ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ BÁO CÁO SAUVÉ VÀ VỀ LÝ DO CHẤP NHẬN ĐƠN TỪ NHIỆM CỦA ĐỨC CHA AUPETIT
Hôm 6/12/2021, trên chuyến bay trở về Rôma sau chuyến tông du Síp và Hy Lạp, Đức Phanxicô đã trả lời cho câu hỏi của một phóng viên về trường hợp của Đức cha Michel Aupetit và về báo cáo Sauvé.
Cecile Chambraud (nhật báo Le Monde) : Hôm thứ Năm, khi chúng con đến, chúng con đã biết rằng Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ nhiệm của Đức Tổng Giám mục Paris, Đức cha Michel Aupetit. Tại sao có sự vội vàng như thế ? Và liên quan đến báo cáo Sauvé về các cuộc lạm dụng : Giáo hội đã có một trách nhiệm thể chế và hiện tượng này đã có một chiều kích hệ thống. Đức Thánh Cha nghĩ gì về lời tuyên bố này và nó có ý nghĩa gì cho Giáo hội hoàn vũ ?
Đức Phanxicô : Tôi bắt đầu bằng câu hỏi thứ hai. Khi chúng ta thực hiện những nghiên cứu này, cần phải thận trọng với những lối giải thích được đưa ra theo thời gian. Khi bạn thực hiện một nghiên cứu về một giai đoạn khá dài như thế, bạn có nguy cơ lầm lẫn cách thức nhìn nhận vấn đề cách đây 70 năm với cách thức nhìn nhận bây giờ. Tôi chỉ muốn nói điều này như một nguyên tắc : một hoàn cảnh lịch sử phải được giải thích với lối giải nghĩa của thời đó, chứ không phải của thời chúng ta.
Chẳng hạn, chế độ nô lệ. Chúng ta nói rằng đó là sự tàn bạo. Những cuộc lạm dụng cách đây 70 hay 100 năm là một sự tàn bạo. Nhưng cách thức mà chúng đã được sống không phải cùng cách thức như ngày nay : chẳng hạn, trong trường hợp các cuộc lạm dụng trong Giáo hội, thái độ đã là che đậy vụ việc. Một thái độ mà thật không may cũng được sử dụng trong nhiều gia đình, trong các khu phố. Chúng ta nói, không, điều này không được che đậy. Nhưng chúng ta phải luôn giải thích với lối giải nghĩa của thời đó, chứ không phải của thời chúng ta.
Chẳng hạn, nghiên cứu Indianapolis nổi tiếng đã bị tuyên bố vô hiệu do thiếu lối giải thích đúng đắn : một số điều là đúng, một số khác thì không. Chúng bị trộn lẫn. Việc phân đoạn thời gian là rất hữu ích. Liên quan đến báo cáo : tôi đã không đọc nó, tôi đã lắng nghe lời bình luận của các Giám mục Pháp. Các Giám mục sẽ đến gặp tôi trong tháng này và tôi sẽ yêu cầu họ giải thích nó cho tôi.
Liên quan đến trường hợp Aupetit, tôi tự hỏi ngài đã làm gì nghiêm trọng đến mức phải từ nhiệm ? Có ai trả lời cho tôi, ngài đã làm gì ?
Phóng viên : Chúng con không biết…một vấn đề quản trị hay điều gì đó…
Đức Phanxicô : Và nếu chúng ta không biết lời buộc tội, thì chúng ta không thể kết án…Trước khi trả lời, tôi sẽ nói : bạn hãy điều tra, bởi vì có nguy cơ khi nói : ngài đã bị kết án. Ai đã kết án ngài ? Dư luận, thói buôn chuyện…chúng ta không biết…Nếu bạn biết tại sao, hãy nói điều đó, nếu không tôi không thể trả lời.
Và bạn sẽ không biết điều đó bởi vì đó đã là sự sai lệch từ phía ngài, một sự sai lệch đối với điều răn thứ sáu, nhưng không hoàn toàn, những cái vuốt ve và những thư tín mà ngài đã làm…. Đó là lời cáo buộc. Đó là một tội nhưng đó không phải là một trong những tội nghiêm trọng nhất, bởi vì những tội xác thịt không phải là những tội nghiêm trọng nhất. Những tội nghiêm trọng nhất là những tội có đặc nét thiên thần nhất : kiêu ngạo, hận thù.
Vì thế, Aupetit là tội nhân, cũng như tôi – tôi không biết, liên quan đến bạn…có lẽ – như Phêrô, Giám mục mà Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Giáo hội. Làm thế nào mà cộng đoàn thời đó đã chấp nhận một Giám mục tội lỗi, và điều này, với một tội cũng như thiên thần là tội chối bỏ Chúa Kitô ! Bởi vì đó là một Giáo hội bình thường, quen cảm thấy mình luôn là tội lỗi. Đó đã là một Giáo hội khiêm tốn.
Chúng ta thấy rằng Giáo hội của chúng ta không có thói quen có một Giám mục tội lỗi. Chúng ta giả vờ nói : Giám mục của tôi là một vị thánh…Không, giống như cái mũ đỏ này, tất cả chúng ta đều là tội nhân. Nhưng khi thói buôn chuyện gia tăng, gia tăng, gia tăng cho đến độ hủy hoại thanh danh của một người, người đó sẽ không thể quản trị. Không phải vì người ấy đã mất thanh danh của mình không phải do tội lỗi của người ấy , vốn là một tội – như tội của Phêrô, như tội của tôi, như tội của bạn, nhưng do thói buôn chuyện của mọi người. Đó là lý do tại sao tôi đã chấp nhận đơn từ nhiệm của ngài, không phải trên bàn thờ của sự thật, nhưng trên bàn thờ của thói giả hình.
—————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ CÁC NĂM THÁNH: VIỆC MỞ CỬA THÁNH TRONG LỊCH SỬ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: THIÊN CHÚA CHỌN SINH RA CHO CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA: HỌC KHÁM PHÁ SỰ VĨ ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA TRONG SỰ NHỎ BÉ
- NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÃNH NHẬN ƠN TOÀN XÁ TRONG NĂM THÁNH
- ÂN XÁ NĂM THÁNH, CƠN MƯA LÒNG THƯƠNG XÓT CHO MỌI NGƯỜI
- CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ CẢ
- ĐỨC PHANXICÔ: NĂM THÁNH LÀ CƠ HỘI KHAI MỞ CÔNG TRƯỜNG TÂM HỒN CỦA CHÚNG TA
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA : THÁNH GIA NADARÉT, MẪU GƯƠNG ĐỐI THOẠI VÀ LẮNG NGHE
- PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO: TÒA GIẢI TỘI, CỬA THÁNH CHO TÂM HỒN
- VĂN PHÒNG PHỦ GIÁO HOÀNG : THÔNG TIN ĐẶT VÉ THAM DỰ CÁC BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG VÀ CÁC NGHI LỄ
- MỞ CỬA THÁNH ĐỀN THỜ LATÊRANÔ: “GIEO NIỀM HY VỌNG VÀ XÂY DỰNG TÌNH HUYNH ĐỆ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỞ CỬA THÁNH TẠI NHÀ TÙ REBIBBIA: “HÃY BÁM LẤY NIỀM HY VỌNG”
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP