ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐỪNG GIẢM THIỂU TƯ TƯỞNG SÁNG NGỜI CỦA THÁNH TÔMA
Chuẩn bị cho kỷ niệm 700 năm phong thánh cho thánh Tôma Aquinô, ở Avignon vào năm 1323, Hội nghị quốc tế về học thuyết Tôma lần thứ 11 đang diễn ra ở Rôma, quy tụ nhiều viện sĩ của Tòa Thánh. Hôm 22/9/2022, Đức Phanxicô đã gặp gỡ họ tại Vatican, cảnh giác họ chống lại việc công cụ hóa tư tưởng của bậc thầy và chống lại mọi hình thức giảm thiểu trí thức nào vốn giam hãm tư tưởng cao cả của ngài.
Thánh Tôma Aquinô là « ánh sáng cho tư tưởng của Giáo hội ». Tuy nhiên, đối với Đức Thánh Cha, một bậc thầy không phải là một trí thức như những người khác. Vì thế, cần phải đề cập tư tưởng của ngài một cách thận trọng. Trong bài phát biểu tự phát, Đức Thánh Cha đã giải thích như thế nào.
Vì có « nguy cơ công cụ hóa bậc thầy » – điều đó đã xảy ra trong quá khứ, đặc biệt về vấn đề giải ca theo học thuyết Tôma, nên Đức Thánh Cha trước tiên mời gọi chiêm niệm, để chính mình « nhận được trong tư tưởng bậc thầy này ». Tiếp đến, « với sự rụt rè », người ta có thể cố gắng giải thích tư tưởng của bậc thầy, trước khi đề nghị một lối giải thích « cách thận trọng hơn nhiều ». Đức Thánh Cha yêu cầu không bao giờ được sử dụng bậc thầy này để diễn tả tư tưởng riêng của mình. Trái lại, cần phải « đặt mọi sự tôi suy nghĩ dưới ánh sáng của bậc thầy, để cho ánh sáng của bậc thầy giải thích điều đó ».
Ngoài nguy cơ lấy lại dùng cho các mục đích cá nhân, Đức Thánh Cha cũng cảnh giác chống lại việc giảm thiểu tư tưởng của thánh Tôma. « Khi tôi giảm thiểu hình ảnh của bậc thầy thành hình ảnh của một nhà tư tưởng, thì tôi đang làm hại tư tưởng ; tôi lấy đi sức mạnh của ngài, tôi lấy đi sức sống của ngài ». Và chúng ta phải bảo vệ ngài khỏi tất cả « não trạng giảm thiểu trí thức vốn giam hãm sự cao cả của tư tưởng bậc thầy của ngài ». Để tránh điều đó, Đức Thánh Cha một lần nữa mời gọi chiêm niệm không chỉ tư tưởng trí thức của bậc thầy, nhưng còn kinh nghiệm sống của ngài và những gì ngài « muốn nói với chúng ta ».
Một người tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa không biết mệt mỏi
Trong bài phát biểu do Đức Thánh Cha viết nhân dịp cuộc gặp gỡ này và trao tận tay cho các tham dự viên, Đức Thánh Cha như đã trao chương trình tâm linh cho gia đình theo học thuyết Tôma là « bắt chước thánh nhân và để mình được soi sáng và hướng dẫn bởi vị Tiến sĩ và là bậc thầy » ; một con người mà Thiên Chúa « làm cho nên cao cả nhờ việc tìm kiếm sự thánh thiện trong cuộc sống của ngài và niềm say mê của ngài đối với học thuyết thánh thiêng ».
« Thiên Chúa là gì ? » Câu hỏi này mà thánh Tôma đã tự hỏi mình khi còn nhỏ đã theo ngài và thôi thúc ngàu suốt cuộc đời. « Việc tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa được đánh động và thấm nhuần bởi tình yêu », nhưng không chỉ thế. Thánh Tôma viết rằng « được thúc đẩy bởi một ý muốn tin tưởng nhiệt thành, con người yêu mến sự thật mà mình tin, xem xét nó trong trí tuệ của mình và chấp nhận nó với những lý do mà ngài có thể tìm thấy cho nó ». Và Đức Thánh Cha nói thêm : « Theo đuổi cách khiêm tốn, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, intellectus fidei (sự hiểu biết của đức tin) không phải là một tùy chọn đối với người tín hữu, nhưng là một phần của chính sự năng động của đức tin của người ấy. Điều cần thiết là Lời Chúa, dã được đón nhận trong tâm hồn, đạt tới sự hiểu biết để « đổi mới cách suy nghĩ của chúng ta » (x. Rm 12, 2), để chúng ta có thể đánh giá mọi sự dưới ánh sáng của Đấng Khôn Ngoan vĩnh hằng. Vì thế, việc say mê tìm kiếm Thiên Chúa đồng thời là cầu nguyện và chiêm niệm, đến nỗi thánh Tôma là một khuôn mẫu thần học được sinh ra và lớn lên trong bầu khí tôn thờ ».
Vì một học thuyết Tôma sống động
Đam mê Chân Lý, thánh Tôma, người tìm kiếm không mệt mỏi khuôn mặt của Thiên Chúa, đã biết phối hợp « cách mẫu mực » « đôi cánh » đức tin và lý trí. Thánh Phaolô VI nói về sự hòa giải giữa « tính thế tục của thế giới và tính triệt để của Tin Mừng, do đó thoát khỏi khuynh hướng phi tự nhiên là phủ nhận thế giới và các giá trị của nó, mà không vì thế thiếu đi những đòi hỏi sâu xa và bất khả lay chuyển của trật tự siêu nhiên ». Như thánh Tôma đã làm, người Kitô hữu được mời gọi dấn thân vào cuộc đối thoại lý trí và chân thành với nền văn hóa của thời đại mình.
Đức Thánh Cha khai triển : nếu “tính mới mẻ muôn thuở” của truyền thống tư tưởng Tôma đã được công nhận, thì vẫn cần thúc đẩy một “học thuyết Tôma sống động” – học thuyết Tôma không được là một đối tượng của bảo tàng, nhưng là nguồn mạch luôn sống động – theo một chuyển động kép quan trọng « tâm thu và tâm trương » : « Tâm thu, vì trước tiên cần phải nỗ lực nghiên cứu công trình của thánh Tôma trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của ngài, để rút ra các nguyên tắc cấu trúc và nắm bắt tính độc đáo của ngài. Tuy nhiên, sau đó là tâm trương : hướng đến đối thoại với thế giới ngày nay, đồng hóa cách phê bình những gì chân thật và đúng đắn trong nền văn hóa của thời đại ».
Sau cùng, Đức Thánh Cha thu hút sự chú ý của các viện sĩ đến sự phong nhiêu của giáo huấn của thánh Tôma về công trình tạo dựng. Đối với ngài, công trình tạo dựng là biểu hiện đầu tiên của lòng quảng đại kỳ diệu của Thiên Chúa, ngay cả của lòng thương xót nhưng không của Ngài. Nó phản ảnh lòng nhân từ và vẻ đẹp của Ngài. « Vũ trụ của các thụ tạo hữu hình và vô hình không phải là một khối nguyên khối cũng không phải là một đa dạng vô hình thuần túy, nhưng tạo thành một trật tự, một tổng thể, trong đó tất cả các thụ tạo đều liên kết với nhau bởi vì tất cả chúng đều đến từ Thiên Chúa và hướng tới Thiên Chúa, và bởi vì chúng tác động lên nhau, do đó tạo nên một mạng lưới tương quan dày đặc ». Những gì thiếu nơi mỗi thứ để biểu lộ lòng nhân từ của Thiên Chúa sẽ được bù lại bởi những thứ khác, vì lòng nhân từ của Thiên Chúa không thể được biểu lộ cách thích đáng chỉ bởi một thụ tạo duy nhất. « Do đó, chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của mọi thụ tạo nếu chúng ta chiêm ngắm nó trong toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa ». Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng những lời khích lệ và phép lành.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Môi-trường, Phanxicô-I, Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ KỶ NIỆM 100 NĂM ‘HỘI NGHỊ TOÀN TÔN GIÁO’ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI THẦY SREE NARAYANA GURU (1856-1928)
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
- THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
- NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
- ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA