và, cũng như mỗi người đều có quyền di cư, thì còn hơn thế nữa mỗi người đều có quyền được ở lại đất nước của mình và sống ở đó trong hòa bình và phẩm giá”.
Tuy nhiên, ngài nói tiếp, “thảm kịch của những cuộc di cư bắt buộc do chiến tranh, nạn đói, nghèo đói và hủy hoại môi trường gây ra đều có thể thấy rõ đối với tất cả mọi người ngày nay”. Chính ở đây là nơi mà linh đạo của các tu sĩ Scalabrini nhập cuộc: “Anh chị em sẵn lòng mình như thế nào đối với những anh chị em này? Với sự hỗ trợ của con đường tâm linh nào?”
Những người cộng tác của Chúa Thánh Thần cho sự hiệp nhất
Cha Scalabrini giúp đỡ chúng ta, “bằng cách coi các nhà truyền giáo cho người di cư như những người cộng tác của Chúa Thánh Thần cho sự hiệp nhất”. Đó là một cái nhìn sáng suốt và độc đáo về hiện tượng di cư, được coi như một lời kêu gọi tạo nên sự hiệp thông trong bác ái.
Đức Phanxicô đề cập đến tình tiết này được chính thánh nhân kể lại trong tác phẩm L’émigration italienne en Amérique (1888): “Ngài kể lại việc đã nhìn thấy “ba hoặc bốn trăm người ăn mặc tồi tàn, chia thành các nhóm khác nhau. Trên khuôn mặt của họ […] những nếp nhăn đến sớm do cơ cực để lại, những xáo trộn của tình cảm làm lay động trái tim họ lúc bấy giờ lộ ra”.
Đức Thánh Cha nói tiếp : “Thật không may, những hình ảnh này cũng quen thuộc với chúng ta. Và thánh nhân, được ấn tượng bởi nỗi khốn cùng lớn lao này, đã hiểu rằng có một dấu hiệu từ Thiên Chúa dành cho ngài: lời kêu gọi giúp đỡ những người này về vật chất và tinh thần, để không ai trong số họ, bị bỏ mặc một mình, bị hư mất, bị mất đi niềm tin”.
Vun trồng tính công giáo của tâm hồn
Qua câu chuyện sống động này của đấng sáng lập, Đức Phanxicô đã xác định “lời kêu gọi đầu tiên”, lời kêu gọi “vun trồng những tầm hồn giàu tính công giáo, nghĩa là khao khát tính phổ quát và hiệp nhất, sự gặp gỡ và hiệp thông”. Sự gần gũi “là phong cách của Thiên Chúa”.
Trong công cuộc này, sẽ là “có phần không tưởng nếu cho rằng tất cả những điều này chỉ có thể đạt được chỉ bằng sức mạnh của con người”, Đức Giáo Hoàng nói với các tu sĩ Scalabrini, đồng thời giải thích rằng “ngược lại, đó là vấn đề hợp tác với hành động của Chúa Thánh Thần, và do đó hành động trong lịch sử dưới sự hướng dẫn và với năng lượng đến từ Thiên Chúa”.
Do đó, Đức Phanxicô kêu gọi đừng quên ba từ mà chúng ta tìm thấy trong Cựu Ước: góa phụ, trẻ mồ côi và người ngoại kiều.
Tìm lại ý thức về việc chầu Thánh Thể
Do đó, lời kêu gọi thứ hai của vị thánh từng là giám mục của Piacenza (Bắc Ý) là bám rễ sâu đời mình vào mối quan hệ yêu thương với Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể và Chầu Thánh Thể. Và Đức Phanxicô khuyến khích các tu sĩ Scalabrini khám phá lại ý thức về việc chầu Thánh Thể, “ý thức mà chúng ta đã đánh mất”, mời gọi họ luôn tìm những giây phút thinh lặng để chầu Thánh Thể. “Chúng ta biết Scalabrini yêu thích việc chầu Thánh Thể đến mức nào, mà ngài đã cống hiến hết mình ngay cả vào ban đêm, bất chấp sự mệt mỏi do công việc kiệt sức của ngài, và ngài không từ bỏ vào ban ngày, ngay cả trong những thời điểm hoạt động nhiều nhất. Ngài không có ảo tưởng: không có cầu nguyện thì không có sứ mạng!”
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng cách kêu gọi các thành viên của gia đình Scalabrini “đổi mới cam kết của họ đối với những người di cư và ngày càng bám rễ sâu hơn vào đời sống thiêng liêng mãnh liệt, bằng cách noi gương Đấng sáng lập của họ” và cảm ơn họ vì sứ mạng của họ trên khắp thế giới . Ngài nói, một công việc mà ngài đã từng chứng kiến ở Buenos-Aires.
Tý Linh
(theo Olivier Bonnel, Vatican News)
Tags: Di dân, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS