ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ Ở MALTA : NHÂN LOẠI LÀ TRÊN HẾT
« Ước mong Malta tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng » : Đức Phanxicô, trong bài phát biểu trước chính quyền Malta, đã ca ngợi tấm gương mà quần đảo đại diện cho nhiều dân tộc. Ngài đã nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của xã hội Malta và nhắc lại tính cấp bách của một hành động chung để bảo vệ môi trường, trước khi phê bình gay gắt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina và cuộc chạy đua vũ trang.
Malta, « trái tim của Địa Trung Hải », ở ngã tư của những cơ gió đập vào quần đảo này ở nơi giao nhau của các tuyến đường hàng hải. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong diễn văn cho chính quyền Malta và ngoại giao đoàn, đã sử dụng hình ảnh hoa hồng gió để gợi lên « bốn ảnh hưởng thiết yếu đối với đời sống xã hội và chính trị » của đất nước.
Trước tiên, có gió Bắc đến từ Châu Âu, từ « ngôi nhà chung là Liên hiệp Châu Âu » cho phép sống « thống nhất để gìn giữ hòa bình ». « Hòa bình theo sau sự thông nhất và phát sinh từ đó », điều mà nhắc nhở chúng ta « đặt sự gắn kết trước sự chia rẽ, củng cố cội nguồn và các giá trị chung vốn đã tạo nên sự thống nhất của xã hội Malta ».
Những vết thương của xã hội Malta
Từ đó, Đức Thánh Cha đề cập một số tệ nạn đặc trưng của Malta : « tính vô pháp và sự tham nhũng ». « Cần phải củng cố các nền tảng của đời sống chung, được dựa trên pháp lý và luật lệ ». « Lòng trung thực, công lý, ý thức về bổn phận và sự minh bạch là những trụ cột thiết yếu của một xã hội văn minh tiến bộ ». « Hãy để luật pháp và sự minh bạch luôn được vun đắp, vì chúng cho phép loại bỏ trộm cướp và tội phạm ».
Một đặc điểm khác của Malta : cơn sốt bất động sản. Để bảo vệ môi trường, cần phải giữ gìn nó khỏi « sự tham lam vô độ, lòng ham muốn tiền bạc và đầu cơ bất động sản vốn làm tổn hại không chỉ cảnh quan, nhưng còn cả tương lai », Đức Thánh Cha lưu ý. Trái lại, chính « việc bảo vệ môi trường và công bằng xã hội » sẽ « chuẩn bị cho tương lai ».
Bảo vệ sự sống
Tuy nhiên, gió Tây, phần lớn là tích cực, bao gồm một số nguy cơ cần phải đề phòng để « khát vọng tiến bộ không dẫn đến việc dửng dưng với cội nguồn ». Để đạt được sự phát triển lành mạnh, Malta, được Đức Thánh Cha mô tả như một « phòng thí nghiệm của sự phát triển hữu cơ », phải « bảo tồn ký ức » và « tôn trọng sự hài hòa giữa các thế hệ, mà không bị cuốn vào những chấp thuận giả tạo và sự thực dân hóa mang tính ý thức hệ ».
Đức Thánh Cha nhắc lại vị trí trung tâm của nhân vị, lòng tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người. Vì thế, Đức Thánh Cha khích lệ người dân Malta « tiếp tục bảo vệ sự sống từ khởi đầu cho đến kết thúc tự nhiên của nó, nhưng cũng luôn bảo vệ nó chống lại sự vứt bỏ và khinh thường ». Và gợi lên những người lao động, người cao tuổi và bệnh tật, người trẻ, đang đương đầu với « những ảo vọng vốn để lại một khoảng trống rất lớn trong họ », được gây ra bởi « chủ nghĩa tiêu thụ thái quá, sự khép kín trước những nhu cầu của người khác và tai họa của ma túy vốn làm nghẹt tự do bằng cách tạo ra sự phụ thuộc ».
Tha nhân không phải là một thứ virút
Từ gió Nam, Đức Thánh Cha gợi lên các anh chị em « đang tìm kiếm niềm hy vọng » và cảm ơn Malta đã đón tiếp họ, bất chấp « sự chán nản » và « mặc cảm thất đoạt » nảy sinh tù « những nỗi sợ hãi » và « bất an ». Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh một sự kiện : « Hiện tượng di dân không phải là một hoàn cảnh chốc lát nhưng nó đánh dấu thời đại chúng ta ». Chúng ta đang trả giá cho những hậu quả « của những món nợ về những bất công trong quá khứ, những cuộc khai thác, biến đổi khí hậu, những cuộc xung đột mạo hiểm », và không có gì sẽ thay đổi, đặc biệt không phải là « những khép kín lỗi thời ». Không có hội nhập hay thịnh vượng trong sự cô lập !
Trở lại với một trong những khía cạnh quan trọng đặc trưng cho cuộc khủng hoảng di cư ở Địa Trung Hải trong những năm qua, Đức Thánh Cha đã chỉ trích « sự dửng dưng » của các nước không tham gia vào việc giúp đỡ người di cư và « những thỏa thuận mờ ám với bọn tội phạm đang nô lệ hóa con người vì lợi ích riêng của họ ». Trái lại, ngài hy vọng « một sự đồng trách nhiệm của Châu Âu » để Địa Trung Hải lại trở thành « nơi diễn ra tình liên đới » chứ không phải là « tiền đồn của một sự đắm tàu bi thảm của nền văn minh ».
« Nhân loại là trên hết, là trên hết », Đức Thánh Cha thốt lên và đồng thời mời gọi mở rộng tâm hồn của chúng ta và tái khám phá vẻ đẹp phục vụ những ai đang nghèo túng. Ngài kêu gọi : « Chúng ta hãy giúp nhau để đừng coi người di cư như là một mối đe dọa và đừng nhượng bộ cho cám dỗ xây dựng những chiếc cầu rút và dựng lên những bức tường. Tha nhân không phải là một thứ virút mà cần phải phòng vệ nhưng là một con người cần được đón tiếp ». « Chúng ta đừng để sự dửng dưng dập tắt ước mơ cùng chung sống ».
Khôi phục vẻ đẹp cho khuôn mặt của con người đã bị chiến tranh làm cho biến dạng
Cuối cùng, có cơn gió Đông. Và ở đây, Đức Thánh Cha không thể không đề cập đến « bóng tối của chiến tranh », cuộc xung đột ở Ucraina. Không bao giờ chỉ đích danh « Nga » cách rõ ràng, nhưng đây luôn là cơ hội để ngài chỉ trích « một số kẻ quyền lực, khép kín đáng buồn trong tham vọng lạc hậu về lợi ích dân tộc chủ nghĩa của mình » vốn « gây nên và xúi giục xung đột ».
Trong bối cảnh này, « Malta (…) có thể truyền cảm hứng cho chúng ta vì điều cách bách là khôi phục vẻ đẹp cho khuôn mặt của con người đã bị chiến tranh làm do biến dạng ». Đức Thánh Cha cho rằng phụ nữ có thể đóng một vai trò, vì họ « là sự thay thế thực sự cho lôgíc xấu xa của quyền lực vốn dẫn đến chiến tranh ». Chúng ta không cần « những tầm nhìn ý thức hệ và chủ nghĩa dân túy được thúc đẩy bởi những lời nói hận thù và không quan tâm đến cuộc sống cụ thể của người dân», nhưng cần đến « lòng trắc ẩn và sự quan tâm », và « tái định nghĩa những quy tắc của một sự chừng mực mà con người, bị bỏ mặc cho sự điên cuồng và sự thiếu điều độ, có thể nhận ra chính mình ». Đối với Đức Thánh Cha, « những lời này là rất thời sự : (…) vì chúng ta cần một « sự điều độ của con người » trước sự hung hăng ấu trĩ và mang tính hủy diệt vốn đang đe dọa chúng ta, trước nguy cơ của một « cuộc chiến tranh lạnh sâu rộng » vốn có thể bóp nghẹt sự sống của toàn thể các dân tộc và các thế hệ ! Thật không may, « bệnh ấu trĩ » này đã không biến mất ». Ngài nói tiếp : « Nó nổi lên bằng vũ lực trong sự dụ dỗ của chế độ chuyên quyền, trong các chủ nghĩa đế quốc mới, trong sự hung hăng lan rộng, trong việc thiếu khả năng xây dựng những chiếc cầu và khởi đi từ người nghèo nhất. Ngày nay, thật khó để suy nghĩ theo lôgíc của hòa bình. Chúng ta đã quen thói suy nghĩ theo lôgíc của chiến tranh. Chính từ đó mà ngọn gió băng giá của chiến tranh bắt đầu thổi và, một lần nữa, đã được nuôi dưỡng qua bao năm tháng ».
Đức Thánh Cha lấy làm tiếc về những khoản đầu tư to lớn vào việc mua sắm vũ khí vốn được ưu tiên hơn việc tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề chung, như nạn đói và sự bất bình đẳng. “Giải pháp cho các cuộc khủng hoảng của mỗi người là hệ tại quan tâm đến cuộc cuộc khủng hoảng của tất cả mọi người, vì những vấn đề toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu ».
Đức Thánh Cha cũng không quên Trung Đông : Malta là bằng chứng cho thấy người ta có thể sống trong « một loại cùng chung sống của các khác biệt ». Ngài kết luận : « Cầu mong Malta, trái tim của Địa Trung Hải, tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng, việc quan tâm đến sự sống, chấp nhận người khác, khát vọng hòa bình với sự trợ giúp của Thiên Chúa, mà danh của Ngài là hòa bình ».
Chuyến đi đến Kiev « trên bàn làm việc »
Đức Thánh Cha theo dõi cuộc chiến ở Ucraina rất chặt chẽ kể từ khởi đầu, và đã từng được mời đến Kiev bởi chính quyền Ucraina. Ngài đã khẳng định trên chuyến bay từ Rôma đến Malta rằng một kế hoạch như thế đã ở « trên bàn làm việc ». Trong chuyến tông du lần này đến Malta, Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, bị đau đầu gối, nên đã buộc phải sử dụng thang máy để lên máy bay.
Tý Linh
(theo Vatican News, nhật báo La Croix)
Tags: Âu Châu, Di dân, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Môi-trường, Phá thai, Phanxicô-I, Văn hóa
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ