ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ THÀNH VIÊN CỦA CÁC TU HỘI ĐỜI VỀ « ƠN GỌI BIÊN GIỚI » CỦA HỌ
Hôm 25/8/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên của đại hội đồng của Hội nghị thế giới các tu hội đời (CMIS). Ngài bàn về ý nghĩa của hình thức đời sống thánh hiến gần đây, được xây dựng trên bậc sống giữa đời và chiêm niệm, và đồng thời mời gọi đừng trốn tránh việc đối thoại và mở ra những con đường loan báo Tin Mừng mới mẻ.
Sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời thường
Một ơn gọi được biểu lộ trong « bậc sống giữa đời » – « vốn không hoàn toàn tương đương với tính thế tục », Đức Thánh Cha nêu rõ – tức là sống đời sống tu trì ở giữa thế gian. Bậc sống giữa đời là dấu chỉ về một « Giáo hội đi ra, không cách xa, không tách rời với thế giới, nhưng hòa mình vào thế giới và trong lịch sử để trở thành muối và ánh sáng cho thế gian, trở nên hạt giống cho sự hiệp nhất, niềm hy vọng và ơn cứu độ ».
Sự gần gũi này cũng là đặc điểm của « phong cách của Thiên Chúa » và của mầu nhiệm Nhập Thể.
Các giáo dân thánh hiến kết hợp việc chiêm niệm và tham gia vào cuộc sống của mình : « Anh chị em được kêu gọi để trải nghiệm tất cả sự bấp bênh của cái tạm thời và tất cả vẻ đẹp của cái tuyệt đối giữa đời thường, trên những con đường mà mọi người đi lại, nơi mệt mỏi và đau đớn nhất, nơi các quyền bị vi phạm, nơi chiến tranh chia rẽ các dân tộc, phẩm giá bị phủ nhận. Chính ở đó, như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy, Thiên Chúa tiếp tục ban tặng ơn cứu độ cho chúng ta », Đức Thánh Cha mô tả và đồng thời nhắc nhở cho các tham dự viên rằng họ được kêu gọi để « làm chứng cho lòng nhân từ và sự dịu dàng của Thiên Chúa qua những cử chỉ yêu thương hằng ngày ».
Sức mạnh cần thiết cho chứng tá này được kín múc trong đời sống cầu nguyện và chiêm niệm Chúa Kitô, trong việc đọc Thánh Kinh và tham dự vào các bí tích.
Thiếu tôn trọng và đối thoại
Đức Thánh Cha khẳng định rằng các giáo dân thánh hiến có một « ơn gọi biên giới », « mở ra những con đường ». Tuy nhiên, « anh chị em không phải lúc nào cũng được các mục tử biết đến và nhìn nhận, và sự thiếu tôn trọng này có lẽ đã khiến anh chị em rút lui, trốn tránh đối thoại, điều đó không đúng », Đức Thánh Cha lấy làm tiếc và đồng thời nhắc đến « những bối cảnh trong Giáo hội bị ngăn chặn bởi chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn là một sự đồi bại ».
Và Đức Thánh Cha ca ngợi « một bậc sống giữa đời diễm phúc đưa Giáo hội đến gần gũi mọi người nam và người nữ ». « Tôi nghĩ đến những xã hội mà quyền phụ nữ bị chà đạp (…) ở những nơi này, rất nhiều, trong chính trị, trong xã hội, trong văn hóa, nơi người ta từ bỏ suy nghĩ, người ta tuân theo xu hướng thống trị hay theo sự thuận tiện riêng của mình, đang khi anh chị em được kêu gọi để nhớ rằng số phận của mỗi người được liên kết với số phận của người khác ».
Một làn gió mới cho Giáo hội
Các thành viên của các tu hội đời được khuyến khích « cho thấy khuôn mặt của một Giáo hội cần phải khám phá lại chính mình trong hành trình với mọi người » và có thái độ đón tiếp đối với mọi người. Điều đó đòi hỏi « xóa bỏ những thói quen không còn nói với ai được nữa, phá bỏ những sơ đồ hạn chế lời loan báo, gợi ý những từ ngữ nhập thế, có khả năng đạt tới cuộc sống của con người vì họ được nuôi dưỡng bởi cuộc sống của họ chứ không phải bởi những ý tưởng trừu tượng ».
Cuối cùng, vấn đề là « làm cho bậc sống giữa đời hiện diện trong Giáo hội cách dịu dàng, không tự phụ nhưng cách quyết tâm và với quyền bính đến từ phục vụ », đồng thời lắng nghe Chúa Thánh Thần.
Đức Thánh Cha nói tiếp : « Về vấn đề này, điều quan trọng là các Chủ chăn của Giáo hội phải ở bên cạnh anh chị em để lắng nghe và và bao hàm anh chị em trong sự phân định các dấu chỉ thời đại này, vốn ghi dấu nhịp sống của sứ mạng ». Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự cảm kích về « sự đóng góp và hơi thở của thế giới mà anh chị em mang lại cho Giáo hội, bằng tất cả sự say mệ sống trong anh chị em. Anh chị em đừng mệt mỏi khi mang đến cho thế giới lời loan báo về sự sống mới, về tình huynh đệ phổ quát và hòa bình bền vững, là những món quà rực rỡ của Chúa phục sinh ».
Một hình thức đời sống thánh hiến được công nhận gần đây
Các tu hội đời đã được công nhận chính thức trong Giáo hội từ năm 1947, với tông hiến Provida Mater Ecclesia của Đức Piô XII. Bản văn này được tiếp nối bởi các tự sắc Primo Feliciter và Cum Sanctissimus năm 1948. Vai trò của họ được nêu rõ bởi công đồng Vatican II và Bộ Giáo luật 1983. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng đã đề cập đến họ trong tông huấn Vita Consecrata năm 1996.
Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nói với các tu hội đời, nhất là vào ngày 2/2 vừa qua, khi viết thư gởi cho chủ tịch của CMIS, nhân kỷ niệm 75 năm tông hiến Provida Mater Ecclesia.
Mỗi tu hội đời có các quy chế được công nhận hoặc bởi một Giám mục (các tu hội đời thuộc quyền giáo phận), hoặc bởi Rôma (các tu hội đời thuộc quyền giáo hoàng). Các lời khấn (khó nghèo, khiết tịnh trong sự độc thân và vâng phục) được tuyên khấn bởi các thành viên của các tu hội đời là những lời khấn công.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI
- CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »
- ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
- TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI